[Funland] Lại có học sinh tử vong trong giờ học bơi

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,696 Mã lực
Giờ không hiểu ta còn có cái chứng chỉ bơi lội dư lày không nhỉ?
IMG_0203.jpeg
Cái nà viết hơi tối nghĩa nhỉ? Sao lại gọi là bằng? Đọc như thế này thì chỉ hiểu là đã tham dự chứ chưa thể nói là có biết bơi được :D
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,282
Động cơ
1,019,580 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái nà viết hơi tối nghĩa nhỉ? Sao lại gọi là bằng? Đọc như thế này thì chỉ hiểu là đã tham dự chứ chưa thể nói là có biết bơi được :D
Văn bản thời ngày xưa vẫn còn sơ khai về ngữ pháp.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,750
Động cơ
27,426 Mã lực
Văn bản thời ngày xưa vẫn còn sơ khai về ngữ pháp.
Gần đây xứ này vẫn vậy mà bác.
Tôi chứng kiến, 1 bác có cái Huân chương cao quý hạng 4 hạng 5 gì đó, đòi trợ cấp ...

Nhưng quy định cần cái Xác nhận đã được tặng thưởng abc và xyz. Chứ không phải cái tờ giấy A3 kia.
Khổ chủ đem hẳn cái Tờ vàng vàng ném vô mặt đồng chí cán bộ đáng kính, vẫn không được chấp nhận.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Em đoán là quốc hội đang thắc mắc vì sao VN mỗi năm có hơn 2.000 trẻ em chết đuối, thế giới hơn 236.000 trẻ em chết đuối mà Việt Nam lại có tỷ lệ cao nhất Đông Nam Á, cao gấp 10 lần các nước đang phát triển.

Nếu VN cao gấp 10 lần các nước đang phát triển thì phải có các nước nào đó, phát triển chăng, cao gấp 10 lần Việt Nam để kéo tỷ lệ VN về dưới mức trung bình của thế giới.
thông tin từ quốc hội
trích:
"Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, tuy đã giảm dần qua các năm nhưng đuối nước luôn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em và người chưa thành niên. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ em từ 0-14 tuổi tại Việt Nam cao hơn so với tỷ suất tử vong ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (4,2/100.000) và toàn cầu (4,1/100.000); thấp hơn các nước thu nhập thấp và cao gần gấp 10 lần các nước phát triển. Tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm khoảng 50% các ca tử vong do tai nạn, thương tích; xảy ra chủ yếu tại cộng đồng (76,6%), tại gia đình (22,4%) và tại trường học (1%); trong đó nhóm 0-4 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất và trẻ em trai cao gấp đôi trẻ em gái. Trẻ em ở khu vực nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em ở khu vực thành thị và 55% trẻ em tử vong do đuối nước thuộc các hộ gia đình nghèo ở nông thôn."

Mà con số 2k cháu là mục tiêu đến tận mấy chục năm nữa chứ không phải là bây giời

Họ tính tỷ lệ số trẻ em chết đuối /100.000 cháu. Ví dụ VN có khoảng 15tr cháu dưới 15-16 tuổi, mỗi năm có khoảng 2100 cháu bị đuối nước tức là tỷ lệ đó khoảng 13-14 ca / 100k cháu. Và tỷ lệ đó giảm không đáng kể cho đến nay

để so sánh với các nước phát triển thì bác có thể xem minh họa tỷ lệ đó ở các nước châu âu năm 2017, trước khi quốc hội nhấn nút.
deaths by drowning.png
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Từ khi quốc hội nhấn nút không thông qua việc đưa môn bơi vào chính khóa cho đến nay khoảng 5 năm tức là có khoảng 10-15k cháu ra đi vì không được học bơi chính thức tại nhà trường. Và nếu luật không thông qua, em có xem dự báo tỷ lệ này trong mục tiêu là không thay đổi mấy trong khoảng 50 năm tới.

Về mặt luật pháp thì không có ai làm gì được các đại biểu quốc hội. Nhưng về mặt nhân quả thì không ai dám nói nói rằng họ hoàn toàn không chịu trách nhiệm và không có liên quan gì đến cái chết của hàng chục ngàn cháu thiếu niên tới giờ và tiếp tục sau này.

