- Biển số
- OF-47181
- Ngày cấp bằng
- 23/9/09
- Số km
- 1,494
- Động cơ
- 464,675 Mã lực
- Nơi ở
- Hà nội
- Website
- www.otofun.net
Làm ít vàng 999(ko chơi sjc lúc này) + ít usd ạGiờ cầm tiền mặt mua gì tránh lạm phát các cụ?
Làm ít vàng 999(ko chơi sjc lúc này) + ít usd ạGiờ cầm tiền mặt mua gì tránh lạm phát các cụ?
HihiCụ vui tính quá ! Giờ ôm đất 10 năm sau mới bán dc cụ nhé
Em lại cứ tưởng là khi lạm phát tăng cao gửi tiết kiệm chỉ tổ thiệt hại (như những năm 90). Và BĐS (cho thuê) sẽ là nơi trú ẩn an toàn chứ nhỉ. Vì khi lạm phát tức là tiền mất giá nghiêm trọng. Trong khi BĐS cho thuê (sản sinh được tiền và có thể mua đi bán lại) sẽ chống mất giá tốt, còn đất nền thổi giá thì em không nói.VN đã khủng hoảng lạm phát đâu mà cụ, phải hết năm nay, năm sau khi ls tái cấp vốn của NHNN lên trên 6%, lãi suất huy động trên 7%, tỉ giá chênh lệch chợ đen và chính thức vượt quá 3% thì lúc đấy mới bắt đầu, VN còn dư địa khoảng 1,5-2% và khoảng 2-3 quí nữa. Thị trường tài sản đầu cơ sẽ phản ánh tương lai sớm, như bđs, ck, tài chính, bảo hiểm sẽ có sự suy giảm nhanh và mạnh nhất, nếu có tài sản ở các mảng này thì nên thanh khoản sớm, có khoản nợ nào chưa đòi thì đòi sớm. Sau đó thị trường hàng hoá tiếp bước.
Nếu rơi vào chu kì này thì tài sản càng thanh khoản cao càng lợi, về mặt đầu tư : tiền gửi tiết kiệm, đô, vàng mỗi thứ ít. Còn kinh doanh thì cắt giảm và tối ưu chi phí, rút về phòng thủ, chờ sóng qua xem có thằng nào yếu thì ép nó chết hẳn rồi thâu tóm, thường qua làn sóng này kẻ có thực lực mới vượt qua, hiện nhiều doanh nghiệp lớn đánh hơi thấy đã ngừng tuyển dụng, cắt giảm nhân sự, tăng tiền mặt dự trữ…
Đấy là qui luật thấy vậy, chứ biến số còn nhiều, đặc biệt gói kích thích kinh tế VN, tình hình covid TQ, và đặc biệt khả năng xung đột biển đông và hoa đông
Lãi suất tiết kiệm luôn cao hơn tỉ lệ lạm phát mà cụ. Từ 2010-2020 lạm phát tiền tệ 60%, trong khi nếu gửi tiết kiệm cùng thời kì thì cụ nhân 2,5 số tiền ban đầu, tức 150%, với điều kiện là lãi cộng gốc tái tục ( ls thời kì này có lúc lên tới 15-18%, ngân hàng chi ngoài rất lớn). Cụ mua nhà cửa đầu tư cho thuê thì thanh khoản chậm khi muốn bán, bản chất lợi là cụ không dễ dàng rút vốn kiểu cắt ra ăn như gửi tiết kiệm, nên cảm thấy chốt bán cái được tấm được món, còn hại là với bối cảnh ls cao thì cụ bị thiệt kép, tức là giá trị bđs thì giảm, trong khi ls tiết kiệt tăng mạnh, cụ thiệt lớn, kể cả dòng tiền thuê cũng yếu do lạm phát cao, cầu yếu, kinh doanh suy giảm, tiền thuê cũng ko thể khả quan được.Em lại cứ tưởng là khi lạm phát tăng cao gửi tiết kiệm chỉ tổ thiệt hại (như những năm 90). Và BĐS (cho thuê) sẽ là nơi trú ẩn an toàn chứ nhỉ. Vì khi lạm phát tức là tiền mất giá nghiêm trọng. Trong khi BĐS cho thuê (sản sinh được tiền và có thể mua đi bán lại) sẽ chống mất giá tốt, còn đất nền thổi giá thì em không nói.
