- Biển số
- OF-93830
- Ngày cấp bằng
- 3/5/11
- Số km
- 117
- Động cơ
- 403,090 Mã lực
Các cụ đã thẩm món ăn ở đây chưa ạ
https://dantri.com.vn/doi-song/la-lung-nhung-quan-an-chui-khach-nhu-tat-nuoc-chi-co-o-ha-noi-20190717064602516.htm
Khi khách phàn nàn vì đợi lâu, nữ nhân viên trong quán đã tuôn một tràng dài tục tĩu: “Mày mất tiền vào quán ăn, tao mất công phục vụ. Muốn ăn thì phải chờ... ai ăn không của ai cái gì nhé. Chửi cái... nhà mày í…”...
Nhóm phóng viên Dân trí đã mất nhiều ngày, khảo sát nhiều quán ăn ngon, nổi tiếng ở Hà Nội để tìm hiểu về thực trạng của phong cách phục vụ lạ lùng này.
https://embed.vietnamnettv.vn/v/165205.html
Bất chấp chửi khách như “tát nước”
Nằm trên đường Ngô Sỹ Liên, phía sau ga Hà Nội, một quán bún dọc mùng từng được nhiều chuyên trang ẩm thực trong nước và quốc tế xếp vào hàng đặc sản, món ăn ngon nức tiếng đất Hà Thành. Quán không có tên gọi cụ thể mà được nhiều người gọi bằng cái tên “bún chửi”.
Quán bún dọc mùng trên đường Ngô Sỹ Liên (Hà Nội) từng được nhiều chuyên trang ẩm thực trong nước và quốc tế xếp vào hàng đặc sản, món ăn ngon nức tiếng đất Hà Thành.
Nhóm phóng viên Dân trí có mặt tại đây vào khoảng 12 giờ trưa, đúng giờ cao điểm, khách đến ăn đông nhất. Cả khu vực tầng 1 và tầng 2 của quán đều kín chỗ, nhiều vị khách đến sau, phải chen chúc xếp hàng, đảo mắt liên tục để tự tìm chỗ ngồi.
Người này chưa ăn xong, đã có người khác đứng chờ sẵn. Đồ ăn thừa, giấy ăn bẩn được nhân viên trong quán gạt luôn xuống sàn.
Bà chủ quán ngồi ngay lối ra vào, luôn tay, tất bật thái thịt, lấy bún. Phía trước mặt là nồi nước dùng sôi sùng sục trông khá bắt mắt. Bún ở đây gồm các món: bún lưỡi, bún sườn, bún móng giò, với giá từ 50-80 nghìn đồng/ bát, tùy theo yêu cầu của khách.
Bún ở đây gồm các món: bún lưỡi, bún sườn, bún móng giò, với giá từ 50-80 nghìn đồng/ bát
Sau khi gọi 2 suất bún lưỡi với giá 50 nghìn đồng, chúng tôi khá vất vả mới tìm được một chỗ ngồi ở góc chân cầu thang tầng 1. Lúc này trên bàn ăn, những sợi bún thừa, nước chấm của khách ăn trước vẫn còn ngổn ngang, bừa bộn. Chưa kịp ngồi xuống ghế, một nhân viên trong quán đã gọi với theo, nhắc nhở: “Khách đông, nên chịu khó chờ lâu đấy, đừng giục”. Ngay bàn bên cạnh, nhiều vị khách đến trước vẫn chưa có đồ ăn, tỏ rõ sự sốt ruột.
Nhân viên trong quán lớn tiếng khi khách yêu cầu được phục vụ nhanh
Đợi chừng 15 phút, thấy quá lâu một vị khách nam khoảng 30 tuổi thắc mắc: “Sao lâu quá chị ơi, nhanh nhanh hộ cái”. Bất ngờ, nữ nhân viên trong quán đứng ngoài cửa, nói như quát: “Giục cái xxx gì mà giục, giục 2, 3 lần người ta đã bảo từ từ rồi.”.
Nữ nhân viên áo đỏ, "chửi nhau như tát nước vào mặt khách"
Sững sờ trước thái độ của nhân viên, nam thanh niên này bức xúc lớn tiếng: “Người ta bảo bê đồ nhanh nhanh lên mà nói cái gì thế”. Chưa kịp nghe hết câu, nữ nhân viên trong quán đã tuôn một tràng dài tục tĩu: “Mày mất tiền vào quán ăn, tao mất công phục vụ. Muốn ăn thì phải chờ. xxx ai ăn không của ai cái gì nhé. Chửi cái xxx nhà mày í…”.
