Chủ thớt hãy nhớ rằng khi xưa bố mẹ chăm sóc chủ thớt còn vất vả gấp 10 lần.
Bài viết rất chuẩn của một người có kinh nghiệm và khách quan, nhiều thông tin bổ ích cho các bạn trẻ sau này chuẩn bị tinh thần chăm sóc bố mẹ. Người nào biết cách thì đơn giản, chứ không biết không hiểu thì mệt lắm, rồi to tiếng lỡ lời mất hết tình cảm.Ồ, sao hoàn cảnh nhà cụ có nét giống nhà tôi vậy. Tôi sinh 5x, chấm chơi vơi, cụ bà sinh 3x. Tôi về hưu, may mà có tay nghề vẫn làm việc để cải thiện cuộc sống (vì lương hưu ít, mặt khác lo cho hai thân già khi cuối đời không bắt các con đóng góp nhiều), áp lực công việc, hay sự quay cuồng ở ngoài xã hội tôi đều cố gắng vượt qua, nhưng áp lực gia đình thì về đến nhà bố mẹ thì thật là lúc nào cũng lo ngay ngáy (vì tôi là con trưởng), ăn không yên ngủ không ngon. Cụ ông thì mất rồi, nhưng đó thực sự là người bố đúng nghĩa từ khi trẻ đến khi về với tiên tổ vì ông rất thương và thông cảm cho con cháu, không đòi hỏi gì nhiều, tự mình lo cho mình đến trước khi mất 1 năm mới nhờ con cháu vì cụ bị bệnh teo não trí nhớ không còn. Nhưng cụ bà hiện vẫn minh mẫn thì ngược lại (ở cạnh con gái và con trai thứ, tôi mỗi ngày cuối giờ rẽ qua một lần) tất cả các con chăm sóc phải nói là nhiệt tình, chu đáo, lương hưu cụ 5 triệu để cụ cầm tiêu vặt, không bao giờ lấy một đồng nào, anh em đóng góp tất cả từ ăn uống, thuốc thang, lương giúp việc. Như tôi nói ở trên cụ ở với giúp việc gần như 24/24 nhưng trong tư tưởng của cụ coi họ như đi ở đợ của chế độ phong kiến thời chị Dậu ấy, cụ soi kinh khủng, từ đi đứng, gọi điện thoại cho ai và không cho đi ra ngoài, nhiều khi đã gt cho cụ là người ta đi giúp việc là một nghề, và có những hoàn cảnh riêng tư..... thì cụ lại nói sếch mé đời tư của họ ví dụ như cô này gò má cao thì chả sát chồng ( gv ly hôn chồng), vì thế có gv đã phải nói như OS nhà cụ trên này đấy, chả thế có lúc một năm nhà tôi phải thay đến 16 cô giúp việc (danh sách trả lương của cô em từ năm 2019 đến nay là 31 cô gv). Mặt khác cụ truy lùng kinh khủng, đứa con nào đang đi làm thì cụ ít truy lùng hơn, mấy đưa về hưu thì cụ truy lùng suốt ngày( ví dụ cụ toàn nói: Về hưu đi làm thêm làm gì, toàn trốn không ở nhà chăm bố mẹ già, cụ có hiểu phải đi làm thêm mới có thêm kinh phí đâu) nhất là những dịp nghỉ dài ngày là cụ truy lùng liên tục như không gọi đt cho con mà toàn gọi cho cháu hỏi bố mẹ đi đâu....(nếu vắng vài ngày về cụ truy hỏi ngay). Như tôi từ khi về hưu chưa bao giờ dám đi quá 2 đêm, đi du lịch cũng không dám, toàn gửi vợ con đi ké họ hàng, còn mình ở nhà, đi là không yên với cụ, các cô cậu còn đang đi làm phải nói trực cơ quan...cho yên ổn.
Các cụ ạ, bản thân chăm sóc bố mẹ già tôi đã rút ra:
1. Các cụ ông phải đến hơn 90% các cụ khi về già rất thương và thông cảm cho con cháu, cuộc sống giản dị, cố gắng lo cho mình đến tận lúc về với tiên tổ ( ngoại trừ các cụ nhiều vợ thì không nói, các cụ nhiều vợ khổ lắm). Còn các cụ bà phải đến 70% các cụ trở tính so với lúc trẻ (khó tính, xăm soi...)
