- Biển số
- OF-18389
- Ngày cấp bằng
- 9/7/08
- Số km
- 4,393
- Động cơ
- 547,828 Mã lực
..."
50 năm trước, căn cứ tối mật Mỹ thất thủ bởi đặc công Việt Nam
50 năm trước, một căn cứ tối mật của Mỹ trên đỉnh núi ở Lào bị đặc công tinh nhuệ Việt Nam tấn công. Chỉ 6 trong tổng số 18 nhân viên CIA và lính không quân trốn thoát thành công trong vụ việc bị Mỹ giấu kín suốt 3 thập kỷ.
Theo National Interest, sở dĩ vụ việc bị giấu kín bởi quân đội Mỹ khi đó lẽ ra không được hoạt động ở Lào. Hiệp định Genève về Lào năm 1962 được ký, trong đó có điều khoản yêu cầu các thế lực bên ngoài rút quân khỏi Lào.
Nhưng các chiến dịch quân sự vẫn được bí mật thực hiện khi đó. Lính đánh thuê Mỹ do CIA đào tạo và lính không quân đưa máy bay cất và hạ cánh tại căn cứ Mỹ ở Lào.
CIA cũng chiêu mộ những người dân tộc sống trong khu vực để chiến đấu chống lực lượng Việt Nam và Lào. Căn cứ của CIA được đặt trên đỉnh núi Phou Pha Thi, nơi linh thiêng của người Mông và nằm trong khu vực chiến lược giáp biên giới Việt Nam.
Để vận chuyển nhu yếu phẩm và thay thế nhân viên quân sự làm nhiệm vụ, Mỹ sử dụng các trực thăng CH-3 thuộc phi đội trực thăng số 20. Các chuyến bay được thực hiện hàng tuần.
Vào mùa hè năm 1966, không quan Mỹ chuyển đổi mục đích sử dụng căn cứ sang thành trạm radar định hướng (TACAN). Ở thời điểm trước khi GPS xuất hiện, TACAN đóng vai trò quan trọng giúp chiến đấu cơ xác định mục tiêu, đặc biệt khi bay trong điều kiện quan sát hạn chế hoặc vào ban đêm.
Năm 1967, căn cứ này được nâng cấp sang sử dụng ăng ten TSQ-81 và hệ thống ném bom từ xa, giúp người ngồi trong căn cứ kiểm soát máy bay ném bom Mỹ.
Đỉnh núi Phou Pha Thi, nơi từng diễn ra trận đánh lớn ngày 10.3.1968.
Căn cứ được coi là nơi cung cấp mục tiêu oanh tạc chính xác, trong chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào thủ đô Việt Nam.
Vì hoàng tử Lào Souvanna không cho phép binh sĩ Mỹ hoạt động trong lãnh thổ nước này, nên những người phục vụ ở căn cứ Lima 85 đều phải ký giấy tạm thời rời quân ngũ.
Căn cứ được bảo vệ bởi các đơn vị đặc nhiệm Mỹ và dân quân địa phương. Công chúng Mỹ hoàn toàn không biết đến hoạt động của căn cứ Lima 85, nhưng điều này không qua được mắt Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các hoạt động trinh sát căn cứ diễn ra từ tháng 12.1967. Giao tranh nhỏ lẻ diễn ra vào đầu năm 1968, phía Việt Nam tấn công căn cứ bằng súng cối và các máy bay An-2 trang bị rocket 57mm và đạn súng cối 120mm.
Giới chức quân sự Mỹ khi đó hiểu rằng căn cứ đang bị một lực lượng lớn hơn nhiều bao vây. Nhưng không muốn bỏ căn cứ trang bị hệ thống radar hiện đại, lại không thể tăng cường phòng thủ, Mỹ quyết định giáng hàng trăm đợt không kích để ngăn quân đội Việt Nam chiếm các cứ điểm xung quanh.
Sơ đồ căn cứ Lima 85 của Mỹ trên đỉnh núi Phou Pha Thi.
Đó là lúc đặc công tinh nhuệ Việt Nam tìm ra đường lên núi Phou Pha Thi mà không bị phát hiện. Đầu tháng 3.1968, 30 đặc công Việt Nam cùng 9 lính công binh bắt đầu đợt tấn công căn cứ Mỹ. Các đặc công được trang bị súng trường AK-47, súng SKS, thuốc nổ, lựu đạn và 3 ống phóng lựu.
