- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,680
- Động cơ
- 912,435 Mã lực
Bác tìm cái hướng dẫn nào viết "cắt côn từ từ" trích lên đây thử xem!Lái số sàn đương nhiên phải chịu khó sang số, tay gần như thủ sẵn trên cần chứ ít khi ôm được cả 2 tay vào vô lăng rồi.
Cháu chỉ không đồng ý với cụ cái đoạn nhả côn "dứt khoát" thôi. Trong tất cả hướng dẫn lái xe người ta đều bảo nhả côn từ từ, ga vào từ từ mà.
Cơ bản là cháu chưa tưởng tượng ra kiểu lái xe mà nhả dứt khoát, chỉ thấy đạp côn huỵch 1 cái thì chuẩn thôi ạ.
Với cả nếu nhả côn nhanh, dùng ga và phanh nhiều theo cháu mới là hao xăng, hại máy chứ ?
Đi xe số sàn kiêng nhất là rà côn. Rà tức là để các lá côn trượt ma sát trên cái đĩa côn. Cũng như phanh bị rà thì côn bị rà cũng mau mòn!
Ngay cả động tác nhả côn, nếu thạo người ta cũng sẽ tránh được rà bằng cách đồng tốc (tốc độ của cả 2 phần bằng nhau lúc côn bắt).
Các bác học bây giờ không được các thầy hướng dẫn chi tiết động tác nhả côn. Câu đơn giản là "côn ra - ga vào", nhưng không phải cứ từ từ ra và từ từ vào. Vì người mới học lái, chưa quen các thầy mới nhắc "từ từ" để xe không chết máy hay giật lúc nhả côn. Nhưng người lái quen xe khi nhả côn, phần đầu người ta sẽ nhả rất nhanh, khi gần đến điểm côn bắt thì mới chậm lại và nhấn ga (ngày xưa hay dùng từ "vù ga"), ga được nhấn hơi sâu hơn mức bình thường ở số đó với tốc độ đang chạy một chút và tùy độ thành thạo côn lại được nhả tiếp nhanh hay chậm. Do ga nhấn vào đã đưa vòng tua máy lên để 2 phần chuyển động và nhận chuyển động của bộ côn lên cùng tốc độ khi côn bắt, hầu như chúng chẳng bị trượt lên nhau, chúng chẳng bị mòn. Sau khi côn bắt người ta mới tiếp tục ga lên (nếu muốn tăng tốc) hay nhả ga (nếu muốn sử dụng số thành phanh). Xe bị chết máy hạy giật hay không còn phụ thuộc cả vào mức ga sau khi côn bắt.
Người lái lâu năm, khi lên 1 cái xe mới họ cũng dò điểm bắt côn, tuy ngay lập tức không nhanh được như với 1 cái xe quen và mức ga cũng phải cao hơn, nhưng không "từ từ" và ga không rú.
Các đi của các bác "từ từ" mớm côn thì ngược lại, các lá côn thường xuyên trượt trên bánh gang nên chúng rất chóng bị mòn (như là các lá phanh với đĩa phanh).
Chỉnh sửa cuối: