[ATGT] Lái mới xin được chỉ giáo về cách xoay vô lăng ạ

fuji

Xe hơi
Biển số
OF-149732
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
191
Động cơ
359,360 Mã lực
Cái vụ ghép xe dọc, cụ nào chỉ e cách tập (và nơi tập luôn) với ạ :-* quanh nhà e thì nhiều xe đỗ dọc lắm cơ mà ko dám vào tập, sợ sai sót quẹt xước xe của người ta. Giá kể chỗ nào có kẻ ô (kiểu như bãi đỗ bỏ trống ý) mà tập nhỉ? Các cụ hồi xưa tập món này như nào ạ?
Bãi gửi xe nhà em có cả chuồng, cả dọc, chả có kẻ ô gì đâu, nhưng hôm nào hết chỗ, mà chỉ còn 2 cái xe nó đỗ lù lù 2 đầu, mình buộc phải chui kẹp giữa 2 xe đấy thì đành phải tự xoay xở mà chui vào... Lúc đầu em chả biết kỹ thuật, cứ hùng hục tiến rồi lùi... mất cả chục đỏ :"> ... sau dần rồi quen... Mãi vào đây mới biết cái đấy gọi là đỗ //, lại có cả hình vẽ minh họa cực chi tiết ... bác vào đây đọc thử nhé: http://www.otofun.net/threads/6149-ky-thuat-lui-xe

Còn nếu không thì bác ra mấy bãi đất trống, vẽ cái ô hình chữ nhật, đặt mấy chai nước ở 4 đầu giả làm người... tập lùi, tập đỗ đủ kiểu, và coi như đâm vào chai nước là đi tong xe or người... thì cũng nhanh tiến bộ lắm ạ. Nếu đằng Giải phóng thì em vote bác chui ra khu Linh đàm đằng CT4X2... cũng rộng rãi vào buổi tối... Còn trên mạn Tây Hồ thì vào đê, nhiều bãi đất trống tha hồ mà tập....
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hix sao e thấy các cụ ý bảo vào cua thì ko được cắt côn ạ8-}
Chẳng vấn đề gì. Chỉ đừng cắt cua khi xuống dốc dài mà thôi. Vấn đề là làm chủ được tốc độ trong mọi trường hợp.
Cụ nào bảo vào cua không cắt côn thử lý giải xem tại sao ?
 

longnguyen_it

Xe hơi
Biển số
OF-68875
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
106
Động cơ
431,660 Mã lực
Mình cũng đồng ý quan điểm vào cua ko cắt côn, vì khi đó động cơ vẫn có thể hãm xe đc, an toàn hơn. Cũng giống như khi đổ dốc vậy. Vậy thôi
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,615
Động cơ
904,965 Mã lực
Mình cũng đồng ý quan điểm vào cua ko cắt côn, vì khi đó động cơ vẫn có thể hãm xe đc, an toàn hơn. Cũng giống như khi đổ dốc vậy. Vậy thôi
Không chỉ cho phép lấy sức ỳ của máy làm phanh (phanh ở trong cua rất nguy hiểm, rất dễ "mất lái") mà theo thói quen trước khi vào cua em phanh nhẹ để giảm tốc độ xuống một chút, khi đã vào trong cua em thường để số thấp và hơi ga nhẹ lên. Vào trong cua, bánh xe quay nhất là quay do có lực từ máy sẽ làm cho bánh bám đường hơn, nhất là tại cua có mặt đường trơn!
 

hoanglee94

Xe tăng
Biển số
OF-81559
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,973
Động cơ
433,600 Mã lực
Ủa thế ở nhà cụ không xoa à @@ xoa vô lăng nó dễ nhất trong học lái xe cụ ạ, cụ đặt bàn tay lên 1 điểm cố định, ấn vào đó 1 lực vài NIUTON chả hạn, xe có trợ lực dùng 2 ngón tay cũng đc và xoay ^^
 

