Lái mới xin được chỉ giáo về cách xoay vô lăng ạ

amy

Xe đạp
Biển số
OF-14880
Ngày cấp bằng
18/4/08
Số km
22
Động cơ
513,230 Mã lực
Chào các cụ, em lấy bằng từ năm 2008 cơ ạ, nhưng hồi đấy học cũng là do ông bạn rủ rê đi học cùng cho vui, lấy bằng về cất vào tủ, mãi tháng trước mới lần đầu tiên cưới vợ 2, mới bắt đầu tập tọng lái thật ạ:">

Cho em hỏi ngu chút xíu:

1) Xe của em là Lacetti EX, có trợ lực lái. Thấy các cụ hay nói lái xe có trợ lực lái thì nên sử dụng 1 tay để "xoa vô lăng" cho linh hoạt. Nhưng sao em thấy xoa vô lăng nó khó vậy. Lái = 2 tay, hoặc 1 tay cầm vô lăng thì đúng là nhẹ, nhưng nếu đặt lòng bàn tay lên vô lăng, khi cua tay toàn bị trượt đi, ko quay vô lăng được như ý:-<chắc là em "xoa" vợ chưa chuẩn, cụ nào chỉ e cách xoa cho nó hoành tráng tí ạ, để đảm bảo xử lý an toàn mỗi khi cua.

2) Cũng vẫn là vấn đề khi cua, thường thì phải giảm tốc độ, giảm số khi vào cua, nhưng em thắc mắc là việc đấy làm trong khi cua hay là trước khi vào cua ạ? Ngoài ra trong khi cua có được cắt côn hay không?

3) Em hỏi một câu nữa liên quan đến việc ghép xe dọc ạ, em chưa có mấy cơ hội thực hành ghép xe dọc (2 lần đều có xi nhan, còn lại ko dám thực hiện 1 mình vì sợ quệt vào xe người ta):"> sợt trên otofun thì thấy có 2 kiểu hướng dẫn sau:
- Tiến lên song song với xe trước, lùi lại, đánh hết lái sang phải, sau đó lại đánh hết lái sang trái để ghép xe vào.

- Tiến lên song song với xe trước, đánh hết lái sang phải, sau đó trả thẳng lái, rồi cuối cùng mới đánh hết lái sang trái.

Vậy cái nào chuẩn hơn ah:">

Thanks & vodka tất cả các cụ ạ~o)
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,496
Động cơ
900,947 Mã lực
Các bác bây giờ học lái xe sướng: thế nào cũng đỗ!
Thời tụi em có mỗi cái vô lăng thầy kích bánh lên cho 2 đứa đúng một tuần tập vuốt. Khi sang Đức chạy bằng dịch đến lúc muốn đổi bị muộn thành ra phải thi. Người đức chỉ vuốt vô lăng như mình sau 1 thời gian lái đã thành thạo, còn khi tập và thời gian đầu mới lái họ dùng 2 tay "dồn" vô lăng. Trông rất buồn cười (vì cả 2 tay của họ không bao giờ đưa lên quá góc 9 và 3 giờ) nhưng hình như cách dồn như vậy an toàn hơn (vì vô lăng luôn được giữ chặt). Nhưng vì "không cơ bản" em cũng muốn dồn như họ nhưng không được. Hôm đi thi, vừa ngồi lên xe đã bị giám thị "mắng" vì cách vuốt của mình!
Thời tụi em xe không trợ lưc và AT cho nên em cũng chỉ thạo vô lăng với tay trái: bụng tay làm điểm tỳ để đẩy vô lăng, vòng phải khi qua điểm 11 hay 12 giờ thì úp nắm tay xuống nắm phía ngoài còn vòng trái khi đi qua điểm 8 hay 7 giờ thì úp nắm tay nắm phía trong vô lăng... nếu lái 1 tay, khi đi qua chỗ đường lổm nhổm nhiều đá, đường đông sau khi chuyển được số dùng thêm tay phải hỗ trợ cũng vẫn bụng tay làm điểm tỳ như tay trái...
Vào chuồng (ghép song song) thì bài cơ bản chắc họ post nhiều clips trên site này, nhưng để thành thạo thì bác phải tập với cái xe bác hay đi. Đánh lái đến bao nhiêu còn phụ thuộc vào khoảng cách bác đỗ với cái xe bên cạnh và tốc độ bác vào chuồng. Đi vài lần bác sẽ nhận ra cỡ lái tối ưu nhất!
 
