Em thấy chị thớt đọc 0 kỹ, phản hồi nhiều còm có mùi giận dỗi. Điển hình có còm mấy trang trước gợi ý chị thớt sang chợ đăng bài bán hàng thêm thu nhập khi đủ post thì chị kêu tự trọng chị cao 0 thèm làm, chị 0 hiểu ý người ta.
Còn ở còm này em đoán chị học JDS hoặc MEXT. Nhõn 2 cái này thì thằng chú phỉnh Nhật nó mới đài thọ 100% cho chị đi phỏng ah? Còm của cụ trước chả sai, chị lại đi phản hồi bằng giọng giận dỗi lần nữa, đọc chả thấy chỗ nào được cả. (cái này em góp ý riêng, chị 0 thích thì thôi). Riêng em thấy HB Nhật là kém cạnh tranh nhất trong tất cả các nước phát triển. Chị thử apply Chevening hay Fulbright đi thì biết cạnh tranh trong ngành kinh tế của các HB Nhật chỉ là mắt muỗi. Chưa kể các HB của Nhật danh tiếng (reputation) chỉ ở mức trung bình. Điều này cũng làm giảm độ canh tranh trong bản thân các HB Nhật đi nhiều. (Nếu em nhớ 0 nhầm thì vài năm trở lại đây thường có tình trạng các ứng viên sau khi biết mình đỗ hb du học Âu Mỹ kém tiếng hơn, lập tức bỏ JDS/Mext dù cũng đã đỗ 2 HB này).
Còn cái dạng tiềm năng như chị nói thì rất tiếc phải thưa với chị rằng, tùy từng năm, tùy từng danh mục ưu tiên đầu tư của nước trao HB đối với VN mà họ xếp ngành nào được chọn. Ví dụ, ngành hạ tầng hoặc nông nghiệp, nếu apply JDS thì khả năng đạt cao, nhưng apply Chevening thì loại ngay vòng gửi xe vì bọn Anh 0 ưu tiên cái đấy. Cho nên, "để được Nhật cho vào diện tiềm năng" như chị nói chẳng qua chỉ là trò may rủi.
Đồng ý với chị rằng học ở đâu cũng cần trau dồi, nhưng hãy chỉ xét đến 1 khía cạnh ở đây là năng lực ngoại ngữ. Nếu học theo đường Mext thì Nhật ngữ 0 bàn, còn với JDS, đúng như cụ trước nói, là "bâng khuâng giữa 2 dòng nước". Tiếng Anh tầm phào còn tiếng Nhật chỉ biết chào. Bạn em cũng học JDS về 1 2 đứa mà, về đi học ACET lại hết cả lượt.
Quay lại vấn đề chính. Bằng chính còm này của chị, chị cho rằng những người được học bổng Nhật về thuộc dạng tiềm năng và sẽ gắn bó với nghiệp 3 cọc 3 đồng, vậy thì đúng là như thế và 0 có lí do gì để than thở hết. Những người này, như chị, đang làm đúng kỳ vọng của chính phủ Nhật là bồi dưỡng 1 thế hệ có năng lực chuyên môn khá trong chính quyền VN, có khả năng làm cầu nối tăng cường quan hệ giữa 2 nước về khoa giáo và kinh tài. Chị, cũng như những alumni Nhật khác có quyền tự hào mình là 1 kết quả đầu tư đích đáng. Và vì vậy, đừng xin lời khuyên bỏ nhà nước.
Hehe, nô bộc giờ mới hết việc trả lời các ông chủ bà chủ. Thôi thì ông chủ bà chủ chê trình thấp kém, chó ngáp phải ruồi cũng ko sao, mạng ảo mà, có ai biết ai đâu. Tuy nhiên, cũng nói để các ông bà chủ mở mang đầu óc tý xíu
1. Nếu vào công chức các bộ không có ngữ bằng Trung bình khá đâu, dân lập cũng được nhưng phải loại 1 chữ (Khá, giỏi).
2. Đúng là Nhật ko yêu cầu tiếng Anh quá cao, tuy nhiên cạnh tranh cũng khá cao, nhất là những năm có mở cho khối tư nhân. Cạnh tranh giữa nguoi cơ quan nhà nuuóc cũng khá cao, nhất là khối kinh tế. Một số ngành đc ưu tiên hơn như Nông nghiệp, giao thông...nhưng sinh viên những ngành đó ra trường, học tiếng anh tuong đối tốt lại chấp nhận làm nhà nuoc luong 3 cọc 3 đồng thì việc có học bổng cũng là cái để họ phấn đấu gắn bó với nhà nuoc. Ngoài ra, đối tác Nhật hay bất cứ nuóc nào khi cấp học bổng đều xem đối tượng có tiềm năng không. Để nó cho vào diện tiềm năng cũng ko đơn giản, Nhật thực dụng mà.
3. Học ở đâu cũng vậy, làm ở đâu cũng thế, cũng đòi hỏi sự nỗ lực và ngoài kiến thức chuyên môn còn là sự học tập các yếu tố khác nữa. Nhật là nuoc tiên tiến nên chắc ko ít cái để học đâu các ông bà chủ ah.