Có lẽ khi nhấn nút từ chối, họ đã không nghĩ tới điều này. Dần dà em sẽ làm rõ việc đó.

Cho dù bay vút lưng trời
Cho dù đáy biển trốn thời được đâu
Cho dù núi thẳm hang sâu
Không nơi nào thoát quả sầu đã gieo
 
Chỉnh sửa cuối:

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sao đang nói về số liệu trẻ em chết đuối trên 100.000 trẻ em của Việt Nam thì cụ lại lôi số liệu người chết đuối trên 100.000 dân ở mọi độ tuổi của các nước khác ra so sánh vậy?
Liệu cụ có nhầm không?
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Sao đang nói về số liệu trẻ em chết đuối trên 100.000 trẻ em của Việt Nam thì cụ lại lôi số liệu người chết đuối trên 100.000 dân ở mọi độ tuổi của các nước khác ra so sánh vậy?
Liệu cụ có nhầm không?
nãy em kích nhầm, cùng một bảng thống kê, họ thống kê cho độ tuổi từ 0-4 và độ tuổi từ 5-14
0-4 tuổi:

còn từ 4-15 tuổi:
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu lấy tỷ lệ (0-4) + (4-15) của các nước đang phát triển thì em e là cũng không khác Việt Nam bao nhiêu đâu, nếu không nói là hơn. Ví dụ như Thái Lan còn gấp rưỡi Việt Nam, chính ngay số liệu cụ đưa.

Cái vụ "nhất Đông Nam Á" với "gấp 10 lần các nước đang phát triển" phải xem lại, thông tin đưa lên nhảm nhí như thế bảo sao Quốc Hội không quan tâm.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có hơn 2000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Trong số đó, 53% trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương… mà không có sự giám sát, bảo vệ của người lớn.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vừa hỏi thằng AI tỷ lệ chết đuối trẻ em trên 100.000 dân của một số nước Đông Nam Á, nó bảo như sau:
- Việt Nam: 2.1/100K dân
- Thái Lan: 1.5 (thấp hơn VN)
- Myanmar: 3.5
- Indonesia: 2.9

Bonus thêm Ấn Độ là 2,8
Trung Quốc thì số liệu khó tìm nhưng được cho là đứng thứ 2 thế giới. Nói chung số lượng 2000 trẻ em chết mỗi năm ở VN là không chấp nhận được xét trên quan điểm nhân đạo, nhưng so với các nước đang phát triển khác thì ở mức trung bình thôi. Không đến mức khủng khiếp như cái bài nào ở trên. Tất nhiên không so được với các nước phát triển, thu nhập họ cao gấp mình mấy chục lần.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Nếu lấy tỷ lệ (0-4) + (4-15) của các nước đang phát triển thì em e là cũng không khác Việt Nam bao nhiêu đâu, nếu không nói là hơn. Ví dụ như Thái Lan còn gấp rưỡi Việt Nam, chính ngay số liệu cụ đưa.

Cái vụ "nhất Đông Nam Á" với "gấp 10 lần các nước đang phát triển" phải xem lại, thông tin đưa lên nhảm nhí như thế bảo sao Quốc Hội không quan tâm.
Thì bác có bản lĩnh cứ biên thẳng vào đây là bộ LĐTB và XH, báo điện tử quốc hội đưa tin fake đi

hay để em cho bác đọc nốt báo Đảng cho đủ bộ
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thì bác có bản lĩnh cứ biên thẳng vào đây là bộ LĐTB và XH, báo điện tử quốc hội đưa tin fake đi

hay để em cho bác đọc nốt báo Đảng cho đủ bộ
Em thấy báo điện tử QH đăng tin bình thường, làm gì đến mức thảm thương như cụ nêu ban đầu:
1693054418217.png

Thấp hơn các nước thu nhập thấp và cao gấp 10 lần các nước phát triển, đâu có gì lạ đến mức báo động.

Còn mấy bài dẫn nguồn bộ LĐTBXH như cụ nói gấp 10 lần các nước đang phát triển, nhất Đông Nam Á là đã thấy nhảm rồi, chưa cần kiểm tra số liệu. Có thể bộ LĐ ko nhầm nhưng bọn 10 điểm 3 môn ghi chép nhầm. Đến khi tìm số liệu thì thấy ngay.