dotrung82

Xe đạp
Biển số
OF-150574
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
15
Động cơ
357,140 Mã lực
Nơi ở
hạ long
cụ cứ lái theo cách nào mà cảm thấy thích hợp với cụ nhất. mỗi người một cách lái mà cụ. cứ an toàn là ok đúng không cụ.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,907
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ủa thế ở nhà cụ không xoa à @@ xoa vô lăng nó dễ nhất trong học lái xe cụ ạ, cụ đặt bàn tay lên 1 điểm cố định, ấn vào đó 1 lực vài NIUTON chả hạn, xe có trợ lực dùng 2 ngón tay cũng đc và xoay ^^
Khi học nhà cháu cũng xoa vô lăng bằng một tay, thậm chí dùng hai ngón.
Nhưng bây giờ thì bỏ kiểu đó rồi quay sang hai tay. :-s
Lái một tay trong điều kiện phố xá chật hẹp thì " Cạp đất mà ăn à?" :-|
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,615
Động cơ
904,965 Mã lực
Khi học nhà cháu cũng xoa vô lăng bằng một tay, thậm chí dùng hai ngón.
Nhưng bây giờ thì bỏ kiểu đó rồi quay sang hai tay. :-s
Lái một tay trong điều kiện phố xá chật hẹp thì " Cạp đất mà ăn à?" :-|
Lái xe trong phố thì bác cũng rất ít điều kiện để "xoa"!
Nhưng dù phần lớn xe hiện nay đều có trợ lực tay lái, hiện tượng đánh trả vô lăng giảm đi rất nhiều nhưng cũng đề phòng khi chạy trên đường gồ ghề, nhiều ổ gà, đá, gạch...
Em chưa bao giờ lái xe bằng "hai ngón" mà ngày xưa dù mất hẳn 1 tuần chỉ tập bẻ vô lăng nhưng cũng không được ông thầy dạy cho!
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
Cái xanh xanh và đỏ đỏ ở chỗ các bác có mâu thuẫn ko ạ?
Hix sao e thấy các cụ ý bảo vào cua thì ko được cắt côn ạ[/QUOTE nói:
Như trên đã nói cái này cháu áp dụng chủ yếu khi đi trong nội thành chứ tuyệt đối không phải trên đường thường nhé !

Các cụ khuyên tuyệt đối ko nên cắt côn nhưng thực tế khi rẽ thì thường phải giảm tốc độ, để tăng tốc trở lại thì không có cách nào khác là phải chuyển số, mà chuyển số thì phải cắt côn. Như vậy cháu cắt côn ở đây là để chuyển số chứ không phải cắt côn để kiểm soát tốc độ xe v.v..

Những trường hợp như vậy (rẽ trong thành phố mà ko có cản trở đột ngột), các cụ cắt côn, chuyển số giai đoạn nào:
+ Trước khi vào cua,
+ Đang trong cua,
+ Hay đã thoát ra khỏi cua rồi.
Cháu thấy nếu chuyển số trước khi vào cua thì trong cua xe có vẻ ko êm lắm, hay bị giật. Chuyển số sau khi thoát cua thì xe trong cua sẽ yếu và chậm. Cháu thấy trong cua là hợp lý nhất vì lúc này đà xe đã ở mức thấp nhất (không sợ văng), chuyển số xong thì cũng vừa lúc xe hết cua ta đạp ga đi thẳng nhanh chóng.

Xin ý kiến các cụ
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
Lái xe trong phố thì bác cũng rất ít điều kiện để "xoa"!
Nhưng dù phần lớn xe hiện nay đều có trợ lực tay lái, hiện tượng đánh trả vô lăng giảm đi rất nhiều nhưng cũng đề phòng khi chạy trên đường gồ ghề, nhiều ổ gà, đá, gạch...
Em chưa bao giờ lái xe bằng "hai ngón" mà ngày xưa dù mất hẳn 1 tuần chỉ tập bẻ vô lăng nhưng cũng không được ông thầy dạy cho!
Bác ơi em thấy đi trong phố mới lái 1 tay để xoa chứ do tốc độ thấp phải đánh lái nhiều, còn đường trường tốc độ cao, phải đi hai tay lái cho chắc
 

thangld2801

Xe buýt
Biển số
OF-135593
Ngày cấp bằng
22/3/12
Số km
668
Động cơ
375,059 Mã lực
mới đầu ai mà không thế hả bác. Bác cứ lái vài lần quen ngay mà
 

vutamhoan

Xe điện
Biển số
OF-42137
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
2,136
Động cơ
483,054 Mã lực
Cháu chưa bao giờ xoa vô lăng cả vì vô lăng nặng và cảm giác không an toàn (dễ mất lái). Tay gần như bao giờ cũng nắm vô lăng hoặc ngoắc, móc ngón tay cái vào chấu vô lăng. Khi cần phải đánh lái nhiều thì chắc chắn là tốc độ thấp thì thay phải rời cần số để phụ trợ kiểu hand-over-hand
Khi đi đường cao tốc không phải chuyển số nhiều thì 2 tay đặt trên vô lăng, cảm giác điều khiển xe an toàn và chính xác vô cùng
 
