Cụ [@suzu37;307122] cho rằng điều chỉnh độ ẩm trong xe khó nhưng em cứ chờ thí nghiệm của cụ [@anhtho;71045] đã rồi mới biết nó khó cỡ nào.
Em chả hiểu mấy cái lý thuyết lắm nhưng với những gì các cụ chém em đã tự đưa ra cho mình một số phương án.
Ví dụ: khi mưa phùn (ẩm độ bên ngoài 100%), gió bấc và rét (nhiệt độ bên ngoài 16 độ) --> điều kiện lý tưởng cho đọng sương trên kính. Phải làm sao đây khi đã nhỡ đánh xe ra đường.
Em làm thế này 2 cụ xem được không nhóe:
1. Bật điều hòa ấm để "lừa" cho sương nó đọng phía mặt kính trong xe và do đó mặt kính ngoài xe sẽ không bị đọng sươnt => Theo lý thuyết của cụ Suzu37b
2. Tìm cách giảm độ ẩm trong xe để dù sương có muốn đọng cũng không đủ ẩm mà đọng=> Cách làm của cụ anhtho.
Như vậy lão đọng sương này đã ăn một cú "lừa" hoàn hảo: bị nhốt vào xe và nằm im đấy, không lớn lên được.
Có thể còn nhiều ví dụ và cách xử lý khác tùy tình huống.
Tùy cụ, em không cản cách hiểu của cụ đâu.
Hai thứ của cụ thì em thấy thế này:
1. Tại sao lại phải lừa cho nó đọng sương bên trong khi ngoài trời 16 độ. Đọng bên trong rồi thì làm sao giờ? Mờ lắm, đi khó.
Bật nút sấy kính? Chả được, lại làm tăng thêm đọng sương. Chú ý là "sấy" - tức là nóng ạ. Thường thì về mùa đông, ngoài trời nhiệt độ thấp hơn trong xe, muốn làm tan sương nhanh thì chịu rét một tí ti, chuyển từ chế độ điều hòa sưởi sang chế độ lạnh. Vài phút là tan hết sương. Rất nhiều lái xe đã làm điều này ạ.
Lấy khăn lau? Tay còn phải lái xe.
Nhờ lau? Không nên. Nhà sản xuất kính chắn gió ô tô (Windshield) đưa ra khuyến cáo là không được dùng khăn thông thường mà phải là khăn chuyên dụng vì những thứ bụi/sợi vương ra từ khăn sẽ làm mức độ bám nước, bám sương tăng lên rõ rệt.
2. Nếu cụ hay cụ nào đó có thể làm giảm được độ ẩm trong xe bằng cách này hoặc cách khác thì em không có ý kiến gì. Nhưng có hai điều cần chú ý với sức khỏe của người trong xe liên quan đến độ ẩm này.
Đó là: Rất không có lợi về đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em.
Lý do: Độ ẩm trong xe giảm thấp, xuống dưới 50% là rất nguy hiểm. (Với chị em phụ nữ thì ớn cái món nứt, nẻ, xấu - cái này ta không bàn). Đường hô hấp của người sẽ phải tiếp xúc (hít vào) thứ không khí có khả năng hút ẩm rất lớn. Do đó, miệng và đường thở nhanh chóng bị khô, mất nước, v.v... Cái này em không chuyên về cơ chế hô hấp nên em chỉ cảnh báo được thế thôi.
.
Việc chống giảm độ ẩm chắc chắn các cụ đã được đọc, nghe đài báo về việc để chậu nước kèm theo một cái khăn ẩm khi chạy điều hòa xuyên qua đêm rồi đấy. Lý do thì như em nói ở trên.
3. Cái này là của em
. Nếu có người trong một không gian kín thì người đó sẽ thải ẩm qua đường hô hấp vào trong không gian kín. Chưa kể ẩm qua mồ hôi ạ.