Chỉnh sửa cuối:

quatmo212

Xe điện
Biển số
OF-3919
Ngày cấp bằng
21/3/07
Số km
2,362
Động cơ
572,737 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó có beer
1- làm thế nào mà lái thoải mái là đc, chứ cứ áp dụng 2 ngón (ví dụ với bmw...) chắc có ngày lao xuống ruộng ợ :D
2- giảm trước khi vào cua chứ ạ, hạn chế cắt côn
3- nói xuông khó lắm ợ, thực tế vài lần là thạo ngay à
chúc cụ chủ lái xe an toàn (b)
 
Chỉnh sửa cuối:

airblade.2k11

Xe tải
Biển số
OF-136170
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
330
Động cơ
372,390 Mã lực
1. Cụ kiếm cái bọc vô lăng bọc nó lại cho đỡ trơn, xoa nhiều sẽ quen thôi.

2. Cụ phải giảm tốc độ và về số trc khi vào cua (hoặc khi lên, xuống dốc). Hạn chế tối đa việc cắt côn khi vào cua.

3. Lái thành thạo thì cách 1, mới lái, phản xạ chậm thì cứ từ từ theo cách 2, nó cũng chả khác nhau là mấy đâu ợh. Cũng còn tùy trường hợp và cách lái của cụ như thế nào mà lấy lái sao cho chuẩn
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ vẫn coi như lái mới. Vậy cứ học vần vô lăng bằng 2 tay cho thành thạo. Vào cua ngọt ngào. Tới lúc nó ngon bằng 2 tay thì có thể xoa bằng 1 tay ngon ơ. Đừng học tắt. Sau này cụ ngon mà thích ngầu, có thể mua quả đấm gắn lên vô lăng, xoa vô tư.
Vào cua phải giảm tốc trước khi ôm cua, nhưng thường khi cua xe sẽ bị mất tốc độ, gần hết cua cụ có thể ga để tăng tốc. Nhưng cái này là cảm nhận phải tốt, đừng để tốc độ cao quá, văng ra ngoài do lực ly tâm.
Cái ghép dọc cụ nói vậy nó cũng khó, nhưng có lẽ ý 2 chuẩn hơn. Đã tiến lên // với xe trước rồi thì khi lùi là phải đánh lái ngay, chỉ trừ khi cụ tiến lên quá đà thì phải lùi thẳng một tí rồi mới đánh lái. Khi nào ngon, cụ có thể ghép dọc vào 1 đỏ mà trước sau mỗi bên chỉ thừa 30-40cm thôi.
 

cuongcao113

Xe tăng
Biển số
OF-39195
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
1,199
Động cơ
481,220 Mã lực
Nơi ở
Xala Hà Đông Hà Nội
Tốt nhất lái bằng 2 tay khi ôm cua k vuốt viếc gì nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Khi nào lái ngon rồi hãy vê với vuốt cụ chủ nhé.
Đừng nghe người khác kích là ăn đòn đấy.
 

dapvocaydan

Xe điện
Biển số
OF-54223
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
3,459
Động cơ
483,260 Mã lực
Theo em cứ học lái bằng hai tay thành thạo rồi mí tính đến chuyện xoa ạ:D
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,489
Động cơ
468,253 Mã lực
Muốn dùng 1 tay, cụ phải tì cùi tay xuống vô lăng, bàn tay mở ra chứ ko được nắm thì mới "doa" được.
 

