Không hiểuXem người trong giang hồ nhỉ
Không hiểuXem người trong giang hồ nhỉ
Nhường tất. Phỏng cụ?Hồi bé em toàn bị bắt nạt, hoảng sợ lắm. dần dần nó quen đi. Khi nào có thằng bắt nạt mình thì em xin lỗi nó luôn. Cứ bảo thẳng với nó là tớ đứng yên cho bạn đánh. Nếu tớ có gì sai thì cho tớ xin lỗi. Đấy. Cơ bản là thằng bắt nạt thì tâm lý nó muốn thằng khác phải hoảng sợ, sợ mình thì nó mới sung sướng, nó không đạt được cái điều đấy thì nó chán thôi.
Đến giờ em vẫn thế, chẳng may có va chạm gì là em xin lỗi trước luôn. Xã hội giờ lắm thằng điên khùng, găng lên thì lại béo các phần tử khác, thiệt mình.
Cụ xem phim người trong giang hồ sẽ hiểuKhông hiểu
y chang con mình, và tóm lại phải cho nó chút võ tự vệ để phòng thân, đặc biệt l;à giáo dục nó để 1 là k để bị đánh vì thế là hèn, 2 là nếu thấy địch đông hoặc quá mạnh thì phải biết lùi hoặc biến chứ k làm anh hùng.Em dạy con em là mọi chuyện chỉ nên có lần thứ 2, và chấp nhận thua cuộc một lần dù phải đổ máu, nhưng chắc chắn sẽ không bị lần tiếp theo. Táng thẳng tay cho bố nếu ai đó trêu trọc hoặc đánh con lần thứ hai. Em cũng đang cho con theo học Vovinam.
hay đấy.Có lẽ nên cho nó đi học võ
Phải thế thôi cụ ạ. Nhường nhịn mãi là tự sát. Trên tất cả, em luôn dạy con em quy tắc số 1 là làm bạn hài hòa với tất cả mọi bạn khác trước nhất. Sau mới dạy đến quy tắc số 2 là phản kháng. Và muốn phản kháng thì phải biết chút nghệ nên em cho cháu học chút Vovinam, trước là cho khỏe người, sau là có chút phòng thân. Đánh đấm nhau, chưa bao giờ là điều nên làm.y chang con mình, và tóm lại phải cho nó chút võ tự vệ để phòng thân, đặc biệt l;à giáo dục nó để 1 là k để bị đánh vì thế là hèn, 2 là nếu thấy địch đông hoặc quá mạnh thì phải biết lùi hoặc biến chứ k làm anh hùng.
Nhà cháu giống cụ, hồi học cấp 2 có thằng học cùng lớp suốt ngày nó trêu nhà cháu, mình nhịn nó cứ làm tới, một hôm điên quá, nhà cháu đạp cho nó 1 phát, từ đấy về sau không thấy nó trêu đùa quá nữa.Thế hệ nào cũng vậy, tự sẽ có cách giải quyết. Hồi đi học có cụ mợ nào mà không bị bắt nạt không. Em còn nhớ lên c3 em vẫn bị thằng cùng lớp bắt nạt, mách cô chủ nhiệm mà nó vẫn thế, em điên oánh mẹ với nó 1 trận thế là lần sau thôi không dám làm gì em nữa.
Chắc trước bị thông nhiều thấy đau không còn sướng nữa chuyển về chính hệ đúng ko?Hồi bé em cũng bị trêu là pê đê vì hay chơi với các bạn nữ , các bạn nữ cũng tưởng em pd nên toàn chơi với em , thích thích là ...
TS với BS chuyên khoa chả tư vấn được gì về pwhowng án xử lý, chỉ thêm dầu vào lửa dọa dẫm phụ huynh về hậu quả nguy hiểm ... chắc để câu kéo thêm khách. Bố tổ!Đọc báo sáng em thấy tình huống này không hiếm. Theo các cụ thì xử lý như nào?
Em định cho con đi học võ, có gì tự vệ và tự xử lý.
Thứ sáu, 6/10/2017 | 01:00 GMT+7
Phụ huynh lúng túng khi con bị bắt nạt ở trường
Nói với cô giáo để xử lý nhóm học sinh hay bắt nạt con trên lớp, hôm sau chị Loan ân hận vì con lại bị đánh vì "mách lẻo". 10 năm ám ảnh vì bị bắt nạt ở trường tiểu học
Những ngày này gia đình chị Loan (Hà Nội) đau đầu chuyện con trai học lớp 4 không chịu đến lớp vì bị bạn bắt nạt ở trường. Từ tháng 9, lớp của Minh có một nam sinh ở trường khác chuyển tới. Em này hay bị đám con trai chế giễu, đặt biệt danh vì thích chơi cùng bạn nữ. Là tổ trưởng, Minh vài lần lên tiếng bênh vực thì bị đám bạn bảo "cũng là pê đê sao mà nói đỡ".