Chỉnh sửa cuối:

mrkoi

Xe tăng
Biển số
OF-97231
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
1,636
Động cơ
415,380 Mã lực
1, cứ 2 tay ngon đi rùi lúc thành thạo xoa nó mới thấy ngon ;;)
2, côn thì nên hạn chế k nên cắt hẳn ( nếu mà xe đông thì cứ đi từ từ côn ngon cho lành) nhớ là giảm tốc trước khi vào cua cụ nhé ( sách hướng dẫn có nói mà)
3,tùy từng người, e làm là cái thứ 2 ợ, // với xe kia rùi đánh hết lái bên phải và lùi khi thấy xe mình chéo chéo tầm 45* + cảm giác đầu xe chưa tọt thì bắt đầu trả thẳng lái và lùi thêm tiếp theo là thấy đầu trước bên lái cảm giác nó chui tọt vào được k chạm xe trước thì oánh hết lái về phía trái là oki.
 
Chỉnh sửa cuối:

chuột 74

Xe điện
Biển số
OF-32948
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
4,506
Động cơ
516,640 Mã lực
Nơi ở
29 lạc trung-hà nội
thuê 1 ông thày giáo đi cùng 1 vài buổi xuống hải phòng hay đi xuân mai là ok .
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,615
Động cơ
904,965 Mã lực
Bác ơi em thấy đi trong phố mới lái 1 tay để xoa chứ do tốc độ thấp phải đánh lái nhiều, còn đường trường tốc độ cao, phải đi hai tay lái cho chắc
Đi trong phố nếu AT em đặt tay trái ở góc 10 giờ tay phải ở 3 giờ. Tay phải chỉ bỏ ra khi cần thiết (chuyển cần số về N chẳng hạn)!
Xoa xoa cái vô lăng em chỉ thực hiện khi quay đầu xe còn ra ngoài đường thì chỉ ở đường núi ngoằn nghèo.
Trong phố thì thường góc cao nhât lúc rẽ vào ngõ cái bàn tay phải em cũng chỉ lên đến góc 12 hay 1 giờ, bàn tay trái 12 hay 11 giờ. Nhũng lúc ấy thì cái xe nó bò nhích, cho nên chỉ là "bẻ lái" chứ có phải là xoa cái vô lăng cho nó quay tít đâu. Sử dụng 2 tay luân phiên nhau cho 2 hướng rất linh hoạt và chắc chắn để tránh những cái xe 2B luôn luôn tìm cách chèn ngang trước mũi xe mình (mặc dù đi MT em rất chịu khó đổi số để không những xe luôn "khỏe mà máy xe được bền)!
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,615
Động cơ
904,965 Mã lực
Các cụ khuyên tuyệt đối ko nên cắt côn nhưng thực tế khi rẽ thì thường phải giảm tốc độ, để tăng tốc trở lại thì không có cách nào khác là phải chuyển số, mà chuyển số thì phải cắt côn. Như vậy cháu cắt côn ở đây là để chuyển số chứ không phải cắt côn để kiểm soát tốc độ xe v.v..
Những trường hợp như vậy (rẽ trong thành phố mà ko có cản trở đột ngột), các cụ cắt côn, chuyển số giai đoạn nào:
+ Trước khi vào cua,
+ Đang trong cua,
+ Hay đã thoát ra khỏi cua rồi.
Cháu thấy nếu chuyển số trước khi vào cua thì trong cua xe có vẻ ko êm lắm, hay bị giật. Chuyển số sau khi thoát cua thì xe trong cua sẽ yếu và chậm. Cháu thấy trong cua là hợp lý nhất vì lúc này đà xe đã ở mức thấp nhất (không sợ văng), chuyển số xong thì cũng vừa lúc xe hết cua ta đạp ga đi thẳng nhanh chóng.
Xin ý kiến các cụ
Ngày xưa học đã lâu, nhưng chỉ nhớ qua loa là các thầy không cho cắt côn khi xe trong cua gấp!
Còn thực tế chạy xe có thể hơi khác một chút. Như đã viết, với những đoạn cua quen thuộc thì dù có hơi phanh trước khi vào cua em vẫn để tốc độ khá cao. Nhưng đang trong cua, gặp xe ngược chiều cũng như vào một cua lạ, đang vòng cảm giác thấy cua ngày càng gấp hơn, cũng như trên đường núi cua không chỉ gấp mà độ dốc cũng gắt hơn thì phải về số (kể cả số tự động-về số - ở S). Nhưng nói chung khi vào số ở cua, rất dễ làm người ta vào sai số vì xe đang vòng, cảm giác không gian ít nhiều bị sai lệch. Lúc đó chỉ không nên hoảng hốt mà tiếp tục cắt côn, chuyển lại số...
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em định mua cái núm này về xoay cho tít thì các cụ bẩu thế nào?