Boo Boo

Xe hơi
Biển số
OF-74650
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
181
Động cơ
425,230 Mã lực
Em có ý kiến về mục 3. Thực ra chỉ nắm được về nguyên lý là tiến lên song song với xe trước, lùi dần sao cho bánh sau sát vỉa hè. Còn trên thực tế nhiều khi khó có thể chính xác được về khoảng cách xe, chiều dài xe nên cứ từ từ đánh lái lùi dần thôi và xoay vô lăng kết hợp nhìn gương phải đảm bảo bánh sau sát vỉa hè và đương nhiên mũi xe ko va chạm với mít của xe trước, chứ cứ đánh hết về một phía sợ ko hợp lý lắm. E tuyền làm theo cách của e và thấy cũng ổn
 

newbie11

Xe buýt
Biển số
OF-115802
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
541
Động cơ
390,830 Mã lực
Cụ lấy bằng từ 2008 mà hỏi thế này....
Tốt nhất là cụ lấy quyến giáo trình kỹ thuật lái xe ra học lại cơ bản đã...
Thành thạo cơ bản rồi hãy nâng cao xoa, xoa vô lăng thường chỉ áp dụng khi lấy lái nhanh nhiều (ví dụ khi quay xe, vào cua gấp...) tốc độ lấy lái tỷ lệ nghịch với tốc độ xe, xe càng đi chậm thì lấy lái càng nhanh và ngược lại, lấy lái sang trái thì dùng tay phải xoa, lấy lái sang phải thì dúng tay trái xoa, nhưng lưu ý luôn luôn đề phòng hỗ trợ bằng tay kia (ví dụ đường có sỏi cát, hoặc ổ gà, đá... có thể làm mất lái...)

Cụ đọc thêm cái này: http://vnexpress.net/comment/2009/06/3b9b2db0/

(Nhớ đọc cả các ý kiến đóng góp bên dưới nhé)
 
Chỉnh sửa cuối:

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,464
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Nói chung là quen hay không quen thì những đoạn đường cua và đường xấu thì nên lái bằng hai tay cho chắc dẫu sao cũng chẳng đi nhanh đc
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
[video=youtube;Lxa6lF-l13c]http://www.youtube.com/watch?v=Lxa6lF-l13c[/video]​
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,519
Động cơ
471,240 Mã lực
Đến chỗ rẽ ngã ba, ngã bốn trong nội thành thì thường nhà cháu đi thế này:

- Xi nhan báo chuyển hướng. Quan sát gương. Chuyển chân ga -> chân phanh mục đích cho xe giảm tốc độ. Đến lúc vào cua, tùy theo cảm nhận có thể đệm phanh để giảm tới tốc độ an toàn khi vào cua, đạp hết côn, tay trái vần tay lái đồng thời tay phải về số thấp hơn (trong nội thành thì thường đi số 4 ->3, nếu đang ở 3 thì ko cần). Giữ nguyên côn cho xe trôi tự do trong quá trình chuyển hướng rẽ. Sau khi chuyển hướng xong (hoặc gần xong), xe đã thẳng đường, nhả côn, tăng ga đi như bình thường.

- Trường hợp đường đông, có thể phải về tận số 2 và 2 tay vần lái chứ ko xoa được.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
Em lấy bằng lâu quá mới có xe nên lúc bắt đầu lái xe của mình thì quên hết. Vậy là em tự học trên Youtube cách vần 2 tay kiểu hand-over-hand. Em nghĩ kiểu này phù hợp với xe thông thường vô lăng quay 900 độ (2 vòng rưỡi). Xe đua quay 180 độ thì vần kiểu pull and push.

Kiểu hand over hand là kiểu đẹp mắt ạ. Hành khách trên xe trầm trồ xoa đẹp thía.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,434
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Xoa vô lăng cụ phải xoa nhẹ nhàng như xoa ngực Phụ nữ ý ạ. Em fun tí, em té :D
 

FiestaS

Xe tải
Biển số
OF-110475
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
310
Động cơ
393,580 Mã lực
Nơi ở
Lạc Long Quân
Cụ mà đi xe của em mà thực hiện xoa tay như cụ định tập thì có ngày sái tay như chơi( em đi Bim), chỉ lúc trả lái mới chơi 1 tay được, mà trò đời thế này cụ ạ, cụ xoa tay lên trình cao rồi lại chán, lại thích đi 2 tay đấy. Cách đây 5 năm thấy mấy bác tài đi ỉn xoa tay mà nhìn khâm phục, giờ lại thấy quá thường, giờ chỉ phục bác nào lái 2 tay mà như xoa 1 tay ý, đó mới gọi trình cao, cao về thẩm mĩ và cao cả về độ an toàn
 