6 giờ tối ngày 11.3, đợt pháo kích hỗ trợ cho nhóm đặc công dọn mìn và mở đường đến căn cứ Lima 85. Đến 9 giờ tối, các đặc công chia làm 5 nhóm đồng thời tấn công.
Nhóm 1 và 2 tấn công trung tâm chỉ huy. Nhóm 3 và 4 tìm cách chiếm các trang thiết bị của hệ thống TACAN và bãi đáp cho trực thăng. Nhóm 5 đóng vai trò dự bị.
Phía Mỹ khi đó tỏ ra chủ quan, cương quyết không rút lực lượng đóng tại căn cứ cho đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.
Nhưng như vậy là quá muộn, các đặc công Việt Nam đã vào vị trí vào lúc 3 giờ sáng, vô hiệu hóa lính gác và trạm radar TSQ-81 bằng các ống phóng lựu.
Khi thiếu tá Clarence Barton và lính không quân Mỹ đến kiểm tra thiệt hại, họ bị các đặc công Việt Nam phục kích, tiêu diệt. Đến 4 giờ sáng, 3 nhóm đặc công đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Nhóm 4 phải từ bỏ việc chiếm bãi đáp trực thăng vì lực lượng Mông canh gác quá cẩn mật và đông đảo.
Những binh sĩ và nhân viên quân sự Mỹ sống sót bị dồn tới bên kia của sườn núi, nơi họ rơi vào ổ phục kích của đặc công Việt Nam.
Đến khi Mặt trời mọc, trực thăng vận tải Mỹ được yểm trợ bởi trực thăng tấn công A-1 và đơn vị Mông giao tranh quyết liệt nhằm chiếm lại thiết bị của hệ thống TACAN cũng như sơ tán các nhân viên quân sự còn sống sót.
Thượng sĩ Richard Etchberger, một trong những người mắc kẹt kiên quyết không rời đi cho đến khi đưa 3 đồng đội bị thương lên trực thăng. Bản thân Etchberger sau đó cũng bị thương nặng.
Bức hoa của CIA mô phỏng cảnh trực thăng Mỹ đụng độ với máy bay AN-2 của Việt Nam trong trận đánh ở Phou Pha Thi.
Lực lượng Việt Nam sau đó yểm trợ cho nhóm đặc công, đẩy lùi đợt phản công của đơn vị người Mông.
Chiến dịch của đặc công Việt Nam tại căn cứ Lima 85 làm suy yếu rõ rệt năng lực oanh tạc bằng máy bay B-52 của Mỹ ở miền bắc Việt Nam và Lào. Theo các tài liệu của Việt Nam, nhóm đặc công chỉ tổn thất 1 người trong khi tiêu diệt ít nhất 42 quân địch, bao gồm lực lượng Thái Lan, Mông và nhân viên quân sự Mỹ.
Nhưng phía Mỹ cho rằng nhóm đặc công cũng mắc sai sót khi phá hủy nhiều trang thiết bị liên lạc giá trị và không bắt sống được kỹ sư liên lạc Mỹ.
Sau này, cả Washington và Hà Nội đều không tiết lộ về các hoạt động quân sự ở Lào. Phía Việt Nam kiên quyết duy trì tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong khi Mỹ cố gắng ngăn chặn.
Trở về quê nhà, thượng sĩ Etchberger lẽ ra được trao huân chương danh dự, nhưng bị không quân Mỹ từ chối vì cần phải giữ bí mật về hoạt động chiến tranh ở Lào.
Dưới thời chính quyền Nixon, Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam và Lào, nhưng không ngăn cản được chiến thắng quyết định, giải phóng miền nam năm 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
30 năm sau sự kiện năm 1968, Mỹ mới chính thức thừa nhận trận đánh thất bại ê chề ở căn cứ Lima 85. Etchberger chính thức được trao huân chương danh dự vào ngày 1.9.2010.
Trong những năm 2000, các cựu binh Việt Nam hỗ trợ nhân viên quân sự Mỹ thu thập hài cốt những người thiệt mạng, bao gồm cả thiếu tá Barton.
*Bài viết thể hiện quan điểm của chuyên gia quân sự Mỹ Sébastien Roblin, thạc sĩ về giải quyết xung đột của Đại học Georgetown, đăng tải trên tạp chí National Interest.