Ngân hàng là xương sống của đất nước, ai cho chết? Theo em hiểu thì mọi ngành có thể chết nhưng ngân hàng thì không vì nhà nước bảo kê rồi.em thấy cụ hỏi sai câu hỏi rồi, câu hỏi đúng phải là lạm phát thì ngành nào chết đầu tiên?: ngân hàng, vì khi lãi tiền gửi tăng cao thì tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của ngân hàng sẽ giảm mạnh, chưa kể những bất ổn trong nền kinh tế như ck hay bds đều ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng.
à mà lạm phát hiện tại cũng không giống với lạm phát 2008-2011 đâu, ít nhất thì nguyên nhân nó khác.
À, ý em nói là chết theo kiểu lợi nhuận sụt giảm, tình hình kinh doanh xấu đi thôi.Ngân hàng là xương sống của đất nước, ai cho chết? Theo em hiểu thì mọi ngành có thể chết nhưng ngân hàng thì không vì nhà nước bảo kê rồi.
Kiếm các công ty thủy điện mà mua cp nhé- Tài chính: chết sặc tiết vì lãi suất cao, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm.
- Ngân hàng: cũng toi vì lãi suất đầu vào cao trong khi nhu cầu vay tiêu dùng và đầu tư giảm (2 mỏ vàng của ngân hàng)
- Đầu tư công: mỗi khi lạm phát thì việc đầu tiên các chính phủ nghĩ đến là thắt chặt chính sách tài khoá và tiền tệ. Nếu tăng đầu tư công giai đoạn này thì ngang với đổ dầu vào lửa.
- Năng lượng: Có thể, may ra có ngành lọc dầu với buôn xăng dầu giai đoạn này làm ăn được. Điện đóm thì vứt, nhất là nhiệt điện do giá đầu vào tăng mạnh, đầu ra đứng im.
- Công nghệ: đang có làn sóng sa thải nhân viên công nghệ toàn cầu vì nhu cầu giảm sau đại dịch. Các DN công nghệ sống sót giai đoạn này đã là thành công, mơ gì tăng trưởng.
- Nhu yếu phẩm: Do lạm phát tăng cao nên người dân có xu hướng tiết kiệm hơn, kể cả nhu yếu phẩm cũng sẽ được sử dụng dè xẻn hơn, khó mà có sự tăng trưởng.
- Bảo hiểm: toi đặc vì lãi suất ngân hàng tăng mạnh, sản phẩm bảo hiểm trở nên kém hấp dẫn. Dân tình thu nhập giảm tiền đâu mà đóng bảo hiểm.
nửa tỉ bạc căn xà lim này ạGiờ cầm tiền mặt mua gì tránh lạm phát các cụ?
Vâng, cám ơn cụ, chúng ta chỉ trao đổi ý kiến thôi mà, chứ có phải cãi nhau đâuLãi suất tiết kiệm luôn cao hơn tỉ lệ lạm phát mà cụ. Từ 2010-2020 lạm phát tiền tệ 60%, trong khi nếu gửi tiết kiệm cùng thời kì thì cụ nhân 2,5 số tiền ban đầu, tức 150%, với điều kiện là lãi cộng gốc tái tục ( ls thời kì này có lúc lên tới 15-18%, ngân hàng chi ngoài rất lớn). Cụ mua nhà cửa đầu tư cho thuê thì thanh khoản chậm khi muốn bán, bản chất lợi là cụ không dễ dàng rút vốn kiểu cắt ra ăn như gửi tiết kiệm, nên cảm thấy chốt bán cái được tấm được món, còn hại là với bối cảnh ls cao thì cụ bị thiệt kép, tức là giá trị bđs thì giảm, trong khi ls tiết kiệt tăng mạnh, cụ thiệt lớn, kể cả dòng tiền thuê cũng yếu do lạm phát cao, cầu yếu, kinh doanh suy giảm, tiền thuê cũng ko thể khả quan được.
Đây là ngu kiến của em thôi, phân tích cho vui nhé, các cụ cũng ko nên làm theo, mỗi người có cách đầu tư khác nhau. Biết đâu lạm phát cao, giá nhà lại tăng mạnh