Theo các báo cáo biên độ lợi nhuận của các nhà bank đang quá cao (Nhiều bank lợi nhuận nghìn tỷ)
<p>Có 3 ngân hàng trong top 10 ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong năm vừa qua. Theo đó, bảng xếp hạng lợi nhuận có sự xáo trộn mạnh.</p>
vietnamnet.vn
Bản chất bank là doanh nghiệp nên nó cần lãi nhưng biên độ lãi quá cao nó ăn phần của các doanh nghiệp sản xuất làm cho doanh nghiệp khó phát triển và tái đầu tư. Vậy hiện nay vẫn nên để LS huy động dương để thu hút vốn XH (Làm éo gì có cả XH đi đầu tư mới khởi nghiệp) và ép phần biên độ lãi của bank xuống thấp nhất có thể để ba chủ thể - Người gửi bank - bank - doanh nghiệp đều cảm thấy có lợi. Bản chất bank điều tiết tiền thì nó ăn lãi vừa phải hợp lý thôi chứ ngập mồm thế thì bên doanh nghiệp sx sống sao. Đây chỉ là ý kiến nhìn nhận đơn giản thằng bank không phải tạo ra của cải vật chất mà các doanh nghiệp sx. Vậy nên điều tiết miếng bánh lợi nhuận sao cho hợp lý cân bằng thì XH mới phát triển bền được.
Bank là nhóm bóc lột người lao động đứng thứ 2 sau nhóm đứng thứ nhất là những người gửi tiền vào bank lấy lãi. Họ không làm gì cả, không hề tham gia SX trực tiếp hay vạch ra kế hoạch, chủ huy SX (sản xuất gián tiếp) nhưng lợi nhuận mà họ thu được là cao nhất.
Giờ chúng ta thử nhẩm tính thế này:
1. Bỏ tiền túi ra 1 tỷ đầu tư kinh doanh, nếu sau 1 năm dễ dàng kiếm được 1,1 tỷ (10%/năm) thì liệu những người gửi tiền vào bank lấy lãi có gửi vào bank nữa không (vì gửi vào bank chỉ tầm 6%/năm). Do vậy, đầu tư vào bất kỳ đâu để kiếm lợi nhuận 10%/năm là không hề dễ dàng.
2. Những người kinh doanh sản xuât, bởi vì muốn tạo ra công ăn việc làm cho chính bản thân họ và những người lao động khác, họ chấp nhận đi vay 1 tỷ với lãi suất 10%/năm, để rồi cuối năm họ không nhận được đồng nào từ khoản lơi nhuận sinh ra (giá trị thặng dư 10% trên tổng số vốn) trong quá trình SX đó. Họ và người lao động chỉ nhận được tiền công mà họ đã bỏ ra trong quá trình SX.
3. Giá trị thăng dư này (10% lợi nhuận), ngân hàng lấy 4% và người gửi tiền lấy 6%. Trong số 4% mà nhân hàng lấy, nhân hàng còn phải chi vào việc ghi chép sổ sách (cơ sở hạ tầng), giải quyết hồ sơ vay, thẩm định gói vay, thu lãi vay, ... nên lợi nhuận NH thu được cũng chỉ tầm 1,5%. Còn người gửi tiền thì sao? Họ chả làm gì cả, mọi thứ đã có ngân hàng làm tất, họ chỉ ngồi chơi không nhưng hưởng đến 6% lơi nhuận sinh ra trong quá trình SX. Há chẳng phải họ đang "ngồi mát ăn bát vàng" sao? Có phải họ là ngươi bóc lột nặng nề nhất (thứ nhì là NH) công sức của những người lao động và người chủ sản xuất kinh doanh sao?
Bởi vậy, nếu ta đưa lãi suất tiền gửi về bằng 0% và đưa ra mức chênh lệch cho bank là 1,5% (để đảm bảo chi phí vận hành của bank) thì ta sẽ triệt tiêu được sự bóc lột của những người gửi tiền kiếm lãi và nhóm buôn tiền hưởng chênh lệch (gọi chung là tư bản tiền tệ). Từ đó, ta phân phối lợi nhuận 8,5% thu được (10% - 1,5%) này cho chủ SX kinh doanh và người lao động trực tiếp, đảm bảo xã hội được công bằng, không còn hiện tượng người bóc lột người.
Trả lời cho câu hỏi nếu ls tiền gửi 0% thì NH lấy tiền đâu để cho vay? Cái này em đã nói ở các post trước rồi, đó là ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ việc ban hành Luật Thuế tài sản; quy định giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, trả lương, ... với số tiền lớn (từ 5 triệu trở lên) phải thông qua chuyển khoản (tức là hạn chế đến mức thấp nhất giao dịch tiền mặt); Phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong việc chống rửa tiền, giám sát, xử lý tài sản bất minh, ...
Vấn đề về lạm phát, chống lạm phát, ... thì cũng phải có giải pháp cụ thể. Việc sử dụng giải pháp giảm lượng tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất cũng chỉ là giải pháp tính thế, bất đắc dĩ vì nó vốn không kích thích được nền SX hàng hóa. Đúng ra là chúng ta phải tăng SX hàng hóa để đáp ứng nhu cầu nhằm chống tăng giá nó sẽ ổn hơn vì nó kich thích được nền SX hàng hóa, làm cho của cải SX ra nhiều hơn, nến kinh tế quốc gia ngày càng to hơn, lớn hơn. Tuy nhiên việc SX hàng hóa quá nhiều có thể dẫn đến khung hoảng thừa, làm cho nhiên đơn vị SX không bán được hàng, lỗ vốn, phá sản, ... thì cũng là một dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế.
Bởi vậy, việc duy trì mức lạm phát ở mức độ vừa đủ là động lực tốt cho phát triển kinh tế (vì lúc nào cũng kích thích nền SX hàng hóa tăng SX để đáp ứng nhu cầu), chứ nếu hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất thì không hay ho lắm đâu. Nền SX thì giậm chân tại chỗ còn người tiêu dùng thì không đủ tiền để mua nhằm thỏa mãn như câu ngày càng tăng của họ.