Thêm một ý nữa là các cụ chuyển chân phanh sang chân ga thì mớm ga từ từ khi đi trong phố, khi chuyển đèn đỏ sang xanh thì thả chân phanh cho xe tự bò đã rồi từ từ đè ga vì xe máy hay tạt đầu vọt lên trước oto thời điểm này lắm.
Ngược lại cụ ạ. Em học lái được 3 buổi thì mua xe. Em đi AT thấy về phần tay lái, cảm giác không gian, căn bánh xe và quan sát tốt hơn rất nhiều nên đã trợ giúp rất nhiều cho các buổi tập xe MT thứ 4 và thứ 5. Ông thầy dạy lái của em buổi đầu đã bắt đi ra đường nên bây giờ em không thấy sợ ra đường như buổi đầu nữa.Cháo có ý kiến dư lài: béc tuyền đi tắt đón đầu......
chưa có bèng thì đừng có......đụng vô AT. Hỏng hết chân......
thật ra việc có bằng hay ko chỉ liên quan đến tính pháp lý khi xảy ra tai nạn hoặc vi phạm, còn để an toàn trên đường thì quan trọng là trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm của người lái, nhiều người có bằng nhưng lái vẫn kém. E thấy ông thầy của cụ dạy sai quy trình, ko có số nóng số nguội ah, trước e học ở nhà bố e dạy có đầy đủ. Sau đó tiến lùi trong sân nhà, tất cả khoảng vài tiếng, sau đó ra đường vài tiếng thế là ngon. E từng lái hơn 2 năm ko bằng vì chưa đủ tuổi thi những ko xảy ra bất cứ 1 tai nạn hay vi phạm lỗi gì. Nói chung lái xe phải cẩn thận, ko chủ quan dc.Ngược lại cụ ạ. Em học lái được 3 buổi thì mua xe. Em đi AT thấy về phần tay lái, cảm giác không gian, căn bánh xe và quan sát tốt hơn rất nhiều nên đã trợ giúp rất nhiều cho các buổi tập xe MT thứ 4 và thứ 5. Ông thầy dạy lái của em buổi đầu đã bắt đi ra đường nên bây giờ em không thấy sợ ra đường như buổi đầu nữa.
Bố cháo bẩu mấy cái thao tác trên nghe chừng ko ổn.
LX là 1 tổng thể kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các cơ quan đoàn thể nghe nhìn: mắt - mũi - tai - chân - tay và mồm để chưởi
Người mới nái, do qá tập trung và căng thẳng nên tập trung tay thìa quên chân, chân quên tay, mắt thìa đờ người ra.....
ai cũng phải trải qua giai đoạn nài
Người đã thành thạo, khi vận hành, thao tác ko cần qá tập trung vào 1 đối tượng, có thể vửa đánh lái vừa ga or vừa phanh, thậm tría có thể nhắn tin cho mái được...
Dưng mún vầy phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cơ bản tốt.
Các béc đã có các kỹ thuật, kỹ năng LX cơ bản tốt ch?
Cụ báo giúp em cung đường cụ hay đi với ạ. Cụ mới học lái được 5 buổi đã phi em sport 2.0 thì kinh quá, Hà Nội ko vội được đâu cụ a.Em lái mới (mới tập lái được 5 buổi - chưa thi bằng) nhưng vì máu quá nên đã mua xe AT 2.0 (Sport nên rất bốc) được 1 tháng nay rồi. Lúc đầu thấy chân ga quá nhạy, đi trong phố chỉ sợ húc mít. Cũng đôi lần đạp nhầm tí nhưng vì đạp nhẹ + từ từ nên kịp thời chuyển chân phanh. Hiện tại số giờ bay của em mới được khoảng hơn trăm km thôi nhưng đã quen hơn và có vài ý kiến thế này:
- Việc nhầm chân ga - phanh sợ nhất là đi trong phố, mà trong phố thì tốc độ chậm thôi. Vì vậy lái mới cần tạo thói quen thường trực mũi chân ở chân phanh. Chỉ chuyển chân ga để tiếp ga khi phía trước thoáng. Như vậy có giật mình thì cũng không sợ đạp nhầm ga. Đi kiểu như vậy là không chuẩn nhưng mà giai đoạn đầu chưa quen cảm giác xe, chưa quan sát tốt thì đó là cách an toàn nhất. Sau này cảm giác lái ngon hơn rồi thì tính tiếp.
- Khi chân ở bàn đạp ga nên để mép phải của chân phải (ngón út) chạm vào thành xe chỗ sát chân ga. Như vậy, mỗi khi chân đặt ở ga ngoài cảm giác ở mũi bàn chân còn có thêm cảm giác ở mép bàn chân. Điều này nhắc nhở em rằng chân đang đặt ở ga khác với khi chân đặt ở phanh (không có cảm giác chạm ở mép chân)
- Luôn có thao tác chân nhấc ra thật nhanh nhưng đạp vào thật từ từ. Kể cả chân ga và chân phanh. Điều này giúp cho trường hợp có rà nhầm chân ga thì xe cũng không lồng lên và kịp thời phát hiện ra nhầm.
- Lúc đầu thấy chân ga nhạy quá em cũng có ý định bắt vít 1 cái gì đó vào cần đạp ga để khống chế bớt hành trình của chân ga. Nhưng bây giờ thì không cần nữa nếu tuân thủ quy tắc nêu trên
Xin các cụ cho ý kiến về cách đi xe của em trong phố thế có ổn không ạ?
À quên thêm 1 điều nữa là với lái mới xe AT thì nên giữ khoảng cách an toàn với xe trước xa hơn bình thường gấp 2 lần để đề phòng có từ từ đạp nhầm chân ga cũng đủ thời gian để chữa lại.