Túm lại là có sự nhầm lẫn khiến "gấp 10 lần các nước phát triển" thành "gấp 10 lần các nước đang phát triển".

Nhầm giữa "cao hơn tỷ suất trung bình châu Á - Thái Bình Dương" với "cao nhất Đông Nam Á".

Báo Quốc Hội đăng chuẩn, có lẽ sau khi xác minh lại với bộ LĐTBXH. Mấy bài đầu cụ trích là số liệu và thông tin nhảm.
 

dongnat123

Xe container
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,477
Động cơ
271,807 Mã lực

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Em vừa hỏi thằng AI tỷ lệ chết đuối trẻ em trên 100.000 dân của một số nước Đông Nam Á, nó bảo như sau:
- Việt Nam: 2.1/100K dân
- Thái Lan: 1.5 (thấp hơn VN)
- Myanmar: 3.5
- Indonesia: 2.9

Bonus thêm Ấn Độ là 2,8
Trung Quốc thì số liệu khó tìm nhưng được cho là đứng thứ 2 thế giới. Nói chung số lượng 2000 trẻ em chết mỗi năm ở VN là không chấp nhận được xét trên quan điểm nhân đạo, nhưng so với các nước đang phát triển khác thì ở mức trung bình thôi. Không đến mức khủng khiếp như cái bài nào ở trên. Tất nhiên không so được với các nước phát triển, thu nhập họ cao gấp mình mấy chục lần.
nếu là vào con cháu mình thì dù tỷ lệ nào cũng là khó chấp nhận được. nhà có 1 đến 2 cháu mà đi mất một cháu thì tỷ lệ đó là 50-100%

Vì bà đại biểu quốc hội tính tỷ lệ % số trường học có bể bơi, thế thì cũng nên tính trách nhiệm của mỗi đại biểu quốc hội khoảng 457 đại biểu không tán thành môn bơi thành chính khóa, tức là ngăn cản việc tiếp cận kỹ năng học bơi, một kỹ năng quan trọng của phần lớn các cháu ở độ tuổi thiếu niên và nhi đồng một cách chính thức. Nó thể hiện ở số ca đuối nước giảm không đáng kể và tỷ lệ số cháu biết bơi không tăng đột biến.

Khi nó thành môn chính thức, thì việc sử dụng các bể bơi bằng bạt hoặc các bể bơi trong hệ thống bể công cộng với tần xuât cao phục vụ việc học bơi sẽ giải quyết đươc vấn đề thiếu bể bơi. Tư duy mỗi trường phải xây một bể bơi là tư duy rất ấu trĩ.


Mỗi năm trung bình khoảng 2100 cháu ra đuối nước, chia cho số 457 đại biểu, mỗi vị gánh khoảng 4-5 cháu, năm năm vừa rồi thì mỗi vị gánh trách nhiệm khoảng 25-30 cháu. Phải nghĩ thật kỹ con số này. Và nó còn tiếp tục tăng sau mỗi năm.

Mỗi người nhấn nút từ chối đưa môn bơi thành chính thức về mặt pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm nhưng về mặt nhân quả thì khó nói lắm. Vì số lượng các cháu đuối nước vẫn diễn ra đều đều do đặc thù địa hình của VN.

Từ hôm vụ này xảy ra đến giờ khoảng 20-30 nữa ra đi rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,322
Động cơ
462,432 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Ngoài việc đẩy mạnh việc dạy bơi cho trẻ thì cần bổ xung thêm các kỹ năng đi bơi. Nhiều trẻ biết bơi rồi vẫn đuối nước. Nên khi bơi ko có người lớn đi kèm thì phải có áo phao or buộc can 5l vào cổ. Em thấy vs trẻ thì có khi chỉ cần chai coca hay pepsi 2l là cũng tạm ổn. Kp cứ ra rả là phải mặc áo phao. Vài chục k thôi nhưng không phải ở đâu cũng mua được và có tiền để mua. Đầu hè em về qê đi mua áo phao mà không có, phải đi lên tp cách 7km mới có.
Giờ phần lớn các lớp học tiểu học có tivi, trình chiếu thì gv nên cho hs xem các clip đuối nước + các phương pháp bơi an toàn, tiết kiệm.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,696 Mã lực
nếu là vào con cháu mình thì dù tỷ lệ nào cũng là khó chấp nhận được. nhà có 1 đến 2 cháu mà đi mất một cháu thì tỷ lệ đó là 50-100%