Chỉnh sửa cuối:

amy

Xe đạp
Biển số
OF-14880
Ngày cấp bằng
18/4/08
Số km
22
Động cơ
513,230 Mã lực
Dạ cảm ơn các cụ rất nhiều ạ, mấy hôm bận công việc quá không vào thớt để hóng được. E lấy bằng từ 2008, nhưng lấy xong bỏ xó, 1 tháng trở lại đây mới bắt đầu ngồi lên xe, vậy là coi như lái mới toe rồi:">

E hỏi các cụ cách xoa vô lăng chả phải đú đởn sành điệu gì đâu, là tại lượn OF thấy nhiều cụ kêu lái = 1 tay linh hoạt hơn, quay vô lăng nhanh hơn => xử lý tình huống nhanh hơn, nhất là khi phải đánh lái gấp, etc, với lại đúng là khi 2 tay đều ôm vô lăng thì khi cần vào số, hoặc tay phải giữ gạt xi nhan, etc, sẽ khó hơn, chứ nghe các cụ nói thế thì em lại 2 tay mà xoay cho an toàn nhỉ.

Cái vụ ghép xe dọc, cụ nào chỉ e cách tập (và nơi tập luôn) với ạ :-* quanh nhà e thì nhiều xe đỗ dọc lắm cơ mà ko dám vào tập, sợ sai sót quẹt xước xe của người ta. Giá kể chỗ nào có kẻ ô (kiểu như bãi đỗ bỏ trống ý) mà tập nhỉ? Các cụ hồi xưa tập món này như nào ạ?

E đi 1 vòng vodka các cụ.
 

amy

Xe đạp
Biển số
OF-14880
Ngày cấp bằng
18/4/08
Số km
22
Động cơ
513,230 Mã lực
Đến chỗ rẽ ngã ba, ngã bốn trong nội thành thì thường nhà cháu đi thế này:

- Xi nhan báo chuyển hướng. Quan sát gương. Chuyển chân ga -> chân phanh mục đích cho xe giảm tốc độ. Đến lúc vào cua, tùy theo cảm nhận có thể đệm phanh để giảm tới tốc độ an toàn khi vào cua, đạp hết côn, tay trái vần tay lái đồng thời tay phải về số thấp hơn (trong nội thành thì thường đi số 4 ->3, nếu đang ở 3 thì ko cần). Giữ nguyên côn cho xe trôi tự do trong quá trình chuyển hướng rẽ. Sau khi chuyển hướng xong (hoặc gần xong), xe đã thẳng đường, nhả côn, tăng ga đi như bình thường.

- Trường hợp đường đông, có thể phải về tận số 2 và 2 tay vần lái chứ ko xoa được.
Hix sao e thấy các cụ ý bảo vào cua thì ko được cắt côn ạ8-}
 

fuji

Xe hơi
Biển số
OF-149732
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
191
Động cơ
359,360 Mã lực
2. Cụ phải giảm tốc độ và về số trc khi vào cua (hoặc khi lên, xuống dốc). Hạn chế tối đa việc cắt côn khi vào cua.
Đến chỗ rẽ ngã ba, ngã bốn trong nội thành thì thường nhà cháu đi thế này:

- Xi nhan báo chuyển hướng. Quan sát gương. Chuyển chân ga -> chân phanh mục đích cho xe giảm tốc độ. Đến lúc vào cua, tùy theo cảm nhận có thể đệm phanh để giảm tới tốc độ an toàn khi vào cua, đạp hết côn, tay trái vần tay lái đồng thời tay phải về số thấp hơn (trong nội thành thì thường đi số 4 ->3, nếu đang ở 3 thì ko cần). Giữ nguyên côn cho xe trôi tự do trong quá trình chuyển hướng rẽ. Sau khi chuyển hướng xong (hoặc gần xong), xe đã thẳng đường, nhả côn, tăng ga đi như bình thường.

- Trường hợp đường đông, có thể phải về tận số 2 và 2 tay vần lái chứ ko xoa được.
Cái xanh xanh và đỏ đỏ ở chỗ các bác có mâu thuẫn ko ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top