Lại phong phanh sát nhập Ngân hàng

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực
Đã đọc thưa cụ.
"Phong thanh" là từ Hán Việt, hiểu nôm là "tiếng gió", dùng để chỉ việc nghe đồn thổi chưa rõ ràng (nghe hơi gió).
"Sáp nhập" cũng là một từ Hán Việt, nhiều người không biết vẫn cứ viết sai thành "sát nhập". Trong cuộc điều tra về việc sử dụng ngôn ngữ của người Việt hiện nay, khá nhiều người trong số những người dùng sai từ này đều giải thích: "sát" là vì ở cạnh, nên mới "nhập" được. Đây là cách giải thích cảm tính cá nhân, không căn cứ trên các quy tắc về ngữ học. "Sáp nhập" là một động từ kép, dùng để chỉ hành động đưa hai vật lại gần và chạm vào nhau (sáp) để hòa thành một (nhập).
Rất tiếc không có bộ gõ tiếng Hán trên máy để nhà cháu phân tích sâu hơn các nét chữ tượng hình hầu các cụ rõ hơn.
Nên" "Lại phong thanh sáp nhập ngân hàng" mới là đúng, muốn nói gì đi nữa vẫn là ngụy biện.

Em có nói là em đúng đâu. Em đã nhận sai rồi mà. Em đã giải thích với các cụ ở đây, sao cụ còn mổ xẻ làm gì nhỉ?
 

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực
cụ fun quá :))
cụ làm e nhớ tới hãng hàng không TANGTOC :D
Hãng hàng không đó chết rồi nhưng mấy cái bank kia chắc chắn vẫn sống , đặc biệt là bank thứ 2 =)) (nhu cầu của quý ông cao thế cơ mờ)
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
sát nhập cũng tốt, giờ 1 tuyến phố có hàng chục ngân hàng. dịch vụ thì thằng nào cũng như nhau cả
Thế cũng nên sát nhập luôn bọn bán điện thoại di động, bọn bán hàng rau ... Khiếp trong một cái chợ có mấy chục hàng rau.
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,751
Động cơ
555,623 Mã lực

kharma

Xe tải
Biển số
OF-49456
Ngày cấp bằng
25/10/09
Số km
275
Động cơ
460,090 Mã lực
có phải TIENPHONG không cụ chủ ?
 

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực

tuanmilo

Xe tải
Biển số
OF-3308
Ngày cấp bằng
8/2/07
Số km
313
Động cơ
559,050 Mã lực
Có phải 14 chứ không phải 4 ngân hàng hả bác?

14 ngân hàng đang khó khăn về thanh khoản Thứ hai, 19/12/2011 16:47 Hết tháng 10, nợ xấu chiếm gần 3,4% tổng dư nợ. Có 6 tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).VnEconomy dẫn báo cáo của Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến trình bày tại Hội nghị ngành ngân hàng ngày 17/12 cho biết, đến tháng 10/2011, các ngân hàng thương mại nhà nước đáp ứng khá tốt quy định tỷ lệ khả năng chi trả 15% vào ngày hôm sau và 100% trong 7 ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, ở khối cổ phần có 5 trong số 37 đơn vị vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả và hiện tại, có 14 ngân hàng thương mại yếu kém đã và đang rất khó khăn về thanh khoản.

Đối với khối ngân hàng nước ngoài, có 21 đơn vị vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả, chủ yếu trong thời gian từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011 và vi phạm khả năng chi trả đối với VND. Tuy nhiên, nhóm này lại không có biểu hiện mất thanh khoản.

Ông Tiến cũng cho biết, việc quy định tỷ lệ khả năng chi trả như trên chỉ phù hợp trong điều kiện bình thường. Còn khi thị trường biến động bất thường, quy định trên không còn phù hợp do việc xác định các kỳ hạn của “tài sản Có” và “tài sản Nợ” không diễn ra như kế hoạch.

Bởi vậy, một số đơn vị mặc dù duy trì đúng tỷ lệ khả năng chi trả theo Thông tư 13 nhưng vẫn căng thẳng thanh khoản và thiếu hụt thanh khoản, buộc phải nhờ đến trợ giúp từ Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo Vneconomy, đối với tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (CAR), trong tháng 10/2011, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đạt 11,92%, cao hơn 0,9% so với tháng 12/2010 do vốn tự có tăng trưởng khá, nhưng vẫn có 6 tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ này, gồm TinNghiaBank, SCB, Công ty Tài chính Bưu điện…

Ngoài ra, theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay toàn hệ thống còn 4 đơn vị chưa đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định, trong đó có 3 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính.

Tính đến hết tháng 10/2011, nợ xấu toàn hệ thống lên tới 3,39% tổng dư nợ, tương đương 85,3 nghìn tỷ đồng, tăng 35,5 nghìn so với cuối 2010. Nợ xấu có thể chưa dừng ở con số trên vì các tổ chức tín dụng áp dụng việc phân loại nợ chưa đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Thông tư 13 ban hành ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước, điều 12 quy định, cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp để đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.

Trong 7 ngày tiếp theo, tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng 100%.

Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay bao gồm số dư tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ và tại Ngân hàng Nhà nước.

Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi và giá trị sổ sách của vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng.

Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, công trái, tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của Ngân hàng Phát triển.

Giá trị sổ sách của các chứng khoán được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng Nợ phải trả...

Theo điều 4 Thông tư 13, tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng.
Theo Nguyễn Hoà
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top