Vì bà đại biểu quốc hội tính tỷ lệ % số trường học có bể bơi, thế thì cũng nên tính trách nhiệm của mỗi đại biểu quốc hội khoảng 457 đại biểu không tán thành môn bơi thành chính khóa, tức là ngăn cản việc tiếp cận kỹ năng học bơi, một kỹ năng quan trọng của phần lớn các cháu ở độ tuổi thiếu niên và nhi đồng một cách chính thức. Nó thể hiện ở số ca đuối nước giảm không đáng kể và tỷ lệ số cháu biết bơi không tăng đột biến.

Khi nó thành môn chính thức, thì việc sử dụng các bể bơi bằng bạt hoặc các bể bơi trong hệ thống bể công cộng với tần xuât cao phục vụ việc học bơi sẽ giải quyết đươc vấn đề thiếu bể bơi. Tư duy mỗi trường phải xây một bể bơi là tư duy rất ấu trĩ.


Mỗi năm trung bình khoảng 2100 cháu ra đuối nước, chia cho số 457 đại biểu, mỗi vị gánh khoảng 4-5 cháu, năm năm vừa rồi thì mỗi vị gánh trách nhiệm khoảng 25-30 cháu. Phải nghĩ thật kỹ con số này. Và nó còn tiếp tục tăng sau mỗi năm.

Mỗi người nhấn nút từ chối đưa môn bơi thành chính thức về mặt pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm nhưng về mặt nhân quả thì khó nói lắm. Vì số lượng các cháu đuối nước vẫn diễn ra đều đều do đặc thù địa hình của VN.

Từ hôm vụ này xảy ra đến giờ khoảng 20-30 nữa ra đi rồi.
Các đại biểu QH biểu quyết dựa vào sự hợp lý tổng thể, giữa chi phí của việc học bơi và mức độ giảm tử vong đuối nước. Giữa tính mạng con người và chi phí, rất khó có thể cân đo đong đếm thế nào là hợp lý. Một ví dụ tương tự là tử vong do TNGT, ta có thể bỏ thêm tiền để an toàn hơn nhưng hoàn cảnh kinh tế chỉ có vậy thì đành chấp nhận mức độ rủi ro nó thế.

Cụ gán việc bấm nút với trách nhiệm đạo đức cho từng đại hiểu là ngụy biện.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỗi năm trung bình khoảng 2100 cháu ra đuối nước, chia cho số 457 đại biểu, mỗi vị gánh khoảng 4-5 cháu, năm năm vừa rồi thì mỗi vị gánh trách nhiệm khoảng 25-30 cháu. Phải nghĩ thật kỹ con số này. Và nó còn tiếp tục tăng sau mỗi năm.

Mỗi người nhấn nút từ chối đưa môn bơi thành chính thức về mặt pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm nhưng về mặt nhân quả thì khó nói lắm. Vì số lượng các cháu đuối nước vẫn diễn ra đều đều do đặc thù địa hình của VN.
Quản lý nhà nước không giống như quản lý một gia đình. Đương nhiên mọi cái chết đều đáng tiếc, đều cần làm mọi thứ để tránh nhưng ở góc nhìn quốc gia phải đặt yếu tố chi phí/lợi ích lên bàn cân. Một gia đình có thể hy sinh toàn bộ tài sản mình có miễn là cứu được tính mạng con cái nhưng ở quốc gia, nguồn lực hữu hạn cần phải phân chia cho nhiều mục đích, phải có tính toán cụ thể. 2100 trẻ em chết đuối mỗi năm là con số đau lòng. 1900 trẻ em chết vi tai nạn giao thông cũng vậy, trong tổng số gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông. Và hàng chục, hàng trăm nghìn người khác chết vì những nguyên nhân khác nhau mà ở đó tai nạn giao thông hay chết đuối chỉ là con số lẻ, nhiều nhất là tim mạch và ung thư. Không lẽ quản lý đất nước, chất lượng cuộc sống, an ninh quốc gia chỉ loanh quanh mỗi chuyện số người chết vì nguyên nhân nào mỗi năm?

