Em xin phép trình bày một chút về cơ chế mờ kính do đọng sương hay hiện tượng mờ kính do hơi ẩm.
Hình giải thích và đưa đến kết luận, trong phạm vi thời tiết Việt nam (đông, hè thoải mái) thì chỉ đọng nước hay mờ kính về phía nóng tức về phía có mặt kính nhiệt độ cao hơn.
Hình này thể hiện phân bố nhiệt độ trong không khí trong xe, trong lớp kính và không khí ngoài trời.
Tại một trạng thái của không khí luôn tồn tại ba thông số: nhiệt độ (độ C), độ ẩm ( % ) và nhiệt độ đọng sương (t đọng sương = dewpint = ts).
Khi không khí này được tiếp xúc với một bề mặt vật có nhiệt độ bề mặt tiếp xúc thấp hơn (hoặc bằng) nhiệt độ đọng sương ts thì ngay lập tức hơi nước ngưng tụ lên trên bề mặt đó.
* Ví dụ, lấy ngày có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm của Hà nội năm 2013 là 16 tháng 6. Nhiệt độ trung bình trong ngày ngoài trời là 35 độ C, độ ẩm trung bình trong ngày ngoài trời là 70%. Nhiệt độ đọng sương tương ứng tra được là xấp xỉ 29 độ C.
* Trong xe bật điều hòa lạnh. Nhiệt độ phù hợp là 24 độ C (tiêu chuẩn bẩu thế).
Câu hỏi, nước đọng vào phía nào của kính, ngoài trời hay trong xe.
Giả nhời, bám ngoài kính tức bề mặt ngoài.
* Tại sao?
Ngoài trời 35 độ C, trong xe 24 độ C. Theo cái hình trên thì nhiệt độ bề mặt kính phía ngoài chắc chắn thấp hơn 35 độ C và hoàn toàn có khả năng giảm xuống 29 độ C (cái này em tính được dưng ngại
) . Do đó đọng sương hay mờ kính từ phía ngoài hay phía nóng.
* Tại sao không đọng bên trong? Giả sử bên trong độ ẩm tới 99% do đông người, quần áo ẩm ướt, đầu tóc ướt thì sao?
Khi độ ẩm trong xe là 99% và nhiệt độ 24 độ C, nhiệt độ đọng sương tra được xấp xỉ bằng luôn 24 độ C. Nhưng cũng với hình trên, nhiệt độ bề mặt kính phía trong xe lại lớn hơn 24 độ C, do đó không thể đọng bên trong được.
* Vậy nến bên trong xe độ ẩm là 50% thì sao?
Khi độ ẩm là 50% và cùng với nhiệt độ 24 độ C thì nhiệt độ đọng sương tra được là khoảng 13 độ C, trong khi đó nhiệt độ bề mặt kính phía trong xe vẫn lớn hơn 24 độ C. Dứt khoát không thể đọng sương.