Không vừa, nam thanh niên này cũng đáp lại. Nữ nhân viên bỏ hẳn khay đồ ăn trên tay, đứng chống nạnh, chửi nhau “như tát nước vào mặt” khách.
Màn so găng, đấu khẩu mỗi lúc một căng thẳng nhưng các vị khách khác trong quán vẫn cặm cụi ngồi ăn. Bà chủ cửa hàng ngồi bên ngoài, chỉ khẽ nhắc nhở: “thôi thôi, đừng nói nữa”. Lúc này, một nam nhân viên khác trong quán, lách người tiến tới, bê hai suất bún cho bàn ăn của nam thanh niên vừa rồi, cuộc đấu khẩu mới tạm thời lắng xuống.
Vị khách và bạn cũng ngồi xuống bàn ăn, thưởng thức tô bún như chưa có chuyện gì xảy ra.
Bà chủ quán cũng liên tục có cách ăn nói "mát mẻ"...
Muốn không bị chửi, phải ăn đúng “quy trình”
Một lần khác, sau khi gọi hai suất bún sườn, phóng viên ngỏ ý xin thêm một chút ớt tươi. Bà chủ quán lập tức “mát mẻ” nói lại: “Lấy cho chị ấy cả rổ ớt vào…”. Như cảm thấy chưa đủ, bà tiếp tục bóng gió với nhân viên: “xxx mày, giờ này là giờ hầu thượng đế. Nếu mày không hầu được thượng đế thì đóng con xxx nó cửa vào”.
Để hiểu rõ hơn về “phong cách” phục vụ lạ lùng này ở Hà Nội, nhóm phóng viên Dân trí đã tiến hành thử trải nghiệm thêm nhiều quán ăn khác. Tại một quán bún cá nổi tiếng trên đường Nguyễn Thái Học, hàng đoàn người chen chân, nhích từng chút một trên vỉa hè. Ở quán ăn này, bún cá được bán với giá chung là 30 nghìn đồng/bát, gồm 2 loại: bún cá chấm và bún cá chan.
Hàng đoàn người xếp hàng trên phố Nguyễn Thái Học chờ thưởng thức tô bún cá từ bà chủ cửa hàng
Khách đến quán ăn phải đứng chờ xếp hàng, tự lấy cá, rau sống, sau đó tìm một chỗ ngồi ăn. Bà chủ quán và nhân viên ở đây tuy không thường xuyên to tiếng với khách nhưng luôn giữ vẻ mặt cau có, hiếm khi nở nụ cười.
Người này chưa ăn xong, đã có người khác đứng chờ sẵn.
Nhân viên trong quán luôn giữ thái độ cau có, khó chịu và sẵn sàng to tiếng với khách
Thỉnh thoảng, có khách giục hoặc hỏi xin thêm đồ ăn, bà đáp gọn lỏn, thể hiện sự khó chịu thấy rõ. Khoảng 1 giờ trưa, quán bún cá vẫn đông đúc, nườm nượp khách vào ăn. Để có chỗ thưởng thức tô bún, nhiều vị khách chấp nhận ngồi ghé mình bên mép bàn, thậm chí bê sẵn đồ ăn đứng chờ ở các bàn ăn đã sắp xong.
Ngay bên cạnh đó là khu sơ chế đồ ăn và rửa bát đũa. Những chồng bán đũa bẩn, xếp chồng lên nhau, bày ngổn ngang trên vỉa hè. Nhân viên của quán tráng bát trong những chậu nước đục ngầu, đầy bọt xà phòng...
Nhiều khách hàng cho biết, muốn không bị mắng phải có "nguyên tắc" khi ăn ở quán ăn này
Chia sẻ với phóng viên, một vị khách “ruột”, thường xuyên ăn ở quán ăn này cho biết, nguyên tắc ăn ở đây là không nên “đòi hỏi” nhiều, cứ im lặng xếp hàng đợi đến lượt. Nếu muốn xin thêm gì thì phải đợi lúc bà chủ và nhân viên rảnh tay!.
Thực tế, “bún mắng, cháo chửi” ở Hà Nội không phải là mới. Tuy nhiên không hiểu từ bao giờ, “bún mắng – cháo chửi” lại được nhiều người xem là cách kinh doanh độc đáo cho ẩm thực thủ đô. Và cũng không biết từ bao giờ, những vị khách vốn được xem là thượng đế, lẽ ra phải được phục vụ một cách lịch sự, văn minh thì nhiều người lại chấp nhận cách bị bạc đãi chỉ để được thưởng thức một tô bún, tô phở ngon. Phải chăng, chính sự dễ dãi này đã khiến những quán “bún mắng, cháo chửi” ngày một đông khách và trở nên phổ biến?