Người làm chính sách phải dựa trên phân tích của chuyên gia. Các chuyên gia phải chỉ ra được trong 2100 ca chết đuối ở trẻ em, bao nhiêu có thể tránh được nếu biết bơi? Bao nhiêu ca sẽ tăng thêm DO biết bơi (moral hazard, trẻ em sẽ tự tin mò ra sông hồ chơi nhiều hơn do tự tin mình biết bơi, giống như câu chuyện tỷ lệ xe 2 cầu (4WD/AWD) cần cứu hộ cao hơn xe 1 cầu (2WD) do các xe 2 cầu thường hay cố ý đi vào đường rủi ro cao). Bao nhiêu ca sẽ tăng thêm trong quá trình học bơi? Liệu số tổng có giảm không, giảm bao nhiêu? Các vấn đề chi phí phát sinh có xứng đáng với con số giảm đó không (ví dụ chi mỗi năm 2.000 tỷ bảo dưỡng thay thế trang thiết bị học bơi, chi trả lương giáo viên bơi và cứu hộ nhưng chỉ giảm 20 ca mỗi năm, tức là chi 100 tỷ để giảm 1 ca chết đuối, thì tiền này để dành cho mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức và xiết chặt quy định + giám sát nguồn nguy cơ liệu có hiệu quả hơn?).

Không nên trách đại biểu ra quyết định mà nên trách những người làm công tác nghiên cứu, làm văn bản đề nghị chính sách pháp luật không chuẩn bị kỹ lưỡng số liệu. Những bài trích trước của cụ cho thấy số liệu lung tung, không có phân tích định lượng để làm cơ sở cho quyết định, tất cả chỉ là những lời rên rỉ đau xót thương cảm dựa trên số liệu thô không có ý nghĩa thống kê. Làm chính sách pháp luật mà như thế thì vứt! Cái đó chỉ phù hợp với mấy trò dân tuý với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Các đại biểu QH biểu quyết dựa vào sự hợp lý tổng thể, giữa chi phí của việc học bơi và mức độ giảm tử vong đuối nước. Giữa tính mạng con người và chi phí, rất khó có thể cân đo đong đếm thế nào là hợp lý. Một ví dụ tương tự là tử vong do TNGT, ta có thể bỏ thêm tiền để an toàn hơn nhưng hoàn cảnh kinh tế chỉ có vậy thì đành chấp nhận mức độ rủi ro nó thế.

Cụ gán việc bấm nút với trách nhiệm đạo đức cho từng đại hiểu là ngụy biện.
Quản lý nhà nước không giống như quản lý một gia đình. Đương nhiên mọi cái chết đều đáng tiếc, đều cần làm mọi thứ để tránh nhưng ở góc nhìn quốc gia phải đặt yếu tố chi phí/lợi ích lên bàn cân. Một gia đình có thể hy sinh toàn bộ tài sản mình có miễn là cứu được tính mạng con cái nhưng ở quốc gia, nguồn lực hữu hạn cần phải phân chia cho nhiều mục đích, phải có tính toán cụ thể. 2100 trẻ em chết đuối mỗi năm là con số đau lòng. 1900 trẻ em chết vi tai nạn giao thông cũng vậy, trong tổng số gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông. Và hàng chục, hàng trăm nghìn người khác chết vì những nguyên nhân khác nhau mà ở đó tai nạn giao thông hay chết đuối chỉ là con số lẻ, nhiều nhất là tim mạch và ung thư. Không lẽ quản lý đất nước, chất lượng cuộc sống, an ninh quốc gia chỉ loanh quanh mỗi chuyện số người chết vì nguyên nhân nào mỗi năm?