2. Các con tận tâm chăm sóc, cũng có lúc phải cương quyết một chút mới được viêc, và nhất là phải đoàn kết, không chia rẽ (nhất là các cô con gái, lâu lâu mới về thăm bố mẹ thường nghe lời bố mẹ kêu ca).
3. Đối với họ hàng thân thuộc như các anh em của bố mẹ già khi có ý kiến chưa đúng, thì các con cũng phải có chính kiến rõ ràng ( vì bố mẹ già thường khi giận con thường hay gọi điện cho họ hàng nói không chính xác).
4. Nếu sức khỏe cho phép, lâu lâu cho cụ về quê, có thể đi chơi du lich 2, 3 ngày (giả quyết tâm lý tù túng)
Người già thì trái tính trái nết là bình thường cụ ạ. Các cụ còn sống với mình, đối với em đã may mắn rồi. Chúc cụ và ông bà nhà cụ thật nhiều sức khỏe.Em cũng ko định tâm sự cùng các cụ vì mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi tính. Nhưng cứ 'chiều chuộng, đáp ứng" mãi các cụ lại càng "quái " hơn làm cả nhà em rất mệt mỏi.
Nhà em hai cụ đều cao tuổi, U90. Người già bệnh tật nhiều như xương khớp, cao HA, trái tính trờ giời ... là chuyện bình thường. Nhưng nhiều khi các cụ cứ tự nghĩ ra bệnh rồi yêu cầu này nọ mà thực tế ko đến mức cần như thế rất mệt mỏi. Hai cụ nhà em có OS chăm sóc. VC em hàng ngày đi làm và có việc nên ko ở nhà, mọi việc đều nhờ cô OS chăm sóc các cụ về sinh hoạt ăn uống. Đồ ăn thì được mua buổi sáng và để ở tủ lạnh.OS ở nhà hỏi ý kiến ông bà, mà chủ yếu là bà để nấu và chế biến theo yêu cầu. Chiều tối VC em mới về. Nói chung mọi chuyện cũng bình thường. Ông già bị xương khớp, tay chân run do Parkinson đi lại có khó khăn (dùng khung xe đẩy, chứ ko phải ngồi xe lăn). Ông vẫn có thể đi lại 1-2 vòng trong nhà (sàn nhà CC), được hỗ trợ lên xe đạp để đạp 20-30'. Vệ sinh cũng cần người hỗ trợ chủ yếu là kéo quần lên xuống, trông khi ra vào nhà VS cho an toàn. Túm lại ăn uống được, vẫn có thể vận động, xem TV, đọc báo đọc sách bình thường (dù không ngồi lâu được). Còn bà thì có mỗi bệnh chủ yếu là cao HA và bệnh "xoi mói". Còn ăn uống, đi lại, tự phục vụ (trừ khi ốm đau nằm bệt). Cách đây mấy hôm cụ bà ở nhà đang đi trong nhà thì đứng lại để điều chỉnh cái dép, co chân lên xuống ko vững nên có khịu xuống. Tiện tay có cái xe đạp em dựng bên cạnh thì bám vào thế là đổ kềnh cả người và xe ra sàn. Theo chứng kiến của OS thì cũng bình thường. Xe đạp (thể thao) ko đè vào người. Bà ngồi xuống sàn 1 lúc rồi được đỡ ngồi dậy đi vào phòng. Đến chiều thì bắt đầu kêu đau, ko thể trở mình, hay co duỗi chân tay, thấy khó chịu .... Nói chung là có triệu chứng của đau đớn, mệt mỏi. Người già mà ngã (ko phải do vấp hay đi nhanh) mà ngã tại chỗ đứng cũng có thể nguy hiểm nếu xương khớp ko tốt. Ngày chiều hôm đó và sáng hôm sau em có kiểm tra bằng cách xoa bóp dọc cột sống, khớp hông ... thì thấy đụng vào xương ko thấy kêu đau mà chỉ các phần cơ nằm hai bên cột sống. Như vậy có thể hy vọng xương ko ảnh hưởng mà chỉ do cơ co cứng gì đó nên cử động khó. Sau nằm 1 hôm thấy vẫn kêu la nên cô em nhờ 1 cậu BS đông y đến châm cứu, xoa bóp. Khi cậu ấy đến làm các