"Phương Đông định tính nhiều nhưng không thích định lượng", thực ra là phương Đông định lượng nhưng ít chi ly hơn phương Tây.
Trong khi đó, phương Tây định lượng rất chi ly, tuy nhiên hầu như không có định tính.
Như cụ nói ví dụ về thời gian, thì cũng lấy thời gian để minh chứng cho nhận định trên:
Phương Đông giờ Tí thì phương Tây chia ra 2 tiếng, rồi phút rồi giây...tức là rất chi tiết. Tuy nhiên hoàn toàn định lượng, không có chút định tính nào.
Phương Đông chia giờ hẳn 120 phút (tất nhiên trong đó lại chia như sơ, chính, mạt chẳng hạn), tuy nhiên về định tính lại rất nhiều, có thể viết ra cái giờ Tí đó bao hàm nội dung cả trang sách.
Cụ nhìn cái cây, đếm lá sẽ không nổi, nhưng đếm gốc thì quá dễ, mà Tây hay Đông thì thì đều bảo đó là cái cây ấy.
Vì nội hàm của 1 thứ quá nhiều, nên nhẽ mà chia nhỏ như phương Tây, thì không sách nào ghi hết nổi, nên phương Đông mới làm như vậy chăng?
Như cái nhà trong các ví dụ ở đây chẳng hạn, phương Tây có thể đo chính xác đến hàng mi li mét để tính diện tích hay khối lượng. Nhưng phương Đông không cần chính xác đến vậy, mà chú trọng vào việc đọc ra lý tính cái nhà. Có thể suy nghĩ, vậy thì kích thước là hơn hay tính chất là hơn, với 1 cái nhà?