Người làm chính sách phải dựa trên phân tích của chuyên gia. Các chuyên gia phải chỉ ra được trong 2100 ca chết đuối ở trẻ em, bao nhiêu có thể tránh được nếu biết bơi? Bao nhiêu ca sẽ tăng thêm DO biết bơi (moral hazard, trẻ em sẽ tự tin mò ra sông hồ chơi nhiều hơn do tự tin mình biết bơi, giống như câu chuyện tỷ lệ xe 2 cầu (4WD/AWD) cần cứu hộ cao hơn xe 1 cầu (2WD) do các xe 2 cầu thường hay cố ý đi vào đường rủi ro cao). Bao nhiêu ca sẽ tăng thêm trong quá trình học bơi? Liệu số tổng có giảm không, giảm bao nhiêu? Các vấn đề chi phí phát sinh có xứng đáng với con số giảm đó không (ví dụ chi mỗi năm 2.000 tỷ bảo dưỡng thay thế trang thiết bị học bơi, chi trả lương giáo viên bơi và cứu hộ nhưng chỉ giảm 20 ca mỗi năm, tức là chi 100 tỷ để giảm 1 ca chết đuối, thì tiền này để dành cho mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức và xiết chặt quy định + giám sát nguồn nguy cơ liệu có hiệu quả hơn?).

Không nên trách đại biểu ra quyết định mà nên trách những người làm công tác nghiên cứu, làm văn bản đề nghị chính sách pháp luật không chuẩn bị kỹ lưỡng số liệu. Những bài trích trước của cụ cho thấy số liệu lung tung, không có phân tích định lượng để làm cơ sở cho quyết định, tất cả chỉ là những lời rên rỉ đau xót thương cảm dựa trên số liệu thô không có ý nghĩa thống kê. Làm chính sách pháp luật mà như thế thì vứt! Cái đó chỉ phù hợp với mấy trò dân tuý với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.
Số lượng trẻ em đuối nước là có thật, tỷ lệ trẻ thanh thiếu niên bị đuối nước ở Vn cao trên thế giới là có thật, đặc điểm địa hình VN mật độ sông ngòi dày đặc và bờ biển dài là có thật, trung bình hàng năm số lượng bão lũ vào Vn nàm thuộc loại cao trên thế giới là có thật, .

Tuy nhiên đại biểu Quốc hội viện dẫn lý do nguồn lực không đáp ứng là không thuyết phục, viện dẫn lý do tạo gánh nặng lên gia đình phụ huynh học sinh là không thuyết phục, viện dẫn tỷ lệ các trường có bể bơi ít cũng không thuyết phục, ngay trong phần tranh luận, các đại biểu khác đã phản đối mạnh mẽ việc đó.

“Cả 1 huyện chỉ cần 3, 5, 7 bể bơi tùy theo dân số. Môn học đó có giờ thì học sinh đến đó để học bơi. Việc này tôi thấy không hề khó. Như vậy phải có luật thì mới có cơ chế, có biện pháp, có kinh phí, có quỹ đất để làm bể bơi cũng như tổ chức các hoạt động thể thao khác. Tôi hoàn toàn nhất trí ý kiến của nhiều đại biểu là phải có tiêu chí này, yêu cầu bắt buộc học sinh khi ra trường thì phải biết bơi”- đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết.

Còn các bác đọc cho kỹ, em chỉ nói là trách nhiệm về mặt nhân quả là khó có thể nói là hoàn toàn không chịu trách nhiệm, chứ em không nói là trách nhiệm về luật pháp. Nhưng chả nói đâu xa, một người " sừng sững cơ đồ bỗng tay trắng" cũng chỉ vì liên quan gián tiếp đến hàng vạn mạng người ra đi trong đợt dịch đấy cũng tay trắng cơ đồ đấy. Làm quan là khó, chứ không phải dễ, buộc anh phải tròn vai trước cả pháp luật và luật nhân quả. Tròn vai trước pháp luật mà để lại hậu quả lâu dài, cũng sớm thôi, anh cũng sẽ phải gánh hậu quả của nó....Đó là em khuyên thế chứ không phải mang tính gây áp lực.

