- Biển số
- OF-773528
- Ngày cấp bằng
- 6/4/21
- Số km
- 819
- Động cơ
- 56,939 Mã lực
- Tuổi
- 35
Lâu lâu lại trao đổi về chủ đề này để em cũng như các cụ lưu tâm tự dăn dạy mình để khỏi làm phiền con cháu khi xế chiều.
Mọi người hay bảo: Người già tính khí y hệt trẻ con. Cái đó vừa đúng vừa ko đúng. Tất nhiên đây chỉ là nói về nhưng người già hoàn toàn bình thường, không đến mức nằm 1 chỗ hay phải được trợ giúp 100% và cũng phải người già nào cũng có tính "xấu" như thế.
Đúng: Công nhận tính khí người càng già càng khó chiều (tất nhiên ko hoàn toàn 100%). Ăn rồi bảo chưa ăn. Ăn đồ ngon bảo ko ngon, hay than vãn, hay chú ý quan sát xung quanh và có ý kiến. Loại trừ người bị lẫn hay thần kinh có vấn đề, đa phần các cụ già đều trở nên khó tính với con cháu, người thân và đặc biệt là với người giúp việc, con dâu ....
Không đúng: Tuy vậy theo em người già khác với đứa trẻ ở chỗ: Người già là đứa trẻ có kinh nghiệm, trên não đã hằn nhiều nếp nhăn, sự kiện .... hơn đứa trẻ con đang còn như tờ giấy trắng, hoàn toàn vô tư khi đưa ra các yêu cầu theo bản tính tự nhiên.
Do vậy mà chiều người già khó hơn chiều đứa trẻ vì mấy lý do:
- Bảo thủ: Do tuổi già trải qua nhiều kinh nghiệm sống nhưng nay khó tiếp cận thông tin mới nên vẫn suy nghĩ theo nếp cũ nên dễ bảo thủ và coi các ý kiến của con cháu là chưa có kinh nghiệm. Khi con cháu góp ý một vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, chế độ ăn uống sinh hoạt ... thường không nghe theo mà hay phán "Chúng mày biết gì mà nói"
- Không thực sự cố gắng, hay ỷ lại: Do cơ bản đều có tư tưởng con cái phải phục vụ cha mẹ vì cha mẹ có công lao nuôi dạy nên thường các cụ hay ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của con cháu hay người giúp việc. Việc này thực ra cũng bình thường, nhưng nó tạo ra một thói quen cho người già bị phụ thuộc mà không cố gắng để tự vận động, suy nghĩ tích cực .... để càng về sau sự trì trệ đó càng nhiều. Khi đó càng gây khó khăn cho bản thân và người nhà trong quá trình phục vụ. Đặc biệt đối với các cụ có bệnh nền như HA, xương khớp ... Nếu có ý chí tự giác rèn luyện, tập TDTT (có khi chỉ là các đông tác cơ bản như vung tay chân, tự xoa bóp, đi lại trong nhà, tiếp xúc hàng xóm ....) để tạo thành thói quen, làm hạn chế sự lão hóa về thể trạng, đồng thời tinh thần cũng vui vẻ hơn, còn không chỉ là cơ thể sống nhưng thể trạng đi xuống rất nhanh qua năm tháng. Bà già em rất ngại đi xuống sảnh tầng 1 của CC nếu ko có ai đi cùng vì luôn sợ đi một mình sẽ ngã (dù chưa bao giờ đi như vậy mà ngã cả), không biết nói chuyện với ai, lo bấm nhầm tầng ... trong khi chống gậy đi trong nhà vẫn bình thường. Ông già cách đây vài năm có người hỗ trợ phục hồi chức năng thì tập, họ không đến cũng nghỉ luôn không tự tập. Con cái nhắc thì làm,không thì tập lấy lệ.
- Hay lo lắng và sợ con cháu không quan tâm, đi vắng hết: Cái này cũng bình thường. Tuy nhiên nếu các cụ không phải mắc bệnh hiểm nghèo hay cần sự trợ giúp toàn phần thì sự lo lắng đó cũng phần nào ảnh hưởng đến con cháu vì muốn đi đâu vài ngày là phải thông báo, rào trước đón sau về lý do để các cụ khỏi tự ái, cho rằng không quan tâm ... Em có lần 2vc đi vắng khoảng 3 tuần, về các cụ cảnh báo lần sau không được đi vắng cả 2vc, mặc dù ở nhà có OS hỗ trợ và thực sự các cụ đi lại, ăn uống sinh hoạt như bình thường, không bị đau ốm bệnh tật gì.