 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,437
Động cơ
464,550 Mã lực
Em định mua cái núm này về xoay cho tít thì các cụ bẩu thế nào?

Ở nước ngoài thì cái này khá tiện dụng vì như các cụ như mình hay nói là "tròn lái" còn ở VN em nghĩ không phát huy được như ở nước ngoài vì mình lái qua ngã tư hoặc U-Turn vòng cua cứ bị méo mó, tránh liên tục. Còn đi thẳng thì không phát huy tác dụng rồi.
 

amy

Xe đạp
Biển số
OF-14880
Ngày cấp bằng
18/4/08
Số km
22
Động cơ
513,230 Mã lực
Dạ cái núm đấy là cái gì thế ạ:)

Với cả cho e hỏi thêm, khi buổi tối, hoặc nhất là buổi tối lại còn mưa như HN mấy hôm vừa rồi, trời thì tối mà 2 gương thì toàn hơi nước, làm sao để lùi xe vào đúng chỗ mà ko quệt phải xe 2 bên/trước sau ạ:-<
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,615
Động cơ
904,965 Mã lực
Cái tay cầm trên vô lăng họ chỉ trang bị cho các loại xe công trình cần xoay chuyển nhanh nhưng tốc độ rất chậm thôi (nhất là các loại xe nâng bốc hàng trong nhà kho...).
Dù cũng có người nói "thói quen" nhưng khi chạy tốc độ tương đối nhanh (chưa cần lên đường cao tốc) thì cảm giác với cái vô lăng thường bằng 2 tay vẫn chính xác và an tâm hơn rất nhiều. Ngay việc trợ lực cho tay lái, thì với tốc độ tăng dần các nhà sx ô tô vẫn phải làm cho vô lăng nặng dần. Nếu cái tay cầm này có tác dụng thực sự thì không chỉ các nhà sx xe mà cả người sx phụ tùng đã làm ra hàng loạt ngoài thị trường rồi!
Ngay cả đi bình thường trong thành phố với tốc độ không nhanh lắm, các bác cứ phối hợp 2 tay thì tốc độ "vòng" vô lăng cũng đủ nhanh cho cả những trường hợp cần nhanh nhất. Ngay cả có những lúc đường vắng tay trái nắm vô lăng (chứ không phải tỳ trên vô lăng) em để đến tận góc 3 giờ nhưng vẫn thường phải để cả tay phải nắm vô lăng hỗ trợ (tay phải thì không bao giờ em cầm vô lăng quá góc 10 hay 11 giờ cả).
Khi quan sát các bác tài xe tải vuốt rất nhanh cái vô lăng thì đó cũng chỉ là lúc họ đang quay xe (tốc độ rất chậm). Dù đại đa số những cái xe hiện nay đều có trợ lúc (thủy lực hay điện) nhưng vô lăng vẫn đều có khả năng đánh trả lại (khi không vội, sau khi vòng em vẫn để vô lăng tự động trả lái) do vậy động tác "vuốt vô lăng" như các bác mô tả không an toàn chút nào cả, nhất là khi mặt đường gồ ghề!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top