Như đã nói, cuối tuần em xin cung cấp bản dịch là thư này cho các bác theo tuần tự:
I/ bản dịch mộc: Viết sao dịch vậy, giữ nguyên cấu trúc từ ngữ và cú pháp (Syntax) ===> sát nhưng đọc nghe có thể ngô nghê, khó hiểu thậm chí tức cười hay vô lý
II/ bản dịch "chuyển ngữ": Người viết theo văn phong gốc, khi dịch người dịch sẽ dịch theo logic và văn phong của ngôn ngữ sau cùng, nên có thể sẽ không giữ nguyên cấu trúc từ ngữ và cú pháp (Syntax) ===> không còn sát nhưng nghe sẽ "lọt tai" không còn ngô nghê, dễ hiểu gần gũi với ngôn ngữ sau cùng.
III/ bản dịch "nâng cao" thành một bài thơ: không còn viết theo văn phong gốc, khi dỊch sẽ giữ ý chính và cái (chỉ theo) logic của nội dung và phá vỡ cấu trúc ban đầu của bản văn gốc nhưng bù lại
bản dịch sẽ hoặc dễ hiểu hay dễ nhớ hoặc có cả hai và bay bổng hơn.
Đây là bản dịch mộc , dịch trực tiếp không dùng Google hay phầm mềm nào cả nhé!
Đây là một lá thư
Gửi từ Phum Xà Hiu Trên, ngày 19/11/1987
Gửi đến người tình cả đời của em,
Nào giờ em chưa từng biết tình yêu là gì, bây giờ em mới biết tình yêu là thuốc độc, làm cho người ta điên loạn, ăn không được, khát cũng không nuốt được buông không ra. Thôi em hiểu rồi!
Anh nói rằng anh yêu em, em cũng yêu anh, nhưng mà em tiếc lắm: Vì tình yêu giữa hai chúng ta (giữa hai người mình) nó cũng như là dầu và nước, không thể nào hòa chung với nhau được, Đây là việc phải suy nghĩ, bàn luận cho rõ ràng trước khi bắt tay vào làm 1 cái gì đó. Phải nghỉ từ ngày nay cho đến tương lai.
Anh ơi, chuyện của đôi ta nó giống như trong phim, trong kịch như vậy thôi. Nó không thể nào là sự thật vì chúng ta đang cách xa dầu ngắn.
Chúng ta chia tay, có gặp lại như ngày này nữa không? Dù cho cách xa như thế nào, em cũng luôn nhủ lòng, tự nói với lòng luôn thương anh.
Em muốn yêu cầu năn nỉ anh, xin đừng quên tất cả những kỷ niệm.
Trước khi kết thúc em xin chúc đến anh có sức mạnh, có sự dũng cảm, lạc quan làm tốt nhiệm vụ được giao. Chúc anh sức khỏe tốt và chiến thắng chiến thắng kẻ thù khắp mọi nơi.
Ngày mong tháng đợi!
ký tên,
Người yêu mồ côi
Một bài hát để làm kỷ niệm gửi để đừng quên:
Ngày mai em lấy chồng
1/ nhận được thiệp mời em đi lấy chồng, mới xây dựng cuộc đời mới, anh là thanh niên khách được
mời phía bên nhà gái.
2/ Ngày 12/9 người tổ chức cưới người đứng làm chủ hôn còn anh là người thanh niên có tính thẳng thắn chân thật của nhà gái, nhận hoa cau (Xem cắt nghĩa chuyện "nhận hoa cau" ở dưới!)
3/ Nỗi tiếc thương và đau lòng đến ngập đầy trái tim, nhớ nhau, kiếm (tim kiếm) nhau, bây giờ phải xa nhau!
4/ Anh xin chúc em, từ trong đáy lòng anh, như một người khách đến dự chung vui mong để được gặp mặt nhau. Nếu có thiệp mời hãy mời anh đến chung vui với.
Phụ chú:
Lễ cắt hoa cau non được người Khmer gọi là
“Pithi kach khanh sla”.
Lễ được tổ chức vào buổi sáng tại nhà của cô dâu. Khi tiến hành, ông Achar (Chủ lễ) thắp nhang đèn đọc kinh cầu ơn trên ban phước lành cho đôi tân hôn.
Trước khi cắt buồng hoa cau non, ông Maha (Chấp sự lễ) múa điệu “Rom bơk bai sây” có nghĩa là họ hàng thân tộc hai bên đã chính thức cho phép hai người kết hôn. Ông Maha dùng cái dao nhỏ ở trên mâm,
cắt lấy hoa cau trắng đặt trên ba đĩa gần các lễ vật.
Sau khi chú rễ kính cẩn lạy mọi người, cúi đầu cho trán chạm gối trên chiếu bông, ông Achar đưa
chùm hoa cau thứ nhất cho chú rễ tặng cô dâu,
chùm thứ hai tặng mẹ vợ,
chùm thứ ba cho em vợ, để tỏ lòng biết ơn đối với công nuôi dưỡng sinh thành của mẹ vợ và công khó của người em đã giúp đỡ vợ mình.
Kế tiếp là nghi thức chuyển nến quanh đôi tân hôn; ông Achar chuyển cho người ngồi bên trái, người ngồi tiếp chuyền cho đủ 19 vòng thì tắt nến. Sau đó ông Achar lấy hoa cau rắc lên người tân lang và tân nương, từ chỗ cô dâu và chú rễ đang ngồi cho đến lối đi vào buồng tân hôn để chúc phúc cho đôi uyên ương, gọi là “ Pithi bak phka sla”.
Cộng đồng người Khmer cư ngụ ở ĐBSCL có những nghi thức, tập tục riêng trong lễ thành hôn. Ngày nay, đời sống hiện đại cũng ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa xã hội địa phương, tuy nhiên ngày cưới của người Khmer Nam bộ vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của họ và nghi thức cắt hoa cau non cũng là minh chứng cho tình yêu, sự thủy chung của đôi lứa cũng như câu:
Hoa cau đã gửi cho nàng,
Nguyện xin trọn kiếp đá vàng thủy chung.
Xin lưu ý đây mới chỉ là bản dịch mộc để đáp ứng cái ý kiến "chưa sát"!
FYI, hẳn là họ có cái như cầu
"đã làm thì phải làm thật sát mới thỏa mãn" nhưng chỉ nói mà không thấy làm!