- Dấu con cháu về bệnh tật: Có người dấu con cháu vì sợ chúng nó vất vả, mất thời gian lo cho mình. Nhưng cũng có người dấu vì thực ra đang làm các điều mà con cháu đã khuyên bảo nhưng không chấp nhận, hay làm theo ý mình nên dẫn đến các hậu quả vốn bình thường không thể xuât hiện hoặc rất ít. Bà già em đọc báo chí thấy nói số cân hợp lý với tuổi cụ (U90 tầm giữa) là khoảng 50Kg, nên khi thấy gần 55 Kg là thực hiện chế độ ăn kiêng gạo lứt, ít thịt,hay ăn vặt mấy cái bánh gạo, củ khoai.... để giảm cân. Con cái mọi người có góp ý: tuổi này kiêng khem làm gì, có bị tiểu đường đâu mà ăn gạo lứt .... nhưng ko nghe. Được hơn 1 năm nó tạo thành thói quen ăn ít, cơ thể yếu đi. Khi đó ăn cái gì ngon, nhiều, đa dạng là lập tức bị nôn mà trước đó chưa từng bị. Thôi gạo lứt, ăn gạo trắng là lại bình thường. Đi XN ở BV khi nào kết quả có vấn đề thì về thông báo ngay cho cụ ông, nhưng nếu tất cả bình thường thì chỉ khi nào hỏi trả lười qua loa. Góp ý thì bị mắng ko biết gì, tao có bao giờ ăn kiêng hay giảm cân đâu ... Chán chẳng buồn góp ý.
- Căn cơ, tính toán trong chi tiêu ăn uống: Tiết kiệm là đặc tính của người già, cũng rất bình thường vì không có nguồn thu. Nhưng chi ly,tính toán quá trong mọi chuyện thì lại thành dở. Bà già em thấy có mận thích ăn, nhưng ko muốn ngỏ ý con cháu mua mà bảo OS mai mày mua cho bà 5 quả mận (bà tự chi tiền). OS bảo sao bà ko bảo các anh chị mua 1-2 Kg về bà ăn thoải mái mà chỉ mua 5 quả ? Tao chỉ có nhu cầu thế thôi,mua nhiều ăn không hết bỏ đi phí .... Ai ở gần đến thăm, chơi mà có phong bì là hôm sau tìm mọi cách phải làm cái phong bì tương tự để thăm nom (thực chất là trả lại vì sợ mang tiếng chỉ biết nhận mà không cho đi). Mua tôm to về rim thì cụ bảo tao ko quen ăn tôm to, phí tiền. Hôm sau mua tép về rang thì lại bảo ai lại đi mua cái này về ăn, toàn râu. Con gái đặt mua đồ ăn trên phố cổ về, ăn xong chẳng thấy khen mà toàn chê không ngon như ngày xưa. Thế là bị cut ngay.
Cũng là tâm sự cùng các cụ để chúng ta biết và rút kinh nghiệm thôi. Mỗi nhà mỗi cảnh. Ta phải sống và rèn luyện vì bản thân ta trước tiên, và tốt nhất đừng ảnh hưởng làm phiền nhiều đến con cháu trừ khi không thể được
Mọi người hay bảo: Người già tính khí y hệt trẻ con. Cái đó vừa đúng vừa ko đúng. Tất nhiên đây chỉ là nói về nhưng người già hoàn toàn bình thường, không đến mức nằm 1 chỗ hay phải được trợ giúp 100% và cũng phải người già nào cũng có tính "xấu" như thế.
Đúng: Công nhận tính khí người càng già càng khó chiều (tất nhiên ko hoàn toàn 100%). Ăn rồi bảo chưa ăn. Ăn đồ ngon bảo ko ngon, hay than vãn, hay chú ý quan sát xung quanh và có ý kiến. Loại trừ người bị lẫn hay thần kinh có vấn đề, đa phần các cụ già đều trở nên khó tính với con cháu, người thân và đặc biệt là với người giúp việc, con dâu ....
Không đúng: Tuy vậy theo em người già khác với đứa trẻ ở chỗ: Người già là đứa trẻ có kinh nghiệm, trên não đã hằn nhiều nếp nhăn, sự kiện .... hơn đứa trẻ con đang còn như tờ giấy trắng, hoàn toàn vô tư khi đưa ra các yêu cầu theo bản tính tự nhiên.
Do vậy mà chiều người già khó hơn chiều đứa trẻ vì mấy lý do:
- Bảo thủ: Do tuổi già trải qua nhiều kinh nghiệm sống nhưng nay khó tiếp cận thông tin mới nên vẫn suy nghĩ theo nếp cũ nên dễ bảo thủ và coi các ý kiến của con cháu là chưa có kinh nghiệm. Khi con cháu góp ý một vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, chế độ ăn uống sinh hoạt ... thường không nghe theo mà hay phán "Chúng mày biết gì mà nói"
- Không thực sự cố gắng, hay ỷ lại: Do cơ bản đều có tư tưởng con cái phải phục vụ cha mẹ vì cha mẹ có công lao nuôi dạy nên thường các cụ hay ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của con cháu hay người giúp việc. Việc này thực ra cũng bình thường, nhưng nó tạo ra một thói quen cho người già bị phụ thuộc mà không cố gắng để tự vận động, suy nghĩ tích cực .... để càng về sau sự trì trệ đó càng nhiều. Khi đó càng gây khó khăn cho bản thân và người nhà trong quá trình phục vụ. Đặc biệt đối với các cụ có bệnh nền như HA, xương khớp ... Nếu có ý chí tự giác rèn luyện, tập TDTT (có khi chỉ là các đông tác cơ bản như vung tay chân, tự xoa bóp, đi lại trong nhà, tiếp xúc hàng xóm ....) để tạo thành thói quen, làm hạn chế sự lão hóa về thể trạng, đồng thời tinh thần cũng vui vẻ hơn, còn không chỉ là cơ thể sống nhưng thể trạng đi xuống rất nhanh qua năm tháng. Bà già em rất ngại đi xuống sảnh tầng 1 của CC nếu ko có ai đi cùng vì luôn sợ đi một mình sẽ ngã (dù chưa bao giờ đi như vậy mà ngã cả), không biết nói chuyện với ai, lo bấm nhầm tầng ... trong khi chống gậy đi trong nhà vẫn bình thường. Ông già cách đây vài năm có người hỗ trợ phục hồi chức năng thì tập, họ không đến cũng nghỉ luôn không tự tập. Con cái nhắc thì làm,không thì tập lấy lệ.