Khi Minh dọa mách cô giáo, nhóm nam sinh quây lại thách thức. Từ đó, mỗi ngày nhóm học sinh kia lại lần lượt đi qua chỗ Minh chế giễu vài câu hoặc dúi đầu em xuống bàn.
Ban đầu nghe con kể chuyện, vợ chồng chị Loan chỉ nghĩ đó là chuyện trẻ con nên bỏ qua. Khi Minh có biểu hiện chán học, sợ đến trường, chị Loan tới gặp giáo viên nhờ can thiệp.
"Tôi nghĩ cô giáo răn đe, đám trẻ sẽ sợ ngay và không dám làm gì nữa. Nhưng tôi đã nhầm. Hôm sau con đi học về mắt sưng lên vì khóc, người nhiều vết tím bởi bị bạn đánh trả thù", người mẹ kể. Chị lo lắng không biết giải quyết chuyện ở lớp cho con như thế nào, trong khi con trai không chịu đến trường.
Một phụ huynh khác cho biết từng loay hoay tìm cách giúp con xử lý chuyện bị bắt nạt. Nam sinh này sau lần đạt giải một cuộc thi của trường đã kiêu ngạo với các bạn học kém nên bị ghét. Đầu tiên em bị bạn trai "đầu gấu" nhất lớp đập mạnh vào vai, khi kháng cự thì bị đánh thêm vào người.
Biết chuyện, phụ huynh tức giận lên gặp giáo viên và cùng xử lý học sinh "đầu gấu". Sau lần đó, con trai chị vẫn bị bạn đập vào người với lý do "tại ngồi gần cửa nên va vào". "Cô giáo đổi chỗ cho con xuống cuối lớp, gần chỗ uống nước để tránh bị lỡ tay va phải, nhưng người bạn kia lại rủ một nhóm lần lượt xuống uống nước để lấy cớ va chạm", phụ huynh kể.
Người mẹ không chuyển lớp cho con vì nghĩ sắp lên cấp 2, thay đổi môi trường sẽ không tốt cho việc học. Tuy nhiên, sau một kỳ học bị bắt nạt, con trai chị bị trầm cảm. Sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, em không chịu đi học, khóc lóc, giật phù hiệu trường trên áo đồng phục... khiến bố mẹ hoảng sợ. Chị sau đó phải tìm đến chuyên gia tâm lý giáo dục nhờ chỉ hướng giải quyết.
Những phụ huynh có con thường xuyên bắt nạt bạn cũng đau đầu khi liên tục bị cô giáo, phụ huynh, học sinh trách tội con. "23h vẫn có phụ huynh gọi điện trách cứ chuyện con gái tôi cắt chỏm tóc, chế giễu bạn... Có chị quát um lên, nói tôi không biết dạy con. Vừa tức vì bị mắng nhiền lần, tôi vừa xấu hổ và không biết cách nào thay đổi tính bướng bỉnh của con gái", chị Nga (Hà Nội) kể.
Phụ huynh này cho biết, đã nhiều lần nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích đúng sai, cả răn đe bằng đòn ron cho con. Song con gái lớp 5 chỉ ngoan ngoãn một thời gian rồi tiếp tục gây chuyện.
TS Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, qua nhiều lần được phụ huynh chia sẻ chuyện con bị bắt nạt nhận thấy sự lúng túng của cha mẹ trong ứng xử khi con bị khủng hoảng. "Rất nhiều người mẹ đã mất ngủ, khóc thương con. Điều này làm trẻ càng sợ hãi, nghĩ mình kém cỏi và không dám tự giải quyết vấn đề", bà Hương phân tích.
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần học Lã Thị Bưởi cũng chỉ ra nhiều sai lầm của phụ huynh khi tiếp nhận thông tin con bị bắt nạt ở trường. Một số coi đó là chuyện vặt của trẻ con, chỉ cười cho qua; số khác nổi đóa trách "sao lại để bạn đánh", hoặc răn dạy hàng loạt điều "con phải làm"... Những cách này sẽ khiến trẻ tủi thân vì không được bố mẹ đồng cảm, các sự cố sau đó trẻ không chia sẻ nữa.
Cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu gia đình và giới (năm 2011-2012) cho thấy, 41% trẻ vị thành niên "đồng ý" và 29% "đồng ý một phần" với nhận định lúc khó khăn thấy nói chuyện với người ngoài dễ hơn nói với người trong gia đình. Nghiên cứu về gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các tổ chức khác tiến hành cũng chỉ ra, chỉ 26,9% trẻ vị thành niên tâm sự với mẹ, 12,4% với anh chị và 2,6% với bố.
*Tên nhân vật đã thay đổi.