đông tác kiểm tra thì cũng nhận định như em là xương ko sao chỉ là cơ thôi và quan trọng có lẽ là bệnh tâm lý là chính chứ ko phải đau do ngã. Cậu ấy đề nghị em đem chiều chụp kiểm tra. OK hôm sau em đem đi chiếu chụp và được kết luận xương khớp cột sống, khớp háng ko sao cả chỉ thấy hiện tượng thoái hóa thể đặc (cũng rất bình thường đối với cụ U90). Như vậy thực chất là xương khớp ko sao. Bình thường xoa bóp 2-3 ngày cùng châm cứu và cố gắng vận động là bình thường. Tuy nhiên chuyện ko đơn giản vậy. Vì là ngày nghỉ Giỗ tổ thế là cụ nhấc ĐT gọi cho người thân để ca thán mình bị ngã, mệt mỏi và mong mọi người qua thăm. Đó cũng là các cụ U80 cả chứ ko trẻ khỏe gì. Nhưng mọi người đều có việc nên từ chối, hơn nữa cũng biết tính cách của cụ già em hay thích là trung tâm của vũ trụ nên ko đáp ứng. Trong lúc đó việc châm cứu vẫn bình thường. Đồng thời em cũng yêu cầu cử động chân tay dù nằm trên giường, rồi xoay mình, tự bò ngồi dậy trên giường để có thể ngồi ăn chứ ko nên ăn nằm ... Nhưng điều khá "thú vị" là khi chỉ có 1 mình cụ trong phòng thì cụ tập vận động giơ tay chân, lật mình ... rất bình thường ko có bất kỳ biểu hiện đau đớn. Thậm chí còn nói đã co chân cả 100 cái ... Có lúc OS quan sát thấy tự ngồi dậy được nhưng khi OS vào lập tức lại nằm vật ra ... Nói chung có sự "biểu diễn". Ăn vẫn tốt, vận động tay chân co duỗi kể cả tự làm hay do BS đông ý làm thì ko thấy biểu hiện đau đớn (trừ khi vặn thật mạnh và hết cỡ), di ngoài phân bình thường (thậm chí mùi rất nặng do ăn uống và ăn yến bổ chăng). Nhưng khi ai hỏi thì vẫn kêu mệt mỏi lắm, phải chục hôm mới đỡ. Ko hiểu sao cụ biết 10 hôm sẽ đỡ.
Việc các cụ già ốm đau có lẽ bình thường, nhưng các cụ thích phóng đại lên vài lần để làm "mình mẩy", thành trung tâm vũ trụ thì cụ nhà em đã mấy lần như thế này rồi. Đã nói nhiều, thậm chí cô em đến nói thẳng "bà diễn vừa vừa thôi" cụ cũng kệ. Mọi người cứ bơ đi thì mấy hôm sau lại thấy bình thường. Nhưng điều đáng ngại nhất rồi có lúc bệnh thật với giả sẽ không biết thế nào mà lần (vì có 1 lần nửa đêm kêu mệt bắt em đưa đi cấp cứu, xuống BV chụp chiếu đo các loại cũng ko sao chỉ HA hơi cao 1 chút. Năm ở khu cấp cứu ồn ào quá ko chịu được đòi về, hôm sau chẳng có gì xảy ra cả). Có lần kêu mệt mỏi đi khám, XN các kiểu, OS đi theo hỏi bà có làm sao ko thì ko trả lời, nhưng OS xem các chỉ tiêu XN thấy đều OK cả, về nhà cụ ông hỏi cũng im lặng ko trả lời. Nhà cũng chỉ có 1 OS, trả lẽ mỗi người 1 trong khi bà con họ hàng thân cận thì có người già rồi vẫn còn phải lo toan cho con cái, đi chợ búa, bỏ tiền hưu ra để trả đủ các loại tiền. Còn cụ nhà em chỉ cần ngồi tập dưỡng sinh, đọc báo, xem vô tuyến, cần thì đi giao lưu ... nhưng lại ko thích. Vẫn thích chỉ đạo ăn gì, như thế nào, có đau ốm thì mọi người phải quan tâm. Ai góp ý gì thì đều làm câu: Moi người ko biết bệnh của tôi, nhưng khi hỏi ý kiến về việc chữa bệnh như đi chụp, châm cứu .... thì lại bảo TÙY mọi người
Chính xác cụ ah!Người già ai cũng vậy.