..."
50 năm trước, căn cứ tối mật Mỹ thất thủ bởi đặc công Việt Nam
50 năm trước, một căn cứ tối mật của Mỹ trên đỉnh núi ở Lào bị đặc công tinh nhuệ Việt Nam tấn công. Chỉ 6 trong tổng số 18 nhân viên CIA và lính không quân trốn thoát thành công trong vụ việc bị Mỹ giấu kín suốt 3 thập kỷ.
Theo National Interest, sở dĩ vụ việc bị giấu kín bởi quân đội Mỹ khi đó lẽ ra không được hoạt động ở Lào. Hiệp định Genève về Lào năm 1962 được ký, trong đó có điều khoản yêu cầu các thế lực bên ngoài rút quân khỏi Lào.
Nhưng các chiến dịch quân sự vẫn được bí mật thực hiện khi đó. Lính đánh thuê Mỹ do CIA đào tạo và lính không quân đưa máy bay cất và hạ cánh tại căn cứ Mỹ ở Lào.
CIA cũng chiêu mộ những người dân tộc sống trong khu vực để chiến đấu chống lực lượng Việt Nam và Lào. Căn cứ của CIA được đặt trên đỉnh núi Phou Pha Thi, nơi linh thiêng của người Mông và nằm trong khu vực chiến lược giáp biên giới Việt Nam.
Để vận chuyển nhu yếu phẩm và thay thế nhân viên quân sự làm nhiệm vụ, Mỹ sử dụng các trực thăng CH-3 thuộc phi đội trực thăng số 20. Các chuyến bay được thực hiện hàng tuần.
Vào mùa hè năm 1966, không quan Mỹ chuyển đổi mục đích sử dụng căn cứ sang thành trạm radar định hướng (TACAN). Ở thời điểm trước khi GPS xuất hiện, TACAN đóng vai trò quan trọng giúp chiến đấu cơ xác định mục tiêu, đặc biệt khi bay trong điều kiện quan sát hạn chế hoặc vào ban đêm.
Năm 1967, căn cứ này được nâng cấp sang sử dụng ăng ten TSQ-81 và hệ thống ném bom từ xa, giúp người ngồi trong căn cứ kiểm soát máy bay ném bom Mỹ.
Đỉnh núi Phou Pha Thi, nơi từng diễn ra trận đánh lớn ngày 10.3.1968.
Căn cứ được coi là nơi cung cấp mục tiêu oanh tạc chính xác, trong chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào thủ đô Việt Nam.
Vì hoàng tử Lào Souvanna không cho phép binh sĩ Mỹ hoạt động trong lãnh thổ nước này, nên những người phục vụ ở căn cứ Lima 85 đều phải ký giấy tạm thời rời quân ngũ.
Căn cứ được bảo vệ bởi các đơn vị đặc nhiệm Mỹ và dân quân địa phương. Công chúng Mỹ hoàn toàn không biết đến hoạt động của căn cứ Lima 85, nhưng điều này không qua được mắt Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các hoạt động trinh sát căn cứ diễn ra từ tháng 12.1967. Giao tranh nhỏ lẻ diễn ra vào đầu năm 1968, phía Việt Nam tấn công căn cứ bằng súng cối và các máy bay An-2 trang bị rocket 57mm và đạn súng cối 120mm.
Giới chức quân sự Mỹ khi đó hiểu rằng căn cứ đang bị một lực lượng lớn hơn nhiều bao vây. Nhưng không muốn bỏ căn cứ trang bị hệ thống radar hiện đại, lại không thể tăng cường phòng thủ, Mỹ quyết định giáng hàng trăm đợt không kích để ngăn quân đội Việt Nam chiếm các cứ điểm xung quanh.
Sơ đồ căn cứ Lima 85 của Mỹ trên đỉnh núi Phou Pha Thi.
Đó là lúc đặc công tinh nhuệ Việt Nam tìm ra đường lên núi Phou Pha Thi mà không bị phát hiện. Đầu tháng 3.1968, 30 đặc công Việt Nam cùng 9 lính công binh bắt đầu đợt tấn công căn cứ Mỹ. Các đặc công được trang bị súng trường AK-47, súng SKS, thuốc nổ, lựu đạn và 3 ống phóng lựu.