Hà Trang - Quân Đỗ
--------------------------------------------------------------------
https://dantri.com.vn/doi-song/la-lung-nhung-quan-an-chui-khach-nhu-tat-nuoc-chi-co-o-ha-noi-20190717064602516.htm
Khi khách phàn nàn vì đợi lâu, nữ nhân viên trong quán đã tuôn một tràng dài tục tĩu: “Mày mất tiền vào quán ăn, tao mất công phục vụ. Muốn ăn thì phải chờ... ai ăn không của ai cái gì nhé. Chửi cái... nhà mày í…”...
Nhóm phóng viên Dân trí đã mất nhiều ngày, khảo sát nhiều quán ăn ngon, nổi tiếng ở Hà Nội để tìm hiểu về thực trạng của phong cách phục vụ lạ lùng này.
https://embed.vietnamnettv.vn/v/165205.html
Bất chấp chửi khách như “tát nước”
Nằm trên đường Ngô Sỹ Liên, phía sau ga Hà Nội, một quán bún dọc mùng từng được nhiều chuyên trang ẩm thực trong nước và quốc tế xếp vào hàng đặc sản, món ăn ngon nức tiếng đất Hà Thành. Quán không có tên gọi cụ thể mà được nhiều người gọi bằng cái tên “bún chửi”.
Quán bún dọc mùng trên đường Ngô Sỹ Liên (Hà Nội) từng được nhiều chuyên trang ẩm thực trong nước và quốc tế xếp vào hàng đặc sản, món ăn ngon nức tiếng đất Hà Thành.
Nhóm phóng viên Dân trí có mặt tại đây vào khoảng 12 giờ trưa, đúng giờ cao điểm, khách đến ăn đông nhất. Cả khu vực tầng 1 và tầng 2 của quán đều kín chỗ, nhiều vị khách đến sau, phải chen chúc xếp hàng, đảo mắt liên tục để tự tìm chỗ ngồi.
Người này chưa ăn xong, đã có người khác đứng chờ sẵn. Đồ ăn thừa, giấy ăn bẩn được nhân viên trong quán gạt luôn xuống sàn.
Bà chủ quán ngồi ngay lối ra vào, luôn tay, tất bật thái thịt, lấy bún. Phía trước mặt là nồi nước dùng sôi sùng sục trông khá bắt mắt. Bún ở đây gồm các món: bún lưỡi, bún sườn, bún móng giò, với giá từ 50-80 nghìn đồng/ bát, tùy theo yêu cầu của khách.
Bún ở đây gồm các món: bún lưỡi, bún sườn, bún móng giò, với giá từ 50-80 nghìn đồng/ bát
Sau khi gọi 2 suất bún lưỡi với giá 50 nghìn đồng, chúng tôi khá vất vả mới tìm được một chỗ ngồi ở góc chân cầu thang tầng 1. Lúc này trên bàn ăn, những sợi bún thừa, nước chấm của khách ăn trước vẫn còn ngổn ngang, bừa bộn. Chưa kịp ngồi xuống ghế, một nhân viên trong quán đã gọi với theo, nhắc nhở: “Khách đông, nên chịu khó chờ lâu đấy, đừng giục”. Ngay bàn bên cạnh, nhiều vị khách đến trước vẫn chưa có đồ ăn, tỏ rõ sự sốt ruột.
Nhân viên trong quán lớn tiếng khi khách yêu cầu được phục vụ nhanh
Đợi chừng 15 phút, thấy quá lâu một vị khách nam khoảng 30 tuổi thắc mắc: “Sao lâu quá chị ơi, nhanh nhanh hộ cái”. Bất ngờ, nữ nhân viên trong quán đứng ngoài cửa, nói như quát: “Giục cái xxx gì mà giục, giục 2, 3 lần người ta đã bảo từ từ rồi.”.
Nữ nhân viên áo đỏ, "chửi nhau như tát nước vào mặt khách"
Sững sờ trước thái độ của nhân viên, nam thanh niên này bức xúc lớn tiếng: “Người ta bảo bê đồ nhanh nhanh lên mà nói cái gì thế”. Chưa kịp nghe hết câu, nữ nhân viên trong quán đã tuôn một tràng dài tục tĩu: “Mày mất tiền vào quán ăn, tao mất công phục vụ. Muốn ăn thì phải chờ. xxx ai ăn không của ai cái gì nhé. Chửi cái xxx nhà mày í…”.
Không vừa, nam thanh niên này cũng đáp lại. Nữ nhân viên bỏ hẳn khay đồ ăn trên tay, đứng chống nạnh, chửi nhau “như tát nước vào mặt” khách.
