Em phản đối việc cho oto vào sân trường, trừ các xe chuyên dụng, sửa chữa khi không có học sinh.
Sân trường là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, học tập....,nên nó phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối, chứ không phải không gian dành cho giao thông, để oto, xe máy đi lại.
Những người cho oto vào sân trường có thể để khoe mẽ (ta có oto, ta cho xe vào sân trường, con ta được đón tại cửa lớp..) hơn là mang lại sự tiện lợi nào đó, họ bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của người khác, đặc biệt là trẻ em.
Dù trời nắng hay mưa, các cháu phải ra khỏi sân trường để lên xe, vừa để đảm bảo an toàn, trật tự vừa là rèn luyện (dù là chút ít) khả năng ứng phó với thời tiết, vừa tạo ra môi trương bình đẳng (ít nhất trong phạm vi sân trường).
Trước đã có vụ lùi xe làm tu vong 1 cháu rồi, lần này lại là phụ huynh nhưng là phụ huynh nam
Trời mưa, phụ huynh điều khiển xe bán tải đưa con đi học, lùi xe trong sân trường không may cán tử vong một học sinh lớp 2.
atgt.baogiaothong.vn
Trước con em học mẫu giáo cũng vậy. Trời mưa to mà trường mở to cổng cho xe ô tô phụ huynh đánh vào tận cửa lớp đón con. Sân trường thì bé không quay đầu được nên lúc ra phải lùi. Em kinh nghiệm hơn 20 năm lái xe rồi mà không dám đánh xe vào, chỉ dám đỗ ở cổng. Không cái ng.u nào bằng cái ng.u này. Vì trời mưa to, tầm nhìn rất kém, hầu như bằng 0. Lùi ra lùi vào kiểu gì cũng cán phải phụ huynh dắt con đi trên sân trường. Mà mưa to thì có hạ được cửa kính xuống mà nghe ngóng, quan sát được cái gì đâu. Chưa kể nhiều mợ lái xe đón con mới tập lái,hoặc lái kém, phản xạ chân ga chân phanh không tốt rất dễ xảy ra tai nạn. Em điện ngay cho hiệu trưởng chỉnh đốn. Sau đó 1 thời gian lại vẫn thấy mở cổng cho xe vào.
Vấn đề này đã có tiền lệ nhưng để rút kinh nghiệm hay thay đổi được điều gì ?
Các cụ ko cần phải lên tận vùng sâu vùng xa , cứ tan tầm các cổng trường thì thấy ý thức đưa đón con cháu hàng ngày thế nào.
Ai chẳng biết giờ toàn con vàng con bạc , bước vài bước sợ nó mỏi chân , rồi sợ bẩn , sợ mưa gió ....nên phụ huynh nào cũng phải cố chen gần nhất cái cổng . Đậu đỗ ngang dọc xếp các kiểu để đưa đón lũ nhỏ nhìn như tổ ong đến mức giờ tan tầm ai sợ tắc đường sẽ phải tính toán để tránh đi qua các khu vực cổng trường học .
Nhiều phụ huynh chia sẻ là vị trí cổng trường bất hợp lý và ko an toàn khi bước chân ra khỏi cổng là xuống thẳng đường gây mất an toàn cho cả học sinh lẫn các phương tiện đi ngang qua .
Mất bò mới lo làm chuồng , hi vọng có cái quy định về an toàn chứ cả xã hội ném đá đến chết cái ông bán tải cũng chả để làm gì .
Nhiều lúc em thử hỏi là không biết ở Việt Nam có thể bố trí các cán bộ trong ủy ban hoặc các nhân viên tổ dân phố, trước khi vào giờ học hay giờ tan học thì ra trước cổng trường học để phụ trách an toàn cho các cháu? Như bên em đang sống, thì trước những khung giờ này thì cảnh sát thành phố (không phải cảnh sát chính quy, có thể kiểu như quản lý trật tự ở VN mình) đều ra đứng ở các vạch qua đường quanh khu vực có trường học. Đa số là trước và sau giờ vào học và tan học tầm nửa tiếng. Nếu quân số của cảnh sát thiếu thì ủy ban nhân dân khu vực đó sẽ điều thêm nhân viên ra hỗ trợ.
Có như vậy thì ý thức của người dân khi đi qua khu vực gần trường học, bắt buộc phải nghiêm chỉnh hơn. Các em học sinh cũng được an toàn hơn, cũng như sẽ hạn chế được khá nhiều tệ nạn xung quanh khu vực trường học đó. Bởi bảo vệ của trường thì cũng chỉ quản lý được trong phạm vi nhà trường mà thôi. Tất nhiên kinh phí cho việc này sẽ do nhà nước chi trả, nhưng đa phần cũng đều lấy từ nguồn kêu gọi đóng góp của các công ty đang hoạt động kinh doanh và sản xuất trong khu vực đó.