Ông Cụ nhà em trước đây nhìn các cụ già lúc lẫn cũng cười, giờ lại cũng như thế. Em không dám cười ông cụ nhà em, vì có thể sau này em cũng thế , quy luật cuộc sống, không ai tránh khỏi.
Nhưng khách quan mà nói, và thực tế em quan sát ngay những người hàng xóm, họ hàng thì người già lại trở về thời trẻ con ở cái ý là "sự chiều chuộng".
Những người già (trừ những người bị bệnh, mất khả năng vận động) mà không có sự chăm sóc tốt thường tự vươn lên và ngược lại.
Con cháu thì bị giằng co bởi quan niệm xã hội, có điều kiện mà không thuê người giúp việc để chăm sóc bố mẹ thì bị cười chê, mà có người chăm sóc thì các cụ "xuống" trông thấy.
Ví dụ chuyện ăn, đầu tiên tự nấu, tự ăn, sau thì không nấu, tự ăn, sau nữa là phải xúc cho ăn, tiếp đó là không nhai, không há mồm phải dỗ dành như "cháu lên 3" mới chịu.
Có người hỗ trợ, thành ra càng giảm tự vận động.
Em thấy, các cụ già, lẫn (không mất khả năng vận động) điều kiện kinh tế tối thiểu thường có cuộc sống tốt hơn những người được chăm sóc chu đáo.
Ông cụ nhà em (chỉ bị lẫn, không mất khả năng vận động), sau khoảng 3 năm có người hỗ trợ, thì nằm im một chỗ, mọi sinh hoạt tại giường (nhưng vào bệnh viện phải 2 nhân viên y tế giữ 1 cánh tay mới lấy được ven..) Em trộm nghĩ, nếu không có người giúp việc, có thể cụ không nằm một chỗ như vậy.
Nhiều khi chiều quá, thì cũng thành không tốt, có nên cũng phải nên "nghiêm khắc" với các cụEm nghĩ mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi tính. Bố mẹ mạnh khỏe, vui tính, về già ko muốn phiền muộn con cái là điều hạnh phúc (bà già vợ em đau cũng tự chịu vì sợ nói ra con cái lại lo lắng). Không thể nói mạnh về chuyện đạo đức phải thế này thế kia với người già vì là bố mẹ mình .... Chuyện trách nhiệm của con cháu là 1 chuyện, chuyện các cụ "hành tỏi" là 1 chuyện. Nếu các cụ lẫn, già yếu mất trí nhớ vận động kém mình phải vất vả chăm và động viên em lại thấy rất vô tư vì thực ra các cụ khi đó cũng vất vả chứ ko sung sương gì. Nhưng tính khí trái nết trở trời như bà già cụ chủ topic hay như bà già em thì thực sự ai sông cùng mới hiểu và thấy bà cũng "hơi quá đáng" với con cháu vì tính xét nét chi li đối với con cháu và người giúp việc.
Như bà già em có OS xuống giúp việc (chủ yếu cho hai cụ) bắt bỏ tiền ra mua xà phòng thuốc đánh răng mà dùng. Em phải can thiệp mới thôi.
Hai cụ thường ăn uống sớm hơn vì đúng giờ để uống thuốc, đi ngủ. Ăn xong nhiều khi còn thừa chút thức ăn cụ dồn lại và muốn OS giải quyết để "tiết kiệm". Em biết đổ đi hết.