6 giờ tối ngày 11.3, đợt pháo kích hỗ trợ cho nhóm đặc công dọn mìn và mở đường đến căn cứ Lima 85. Đến 9 giờ tối, các đặc công chia làm 5 nhóm đồng thời tấn công.
Nhóm 1 và 2 tấn công trung tâm chỉ huy. Nhóm 3 và 4 tìm cách chiếm các trang thiết bị của hệ thống TACAN và bãi đáp cho trực thăng. Nhóm 5 đóng vai trò dự bị.
Phía Mỹ khi đó tỏ ra chủ quan, cương quyết không rút lực lượng đóng tại căn cứ cho đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.
Nhưng như vậy là quá muộn, các đặc công Việt Nam đã vào vị trí vào lúc 3 giờ sáng, vô hiệu hóa lính gác và trạm radar TSQ-81 bằng các ống phóng lựu.
Khi thiếu tá Clarence Barton và lính không quân Mỹ đến kiểm tra thiệt hại, họ bị các đặc công Việt Nam phục kích, tiêu diệt. Đến 4 giờ sáng, 3 nhóm đặc công đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Nhóm 4 phải từ bỏ việc chiếm bãi đáp trực thăng vì lực lượng Mông canh gác quá cẩn mật và đông đảo.
Những binh sĩ và nhân viên quân sự Mỹ sống sót bị dồn tới bên kia của sườn núi, nơi họ rơi vào ổ phục kích của đặc công Việt Nam.
Đến khi Mặt trời mọc, trực thăng vận tải Mỹ được yểm trợ bởi trực thăng tấn công A-1 và đơn vị Mông giao tranh quyết liệt nhằm chiếm lại thiết bị của hệ thống TACAN cũng như sơ tán các nhân viên quân sự còn sống sót.
Thượng sĩ Richard Etchberger, một trong những người mắc kẹt kiên quyết không rời đi cho đến khi đưa 3 đồng đội bị thương lên trực thăng. Bản thân Etchberger sau đó cũng bị thương nặng.
Bức hoa của CIA mô phỏng cảnh trực thăng Mỹ đụng độ với máy bay AN-2 của Việt Nam trong trận đánh ở Phou Pha Thi.
Lực lượng Việt Nam sau đó yểm trợ cho nhóm đặc công, đẩy lùi đợt phản công của đơn vị người Mông.
Chiến dịch của đặc công Việt Nam tại căn cứ Lima 85 làm suy yếu rõ rệt năng lực oanh tạc bằng máy bay B-52 của Mỹ ở miền bắc Việt Nam và Lào. Theo các tài liệu của Việt Nam, nhóm đặc công chỉ tổn thất 1 người trong khi tiêu diệt ít nhất 42 quân địch, bao gồm lực lượng Thái Lan, Mông và nhân viên quân sự Mỹ.
Nhưng phía Mỹ cho rằng nhóm đặc công cũng mắc sai sót khi phá hủy nhiều trang thiết bị liên lạc giá trị và không bắt sống được kỹ sư liên lạc Mỹ.
Sau này, cả Washington và Hà Nội đều không tiết lộ về các hoạt động quân sự ở Lào. Phía Việt Nam kiên quyết duy trì tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong khi Mỹ cố gắng ngăn chặn.
Trở về quê nhà, thượng sĩ Etchberger lẽ ra được trao huân chương danh dự, nhưng bị không quân Mỹ từ chối vì cần phải giữ bí mật về hoạt động chiến tranh ở Lào.
Dưới thời chính quyền Nixon, Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam và Lào, nhưng không ngăn cản được chiến thắng quyết định, giải phóng miền nam năm 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
30 năm sau sự kiện năm 1968, Mỹ mới chính thức thừa nhận trận đánh thất bại ê chề ở căn cứ Lima 85. Etchberger chính thức được trao huân chương danh dự vào ngày 1.9.2010.
Trong những năm 2000, các cựu binh Việt Nam hỗ trợ nhân viên quân sự Mỹ thu thập hài cốt những người thiệt mạng, bao gồm cả thiếu tá Barton.
*Bài viết thể hiện quan điểm của chuyên gia quân sự Mỹ Sébastien Roblin, thạc sĩ về giải quyết xung đột của Đại học Georgetown, đăng tải trên tạp chí National Interest.
..."