Màn so găng, đấu khẩu mỗi lúc một căng thẳng nhưng các vị khách khác trong quán vẫn cặm cụi ngồi ăn. Bà chủ cửa hàng ngồi bên ngoài, chỉ khẽ nhắc nhở: “thôi thôi, đừng nói nữa”. Lúc này, một nam nhân viên khác trong quán, lách người tiến tới, bê hai suất bún cho bàn ăn của nam thanh niên vừa rồi, cuộc đấu khẩu mới tạm thời lắng xuống.
Vị khách và bạn cũng ngồi xuống bàn ăn, thưởng thức tô bún như chưa có chuyện gì xảy ra.
Bà chủ quán cũng liên tục có cách ăn nói "mát mẻ"...
Muốn không bị chửi, phải ăn đúng “quy trình”
Một lần khác, sau khi gọi hai suất bún sườn, phóng viên ngỏ ý xin thêm một chút ớt tươi. Bà chủ quán lập tức “mát mẻ” nói lại: “Lấy cho chị ấy cả rổ ớt vào…”. Như cảm thấy chưa đủ, bà tiếp tục bóng gió với nhân viên: “xxx mày, giờ này là giờ hầu thượng đế. Nếu mày không hầu được thượng đế thì đóng con xxx nó cửa vào”.
Để hiểu rõ hơn về “phong cách” phục vụ lạ lùng này ở Hà Nội, nhóm phóng viên Dân trí đã tiến hành thử trải nghiệm thêm nhiều quán ăn khác. Tại một quán bún cá nổi tiếng trên đường Nguyễn Thái Học, hàng đoàn người chen chân, nhích từng chút một trên vỉa hè. Ở quán ăn này, bún cá được bán với giá chung là 30 nghìn đồng/bát, gồm 2 loại: bún cá chấm và bún cá chan.
Hàng đoàn người xếp hàng trên phố Nguyễn Thái Học chờ thưởng thức tô bún cá từ bà chủ cửa hàng
Khách đến quán ăn phải đứng chờ xếp hàng, tự lấy cá, rau sống, sau đó tìm một chỗ ngồi ăn. Bà chủ quán và nhân viên ở đây tuy không thường xuyên to tiếng với khách nhưng luôn giữ vẻ mặt cau có, hiếm khi nở nụ cười.
Người này chưa ăn xong, đã có người khác đứng chờ sẵn.
Nhân viên trong quán luôn giữ thái độ cau có, khó chịu và sẵn sàng to tiếng với khách
Thỉnh thoảng, có khách giục hoặc hỏi xin thêm đồ ăn, bà đáp gọn lỏn, thể hiện sự khó chịu thấy rõ. Khoảng 1 giờ trưa, quán bún cá vẫn đông đúc, nườm nượp khách vào ăn. Để có chỗ thưởng thức tô bún, nhiều vị khách chấp nhận ngồi ghé mình bên mép bàn, thậm chí bê sẵn đồ ăn đứng chờ ở các bàn ăn đã sắp xong.
Ngay bên cạnh đó là khu sơ chế đồ ăn và rửa bát đũa. Những chồng bán đũa bẩn, xếp chồng lên nhau, bày ngổn ngang trên vỉa hè. Nhân viên của quán tráng bát trong những chậu nước đục ngầu, đầy bọt xà phòng...
Nhiều khách hàng cho biết, muốn không bị mắng phải có "nguyên tắc" khi ăn ở quán ăn này
Chia sẻ với phóng viên, một vị khách “ruột”, thường xuyên ăn ở quán ăn này cho biết, nguyên tắc ăn ở đây là không nên “đòi hỏi” nhiều, cứ im lặng xếp hàng đợi đến lượt. Nếu muốn xin thêm gì thì phải đợi lúc bà chủ và nhân viên rảnh tay!.
Thực tế, “bún mắng, cháo chửi” ở Hà Nội không phải là mới. Tuy nhiên không hiểu từ bao giờ, “bún mắng – cháo chửi” lại được nhiều người xem là cách kinh doanh độc đáo cho ẩm thực thủ đô. Và cũng không biết từ bao giờ, những vị khách vốn được xem là thượng đế, lẽ ra phải được phục vụ một cách lịch sự, văn minh thì nhiều người lại chấp nhận cách bị bạc đãi chỉ để được thưởng thức một tô bún, tô phở ngon. Phải chăng, chính sự dễ dãi này đã khiến những quán “bún mắng, cháo chửi” ngày một đông khách và trở nên phổ biến?
Hà Trang - Quân Đỗ
--------------------------------------------------------------------