Đồ ăn còn thừa cụ bảo OS cất đi trong tủ lạnh dù bữa sau hay hôm sau chẳng sờ đến vì tính của cụ là không ăn đồ cũ, phải tươi. Nhưng nếu cụ chợt nhớ ra và hỏi OS mà không còn khi chưa hỏi ý kiến là cũng bị mắng là phí phạm, nhà này ko bỏ đồ ăn thừa bao giờ. Em lại phải bảo OS đổ đi rồi cứ bảo tôi ra lệnh
Ví dụ như thế để các cụ thấy sự khó tính của các cụ già không chỉ mấy chuyện than vãn, xét nét đơn giản, chỉ thoảng qua đâu. Ở các tình huống đó Gấu nhà các cụ cảm thấy thế nào ? Đôi co với mẹ chồng thì ko được, im lặng thì thấy cũng ấm ức. Đâm ra mình lại thành chỗ để chứa đựng những bức xúc của cả hai người phụ nữ.
Em đồng ý với ý kiến này của mợ, vì chính mắt em chứng kiến sói nhà em đã phải hành động như thế với mẹ U90 của mình. Mọi chuyện ngày càng ổn khi cụ thấy ông con giai có thái độ cứng rắn, và cụ đã chọn cách thay đổi thái độ của mình để có thể sống yên vui bên cạnh con cháu.Nhiều khi chiều quá, thì cũng thành không tốt, có nên cũng phải nên "nghiêm khắc" với các cụ
Nên nhiều khi cũng cần thẳng thắn nói với các cụ, vì nếu mình ko nói, các cụ lại "lấn lướt", khi mình rắn thì các cụ lại là quả hồng mềm và ngược lại
Mẹ em cũng thế! Cứ bảo mua làm gì tốn tiền hả con. Nhiều khi em phải bảo: con cái cho tiền mẹ cứ cầm đi, chúng con có mới cho mẹ được chứ. Chứng tỏ con cái thành công chứMẹ cụ giống mẹ em, năm nay 80t rồi, mà chẳng muốn phiền con cái, sống bằng lương hưu, mua gì biếu cũng không chịu vì sợ con tốn tiền, thương lắm
Người hiền thì đôi khi hành cụ như vậy là bình thường mà. Có những người già ngày nào cũng hành, không cho cụ có chút thời gian nào nghỉ ngơi thoải mái đầu óc cụ chịu được không?Lại lý thuyết, thực tế nhà em đây có 1 trong 2 người già xưa nay hiền như cục đất cả cuộc đời giành hết cho con nhưng đến già thì đãng trí nên đôi khi làm ra những chuyện không ngờ khiến em nhiều lúc lên bờ xuống ruộng chứ có phải muốn thế để hành con đâu? Mình là con không cố gắng hết sức thì chả lẽ thằng hàng xóm cố gắng? Khổ thì đa số là khổ nhưng có người kêu người không đấy chính là mỗi người mỗi khác
Ngay câu đầu cụ khẳng định "chả có ai muốn hành con cháu" là em nghĩ cụ không hiểu gì về cuộc sống rồi. Cụ gặp được bao nhiêu người già mà cụ dám khẳng định chẳng có ai? Nếu có gặp thì cụ gặp ở đâu? Gặp bao lâu? Có trực suốt đủ 1 ngày để chứng kiến người ta hành nhau không? Hồi mới tốt nghiệp THPT em đi chăm ông em bị tai biến nằm hơn 1 tháng trong bệnh viện. Hồi đó chưa có điều kiện nên nằm chung nhiều bệnh nhân 1 phòng. Nhà em đông người nên cắt cử mỗi ca 2 người trực chăm ông cả ngày đêm đã chứng kiến những loại người già hành hạ con cháu họ thế nào. Đến nỗi ông em đang bệnh còn phải cố thều thào bảo ông kia đừng đánh mắng con cái nữa để cho bệnh nhân xung quanh nghỉ ngơi tíChả có ai muốn ích kỷ để đi hành con cháu cho khổ cả nhà cả. Sinh con ra nuôi con trưởng thành thi tự khắc hiểu điều đấy
Có tuổi rồi thì nhiều khi nói mà chưa kịp nghĩ, tay chân rệu rạo rồi, người thì lắm bệnh nên khó tính là đương nhiên
Chưa báo hiếu được mà cứ nghĩ bị hành thì là loại bất hiếu
Cái sai của cụ ấy là nói đúng tim đen của nhiều ngườiCụ ấy nói đúng mà, có gì mà sai mà đòi xử lý chứ
Cái sai của cụ ấy là nói đúng tim đen của nhiều người
Sao cụ biết được ntn mà nói như vậy là bình thường? Nói chung khi chăm cha mẹ thì khổ hơn là khi được chăm rồi nhưng mình đối xử với cha mẹ thế nào thì khả năng cao con mình sẽ đối xử với mình như vậyNgười hiền thì đôi khi hành cụ như vậy là bình thường mà. Có những người già ngày nào cũng hành, không cho cụ có chút thời gian nào nghỉ ngơi thoải mái đầu óc cụ chịu được không?