Quỳnh Trang
Nguồn:
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/phu-huynh-lung-tung-khi-con-bi-bat-nat-o-truong-3650672.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn
Rách việc ! Cứ huấn luyện cho F1 biết cách táng nhau với mấy thằng bắt nạt nó. Chỉ cần nó có chia sẻ với mình lý do cần phải tự vệ.Cách giải quyết ổn thỏa thì chẳng thấy nói quặc gì.
Em rất ghét cái kiểu tư vấn nửa vời thế này.
Kinh nghiệm thực tế của cụ hay chỉ là cụ nghĩ ra thôi vậy?Theo e bắt nạt có 2 dạng: thể chất (đấm, đánh) và tinh thần (trêu, cười cợt, chê bai, rủ nhau ko chơi ...) và cả 2 đều hậu quả như nhau. Mỗi kiểu bắt nạt có 1 kiểu giải quyết khác nhau.
- Về thể chất thì cho con học võ với lớp nhỏ và 1,2 năm ko giải quyết vấn đề gì cả vì thằng trùm nó thường rất lỳ nó thường cân cả team là bình thường chưa nói bọn nó bầy đàn và hội với nhau nên có bảo con đánh lại thì cũng ko giải quyết gì cả trong khi con hổ mà có lá gan chuột nhắt thì cũng vậy thôi. Nếu thấy con ko ăn được về chiến thể chất hoặc tính tình con ko thể thì ko nên dùng. Báo với giáo viên sẽ 1,2 lần cô giáo ko làm gì cả vuì giờ cô cũng ko dám đánh như trước mà dọa thì 1-2 lần nó thì nó thấy ko sao nó cũng chẳng sợ (trong khi nó bắt nạt đánh vài đứa chứ ko chỉ con mình nên nó là cá biệt rồi vì cô dọa nó là cơm bữa). Mà báo với cô giáo nó ko sợ thì nó càng làm quá vì nó nghĩ vì con mình nó càng đánh tợn. Nếu có thể có thể nói riêng với bố mẹ nó cho bố mẹ nó bảo nhưng vấn đề bố mẹ nó phải biết nghĩ còn ko thì theo em phải đến xin phép cô cho nói chuyện trực tiếp với nó, gọi cả hội ra và cả con mình ko bao giờ được dọa nó mà nói chuyện tình cảm như bố mẹ nó thôi: Cô chú thấy con hay đánh bạn abc con chú và chú nghĩ con sẽ ko được lặp lại chuyện đó 1 lần nữa vì nó là rất sai trái. và lần này chú nói chuyện với các con là lần cuối và nếu còn lặp lại chú sẽ tìm mọi cách cả cô giáo, bố mẹ cháu và cách khác để chấm dứt chuyện này vì cháu nghĩ xem nếu là cháu bị đánh thì cháu sẽ ko để mãi thế dc. Cháu rất hiểu biết nên chú nghĩ cháu sẽ ko làm thế nữa. bác hay chú muốn mọi chuyện cũ cho qua và các cháu sẽ là bạn với nhau và bảo vệ nhau thì chú rất mừng. Và hàng ngày nên đưa con đi học cùng con và đưa con vào tận lớp để bạn đó nhìn thấy cho đên khi hỏi con ko thấy nữa. Chịu khó nói chuyện với thằng bắt nạt hỏi han xem còn đánh bạn nữa ko và khuyên nhủ các cháu đừng bắt nạt cả con mình cả các bạn khác.
- Về tinh thần thì phải do mình thôi phải quan tâm con hơn nó chê nhà nghèo thì mình giải thích sao, nó chê con mình đàn bà thì mình phải làm sao, nó chê con mình xấu trai thì phải sao, nó chê con mình học dốt..... thì mình phải giải thích tạo cho con sự tự tin, cái bắt nạt tinh thần nó ghê gớm hơn về thể chất nhiều.
- Do vậy học phí cao mà con được tự tin phát triển, ko phải xô bồ ko phải bon chen quá sớm cũng là cách hay chứ ko chỉ là để học giỏi hay chỉ có thầy giỏi. môi trường rất quan trọng. Nếu thấy mình biết mà ko giải quyết dc thì đừng hy vọng con mình nó tự đấu tranh sinh tồn dc đó là chưa tròn trách nhiệm ông bố bà mẹ. Thay đổi môi trường để con mình chỉ ganh đua học hành chứ đừng ganh nhau về đánh nhau là tốt nhất.
Có vẻ nghe hơi thô bạo nhưng em cũng giống cụ và 1 số cụ có còm trên này.Rách việc ! Cứ huấn luyện cho F1 biết cách táng nhau với mấy thằng bắt nạt nó. Chỉ cần nó có chia sẻ với mình lý do cần phải tự vệ.
Nếu lý do hợp lý, em là em không phản đối !