- Biển số
- OF-61513
- Ngày cấp bằng
- 12/4/10
- Số km
- 1,717
- Động cơ
- 451,718 Mã lực
- Tuổi
- 49
cho em hỏi nếu đã lỡ đi vào làn trái rồi mà không kịp sang làn giữa thì lúc đó ta lại làm động tác xi nhan rẽ trái hoặc quay đầu đi lại có được không ạ ?
Có cái lỗi đi sai vạch chỉ đường đó cụ, cụ gặp phải CSGT non tay rồi.Hôm nay, em có chút việc cùng bố vợ đi xác nhận lý lịch **** ở Sơn Tây, nghĩ hnay là mùng 5 nhưng việc cần phải làm thì phải đi thôi dù ngày xấu. Trời mưa loay hoay trong phố mất 2 tiếng từ Long Biên sang Thanh Xuân, đúng là đi ô tô trong phố khổ quá, đi xe máy sướng hơn nhiều các cụ ạ!
Rẽ vào đường 32, vừa qua đường sắt đoạn Cầu Diễn, gần đến trường Đại Học Công Nghiệp, thấy đường thẳng tắp, sơn kẻ căng đét. Con đường đau khổ của thủ đô sắp hoàn thành rồi, em xin tả kỹ một chút là mỗi chiều chia làm 3 làn, giữa là dải phân cách với một đống dây điện chưa được hạ ngầm.
Đang bon bon thì nhìn thấy dưới đường làn ngoài cùng sát dải phân cách có vạch mũi tên chỉ rẽ trái trước khi đến đoạn cắt để sang chiều ngược lại, hai làn còn lại là mũi tên chỉ đi thẳng. Để ý không thấy có biển phân làn hay bất kỳ biển báo hiệu nào, em cứ làn ngoài cùng mà tiến. Qua một lối sang đường, xin đính chính là không phải là chỗ có đèn tín hiệu giao thông nhé. Đi được 200m, thấy phía trước có bóng áo vàng đi từ vỉa hè ra, một í nghĩ chợt lóe trong đầu em, 'phải chăng mình vượt phải" nhưng may quá từ lúc đi vào đường "đẹp", em chưa vượt xe nào. Em đoán chắc bắt ông nào đi sau mình thôi, thế là em tự tin tiến thẳng về phía quân thù. Oái oăm thay, đồng chí lại chỉ thẳng cạp nong vào xe em và đứng thẳng đầu xe em. (Đùa chứ, em mà ko làm chủ tốc độ thì lại có thằng chết, có cho tiền em cũng không dám làm nghề này, liều vãi) Em giảm tốc độ và táp vào lề đường, học tập các cụ, em dừng xe rồi ngồi yên đợi "đồng chí" đến, hạ kính thông báo là đang cài dây an toàn nhé. Sau đó em mở cửa xe ra ngoài, sau khi được " đầy tớ" chào, em nhìn thấy có biển hiệu nên tha không vặn vẹo và đi thẳng vào vấn đề.
XXX: Chào anh, anh đã vi phạm luật giao thông.
Em: Không để nói thêm em hỏi luôn: " Xin lỗi anh, tôi vi phạm luật giao thông là lỗi gì vậy"
XXX: Anh đi sai chiều mũi tên chỉ hướng
Em: ( Chửi thầm, thằng oắt con này sao lại bắt láo rồi, mặt bắt đầu nóng vì đang vội) Anh nói lại xem tôi đi sai là sai cái lỗi gì ? sai làn à?
XXX: Tôi nói anh đi sai mũi tên chỉ đường, tôi không nói anh đi sai làn.
EM: Anh chỉ cho tôi đâu là biền phân làn, còn vạch chỉ đường không có tác dụng phân làn. Đoạn rẽ đằng kia không có đèn tín hiệu giao thông, không có biển phân làn thì tôi có quyền đi vào làn ngoài cùng. Đường thẳng thế này không lẽ các xe muốn đi thẳng phải dẹp hết sang làn giữa để đi à. Anh chỉ cho tôi biển phân làn, tôi sẽ nhận lỗi ngay. Còn vạch chỉ đường, tôi rẻ không là quyền của tôi, tôi đi như vậy là không vi phạm luật giao thông nhé.