Ai nói việc chăm người già nhẹ nhàng 1 là gặp may 2 là chưa thực tế. Cơ bản là cực nhưng không quá nhiều người than vãn mà cắn răng chịu đựng vì than vãn thì được gì? Người thông cảm thì động viên cố gắng vì không có cách nào khác còn người nói cho sướng thì kể ra bao thứ xấu của người già (nói với mình chả lẽ trừ bố mẹ mình ra? )“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay” cụ Nguyễn Du đã nói rồi. Các bác bình luận cũng nên kiềm chế một chút kẻo mọi người lại nghĩ là mình sống này nọ. Chuyện cũng như đá bóng vậy, mới vào sân còn khoẻ mạnh thì tung hoành lắm, đến khi chạy cả hiệp rồi kiệt sức không có ai thay phải cố mà đá thì lúc đấy mới hiểu được cảm giác mệt mỏi bất lực là gì. Khôn ngoan thì phải bình tĩnh, giữ sức mà chiến đấu. Đường dài mới hay sức ngựa, đau ốm lâu mới hiểu lòng con cháu. Cũng như đá bóng vậy khi gặp đối thủ yếu mà đồng đội mình lại giỏi thì nhiệm vụ mình đơn giản thôi, còn ngược lại thì..... nhiều bác chưa từng trải nên cũng hay nhận định chủ quan quá
Vì em thấy cụ vẫn có thời gian lên mạng chém gió vèo vèo là ổn. Cụ không biết có những người già hành hạ con cháu sống không bằng chết mà vì sợ người ta đàm tiếu nên cố mà sống đấy. Nó có nhiều mức độ hành hạ. Mức độ và mật độ thế nào mà con cháu chấp nhận được thì vẫn thông cảm được cho người già. Mức độ quá đáng thì phải trị lại mới được. Em tin bố cụ chưa đến mức quá quắt kia. Nếu quá như em đánh giá thì cũng chả phải hiền lành tử tế gì, chỉ là che giấu tốt, già mới bộc lộ ra thôiSao cụ biết được ntn mà nói như vậy là bình thường? Nói chung khi chăm cha mẹ thì khổ hơn là khi được chăm rồi nhưng mình đối xử với cha mẹ thế nào thì khả năng cao con mình sẽ đối xử với mình như vậy
Theo cách suy luận của cụ thì em sắp đói đến nơi rồi vì suốt ngày chém gió thì lấy gì bỏ vào mồm? Nhưng em khẳng định em vẫn no ấm bằng chính mồ hôi mình bỏ ra do đó suy luận của cụ ở trên là sai thêm nữa nó liên quan đến những người mà em kính trọng nên em sẽ không sa đà, chi tiết với cụVì em thấy cụ vẫn có thời gian lên mạng chém gió vèo vèo là ổn. Cụ không biết có những người già hành hạ con cháu sống không bằng chết mà vì sợ người ta đàm tiếu nên cố mà sống đấy. Nó có nhiều mức độ hành hạ. Mức độ và mật độ thế nào mà con cháu chấp nhận được thì vẫn thông cảm được cho người già. Mức độ quá đáng thì phải trị lại mới được. Em tin bố cụ chưa đến mức quá quắt kia. Nếu quá như em đánh giá thì cũng chả phải hiền lành tử tế gì, chỉ là che giấu tốt, già mới bộc lộ ra thôi