- Hay lo lắng và sợ con cháu không quan tâm, đi vắng hết: Cái này cũng bình thường. Tuy nhiên nếu các cụ không phải mắc bệnh hiểm nghèo hay cần sự trợ giúp toàn phần thì sự lo lắng đó cũng phần nào ảnh hưởng đến con cháu vì muốn đi đâu vài ngày là phải thông báo, rào trước đón sau về lý do để các cụ khỏi tự ái, cho rằng không quan tâm ... Em có lần 2vc đi vắng khoảng 3 tuần, về các cụ cảnh báo lần sau không được đi vắng cả 2vc, mặc dù ở nhà có OS hỗ trợ và thực sự các cụ đi lại, ăn uống sinh hoạt như bình thường, không bị đau ốm bệnh tật gì.
- Dấu con cháu về bệnh tật: Có người dấu con cháu vì sợ chúng nó vất vả, mất thời gian lo cho mình. Nhưng cũng có người dấu vì thực ra đang làm các điều mà con cháu đã khuyên bảo nhưng không chấp nhận, hay làm theo ý mình nên dẫn đến các hậu quả vốn bình thường không thể xuât hiện hoặc rất ít. Bà già em đọc báo chí thấy nói số cân hợp lý với tuổi cụ (U90 tầm giữa) là khoảng 50Kg, nên khi thấy gần 55 Kg là thực hiện chế độ ăn kiêng gạo lứt, ít thịt,hay ăn vặt mấy cái bánh gạo, củ khoai.... để giảm cân. Con cái mọi người có góp ý: tuổi này kiêng khem làm gì, có bị tiểu đường đâu mà ăn gạo lứt .... nhưng ko nghe. Được hơn 1 năm nó tạo thành thói quen ăn ít, cơ thể yếu đi. Khi đó ăn cái gì ngon, nhiều, đa dạng là lập tức bị nôn mà trước đó chưa từng bị. Thôi gạo lứt, ăn gạo trắng là lại bình thường. Đi XN ở BV khi nào kết quả có vấn đề thì về thông báo ngay cho cụ ông, nhưng nếu tất cả bình thường thì chỉ khi nào hỏi trả lười qua loa. Góp ý thì bị mắng ko biết gì, tao có bao giờ ăn kiêng hay giảm cân đâu ... Chán chẳng buồn góp ý.
- Căn cơ, tính toán trong chi tiêu ăn uống: Tiết kiệm là đặc tính của người già, cũng rất bình thường vì không có nguồn thu. Nhưng chi ly,tính toán quá trong mọi chuyện thì lại thành dở. Bà già em thấy có mận thích ăn, nhưng ko muốn ngỏ ý con cháu mua mà bảo OS mai mày mua cho bà 5 quả mận (bà tự chi tiền). OS bảo sao bà ko bảo các anh chị mua 1-2 Kg về bà ăn thoải mái mà chỉ mua 5 quả ? Tao chỉ có nhu cầu thế thôi,mua nhiều ăn không hết bỏ đi phí .... Ai ở gần đến thăm, chơi mà có phong bì là hôm sau tìm mọi cách phải làm cái phong bì tương tự để thăm nom (thực chất là trả lại vì sợ mang tiếng chỉ biết nhận mà không cho đi). Mua tôm to về rim thì cụ bảo tao ko quen ăn tôm to, phí tiền. Hôm sau mua tép về rang thì lại bảo ai lại đi mua cái này về ăn, toàn râu. Con gái đặt mua đồ ăn trên phố cổ về, ăn xong chẳng thấy khen mà toàn chê không ngon như ngày xưa. Thế là bị cut ngay.
Cũng là tâm sự cùng các cụ để chúng ta biết và rút kinh nghiệm thôi. Mỗi nhà mỗi cảnh. Ta phải sống và rèn luyện vì bản thân ta trước tiên, và tốt nhất đừng ảnh hưởng làm phiền nhiều đến con cháu trừ khi không thể được