Viện dẫn lý do khó khăn ngân sách, hoặc kinh tế không cho phép là không thuyết phục, các tỉnh thôi chứ chả phải nói các thành phố lớn họ vẫn có thể vận hành được các bể bơi 0 đồng để cấp tốc học kỹ năng sống còn đó. Khi là môn chính thức việc học sẽ tiến hành ngay tại trường sẽ tiết kiệm vô số thời gian để học một kỹ năng sống còn. Việc hoàn toàn thời gian ở các thành phố lớn cũng gần như cản trở hoàn toàn các cháu học sinh học kỹ năng này ở các trung tâm hay bể bơi công cộng.


Nhưng luật không cho phép mọi hoạt động trong nhà trường đều là chui, và trẻ sẽ dễ dàng bỏ qua
 
Chỉnh sửa cuối:

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn các bác đọc cho kỹ, em chỉ nói là trách nhiệm về mặt nhân quả là khó có thể nói là hoàn toàn không chịu trách nhiệm, chứ em không nói là trách nhiệm về luật pháp. Nhưng chả nói đâu xa, một người " sừng sững cơ đồ bỗng tay trắng" cũng chỉ vì liên quan gián tiếp đến hàng vạn mạng người ra đi trong đợt dịch đấy cũng tay trắng cơ đồ đấy. Làm quan là khó, chứ không phải dễ, buộc anh phải tròn vai trước cả pháp luật và luật nhân quả. Tròn vai trước pháp luật mà để lại hậu quả lâu dài, cũng sớm thôi, anh cũng sẽ phải gánh hậu quả của nó....Đó là em khuyên thế chứ không phải mang tính gây áp lực.
Túm lại, ngắn gọn em thấy thế này cụ ạ:

- Số liệu đưa ra ban đầu là nhảm nhí, làm trầm trọng hoá thực tế. Ví dụ nói rằng tỷ lệ chết đuối cao gấp 10 các nước đang phát triển, hoá ra là gấp 10 các nước phát triển. Ví dụ nói rằng tỷ lệ chết đuối cao nhất Đông Nam Á, hoá ra chỉ là cao hơn trung bình châu Á - Thái Bình Dương. So với nhiều nước Đông Nam Á khác, VN thấp hơn, và thấp hơn cả Ấn Độ, một vài nguồn cho thấy thấp hơn cả TQ. Vậy, khi trình ra quốc hội, số liệu và tính chất bị thổi phồng quá đáng, đặt dấu hỏi về năng lực và/hoặc mục đích người đệ trình.

- Những người đệ trình không làm rõ được yếu tố chi phí/kết quả. Cụ thể chi phí hết bao nhiêu mỗi năm nếu bắt buộc học bơi (cần kết hợp bộ GDĐT tính toán khả thi, không thể đoán mò ước lượng), kết quả thu được là giảm bao nhiêu ca (phải có nghiên cứu cụ thể dựa trên phương pháp thống kê dự báo khoa học kết hợp thí điểm), so với các biện pháp khác (tuyên truyền, vận động, giám sát nguồn nguy cơ...) thì có tốt hơn, nguồn lực có thể phân bổ như thể nào để hiệu quả nhất?

Chỉ với 2 vấn đề trên thì đủ để bác bỏ, bắt những người đệ trình làm lại từ đầu. Chúng em đi làm thuê cho tập đoàn nước ngoài, chuẩn bị 1 báo cáo đệ trình phương án giải quyết vấn đề gì đó mà đưa số liệu với đánh giá chi phí/hiệu quả kiểu như trên thì không qua được vòng gửi mail chứ đừng nói triệu tập được cuộc họp với lãnh đạo.