XXX: Anh đi vậy là sai rồi, anh cho tôi kiểm tra giấy tờ
Em: Anh kiểm tra giấy tờ vì tôi vi phạm hay kiểm tra hành chính( lại học được của các cụ)
XXX: Nhắc lại " anh vi phạm lỗi vạch chỉ đường", tôi không nói anh đi sai làn mà là đi sai vạch chỉ đường.
(thú thật em tham gia diễn đàn mà lần đầu tiên em nghe từ không đi sai làn, đi sai vạch chỉ đường, em nói có gì sai mong các cụ chỉ giáo, nhưng em điên quá, thằng này bắt lỗi ngu thật)
Em: Tôi nhắc lại là tôi không đi sai
XXX: Anh cho tôi kiểm tra giấy tờ
EM: Giấy tờ tôi đầy đủ, anh muốn kiểm tra giấy tờ ok, nhưng tôi nói lại là tôi không vi phạm, kiểm tra hành chính xong phải trả tôi giấy tờ.
XXX: anh học luật từ bao giờ
Em: Tôi chắc chắn là tôi học luật trước anh nhiều, anh hỏi kiểu gì đấy.
XXX: anh đi sai anh cho kiểm tra giấy tờ.
Lúc này một XXX khác đi đến hỏi làm sao, em lặp lại đúng câu nói của xxx trước và giải thích của em. Thấy cả hai không nói gì, em nghĩ ngay là đang đợi mình xin lỗi, biết được ý đó em....càng không xin. Rồi ông xxx thứ 2 đó tự nói, "lần sau anh rút kinh nghiệm". Em đang vội nên cũng không muốn dài dòng, lại bị ông bố vợ giục nên đi luôn, hai bên không chào nhau lấy một câu !
Chuyện của em kết thúc ở đây ạ, mặc dù kết thúc có hậu nhưng chẳng rõ ràng gỉ cả. Lẽ ra em định quay phim nhưng nghĩ vội nên không bày trò ra nữa mất thời gian. Lên xe đi rồi mà cảm thấy ức chế vì các công bộc của dân làm ăn như mấy thằng cướp í.
Qua đây cũng cảnh báo các cụ, nếu không muốn mất thời gian với mấy ' đồng chí của chúng ta thì khi qua đoạn này thì đi vào làn giữa mặc dù làn ngoài cũng không có ai. Cụ nào rảnh đi rồi quay lại cho anh em xem, đảm bảo lại hài ra trò.
Cám ơn các cụ đã chia sẻ cùng em, trong quá trình báo cáo, có gì sai xin các cụ chỉ giáo ạ!
Em không biết bác có hay đi đường 32 không nhưng mà đoạn này nó là .... vạch liền bác ạ. Bác sang là nó tóm bác lấn vạch ngayĐiều 9, điểm 1 khoản a NĐ 71/2012/NĐ-CP - Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường là 300-500 tại nội thành đô thị trung ương, 100-200 ngoài đô thị.
Cụ chủ thớt vi phạm do cứ bám làn trái để đi, tới mấy chỗ đó nên xi nhan đi vào làn trong rồi lại xi nhan ra. Vấn đề là GTCC kẻ mũi tên quá ngu, nên kẻ mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ trái
Bác trích dẫn cái này theo em em thấy không hợp lý, vì ở đây là VẠCH KẺ ĐƯỜNG (đứt hoặc liền) chứ không phải mũi tên chỉ đường hướng dẫn bác ạ. Lỗi bác nêu là lỗi đè vạch.Có cái lỗi đi sai vạch chỉ đường đó cụ, cụ gặp phải CSGT non tay rồi.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 17/2012/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2012
[FONT="]
[/FONT]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh
của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương
cầu lồi và dải phân cách tôn sóng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường
bộ Việt Nam gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị,
đường chuyên dùng, và các đường nằm trong hệ thống đường tham gia điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên - sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại (Hiệp
định GMS-CBTA; các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác).
Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa
khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự
như sau:
3.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4. Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác
đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng
đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Nghị định 71/2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm i, Điểm k Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
3.1.4. Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.Bác trích dẫn cái này theo em em thấy không hợp lý, vì ở đây là VẠCH KẺ ĐƯỜNG (đứt hoặc liền) chứ không phải mũi tên chỉ đường hướng dẫn bác ạ. Lỗi bác nêu là lỗi đè vạch.
kính cụ nhé. học tập tinh thần otofun
Đọc mà thấy tức đíu chịu được. Em ủng hộ bác!!