- Cuối cùng. những người ủng hộ như cụ nếu chỉ xoáy sâu vào những chủ đề mang tính chất mê tín dị đoan, lấy những thứ nhảm nhí ra doạ dẫm thì không giúp ích gì cho công tác quản lý nhà nước, không giúp ích gì cho các cháu có nguy cơ chết vì đuối nước sắp tới. Xưa nay công tác quản lý nhà nước luôn lấy khoa học làm trọng tâm, quyết định dựa trên số liệu thống kê và phân tích định lượng. Em thì hoàn toàn khách quan, em chỉ đứng giữa chỉ ra cho cụ thấy nếu muốn làm thì họ phải đi như thế nào. Đi như vừa rồi là hỏng. Cách cụ tiếp cận trong tranh luận cũng không còn phù hợp ở chủ đề này. Cụ đang dùng 2 thủ pháp nguỵ biện là ad baculum fallacy (đoạn mang tính chất mê tín dị đoan em trích ở trên) và appeal to emotion (lấy những cái chết và nỗi đau để khoả lấp sự yếu kém trong lý lẽ).
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,330
Động cơ
294,685 Mã lực
Trẻ em ra bể bơi chủ yếu là chơi chứ không muốn bơi đâu cccm ạ. Vì chơi nô nghịch nó tự do và vui vẻ chứ bơi là vất vả hơn. Khi các cháu nhỏ học đến mức " biết bơi " là nhiều bố mẹ đã cho rằng thế là ĐƯỢC. Thày thì ng ta dạy biết bơi biết nổi là họ hết trách nhiệm và cũng là đúng bổn phận rồi.. thực tế chủ yếu các cháu bơi đc nhưnh chỉ 20,30 m là hết tầm. Nhiều cháu xin tiền đi bơi để ra đứng ngâm tám chuyện với nhau là chính, có cháu xin tiền đi ăn vặt rồi ra bờ bể ăn với nhau rồi về ...
Bơi không khó nên cccm cố gắng bớt chút thời gian để ý cho con tập luyện , em cho rằng đây là môn thể thao 1 công đôi 3 việc..vừa phòng tai nạn đuối nước vừa tạo sức bền thể lực vừa nâng cao thẩm mỹ cho trẻ em cccm ạ.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,957
Động cơ
193,188 Mã lực
Tuổi
49
Trẻ em ra bể bơi chủ yếu là chơi chứ không muốn bơi đâu cccm ạ. Vì chơi nô nghịch nó tự do và vui vẻ chứ bơi là vất vả hơn. Khi các cháu nhỏ học đến mức " biết bơi " là nhiều bố mẹ đã cho rằng thế là ĐƯỢC. Thày thì ng ta dạy biết bơi biết nổi là họ hết trách nhiệm và cũng là đúng bổn phận rồi.. thực tế chủ yếu các cháu bơi đc nhưnh chỉ 20,30 m là hết tầm. Nhiều cháu xin tiền đi bơi để ra đứng ngâm tám chuyện với nhau là chính, có cháu xin tiền đi ăn vặt rồi ra bờ bể ăn với nhau rồi về ...
Bơi không khó nên cccm cố gắng bớt chút thời gian để ý cho con tập luyện , em cho rằng đây là môn thể thao 1 công đôi 3 việc..vừa phòng tai nạn đuối nước vừa tạo sức bền thể lực vừa nâng cao thẩm mỹ cho trẻ em cccm ạ.
Đúng đấy Cụ ạ. Ở chỗ em cũng bắt buộc học bơi, cấp 2 học bơi ếch, cấp 3 học bơi sải. Một khóa khoảng 12 buổi nộp mấy trăm nghìn. Nhưng những cháu đạt môn bơi chưa phải là biết bơi đúng nghĩa đâu. Vì chỉ cần nín thở sải 2-3 sải tay được 20-30 mét là đạt rồi.
Như vậy không thể đổ tại nhà nước không đưa môn bơi vào chính khóa. Vì có đưa vào cũng đến mức biết nổi 10-15 giây tại bể bơi thôi. Để bơi được vài trăm mét ở bể bơi đòi hỏi gia đình tự cho con học bơi, tự bơi nhiều hơn. Và để bơi được ở ao, hồ, sông thì còn cần thành thạo hơn nữa.
Môn bơi là môn khá rẻ tiền và dễ thực hiện. Ngày xưa ở nông thôn toàn tự ra ao, hồ dạy nhau là bơi được tất. Chính vì thế con không biết bơi đầu tiên phải trách bố mẹ thiếu quan tâm, không dành thời gian cho con chứ không phải trách xã hội. 1 khóa bơi trung bình chỉ bằng bữa nhậu của bố hoặc cái váy của mẹ thôi. Con học bơi thì ngồi cạnh bể mà quan sát.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top