Ký ức một thời Quảng Trị ( phần 6 )
Cứ nằm và nghĩ mãi chuyện buồn càng thêm xót xa. Tôi rủ Đa?ng đi lòng vòng quanh xã Vĩnh Hoà cho đỡ buồn. Một mặt đến các điểm tiếp đón người sơ tán của Gio linh để tìm thông tin. Hỏi mấy điểm nhưng không kết quả.
Chúng tôi vào một cửa hàng mua bán của xã Vĩnh Hoà, cô bán hàng nhỏ nhắn mau mồm: Eng mua cái chi? Tôi cười và lắc đầu.
Cửa hàng của một xã thời bom đạn mà cũng nhiều mặt hàng. Tôi nhìn lên kệ hàng thấy có cả phích nước của Trung quốc, có đèn pin là loại hàng khó mua ở ngoài Bắc, người ra vào cũng đông, chúng tôi đi ra không mua gì.
Có mấy cháu nhỏ chen chân đi vào, tôi nghiêng người tránh các cháu. Một cháu dừng lại ngẩng lên nhìn tôi: Chú! Tôi sững người: Sao cháu lại ở đây, mệ đâu?
Hương ơi chú Thanh nè! Một cháu phía sau cũng chen vào, thế là ríu rit, tíu tít. Tôi cầm tay các cháu kéo ra ngoài.
Ủa hôm bữa chú đi mô răng chú không đến. Mệ con đợi mãi à. Con Hương khóc hoài không chịu đi chú à! Các o nói, mệ nói, nó mới chịu đi đó! Chú vào chơi với mệ con đi chú.
Đợi chú một chút nhé! Tôi quay vào cửa hàng mua cho các cháu một cân kẹo Giấy bọc có in bông hoa hồng ở Hà nội vẫn thường hay bán. Tôi và Đa?ng bước theo các cháu vào một con đường nhỏ lúp xúp bóng cây...
...Hôm đó sau mấy ngày ở Nhĩ Trung mọi việc bình lặng. Cảm tưởng như chiến tranh không có ở cái làng chạy dài và nhỏ bé này. Đang nằm trong hầm thì thấy Đa?ng chạy về đầu đội một chiếc mũ tai bèo mới tinh, quai mũ được xâu qua một chiếc nắp nhựa của hộp thuốc đánh răng màu đỏ. Tôi cười: Điệu nhỉ. Ông có muốn đổi không? Đổi mũ cối cho các em dân công hoả tuyến lấy mũ tai bèo cho nhẹ.
Tôi cầm chiếc mũ đi theo Đ sang đội nữ dân công hoả tuyến của Thanh Chương Nghệ An. Ngồi nói truyện thời gian trôi đi nhanh quá quên cả đổi mũ. Đa?ng lên tiếng: Có em nào đổi mũ nữa không? Mấy em nhao nhao có có. Tôi cầm chiếc mũ của một em gần nhất và đưa cho em chiếc mũ của mình. Bụng đã thấy đói, tối bấm Đa?ng đi về. Các em cũng đứng dậy và hẹn chúng tôi đến chơi.
Quay về hầm bỏ mũ rồi đi ăn cơm, chị chủ nhà nói các eng đi cả rồi, nhắn hai chú đi theo đến quận lỵ Gio Linh. Hai thằng về hầm lấy ba lô và rảo bước. Bụng đói, trời thì nắng đi được mấy cây số đã thấm mệt. Hai thằng dừng lại nghỉ và uống nước, mồ hôi vã ra, đường đất đỏ lại đi dép cao su ướt nên không thể đi nhanh được, nó trệu trạo chuệch choạc, trượt bên này chạy bên kia. Chẳng nhẽ đi chân đất.
Đ mặt đỏ gay mồ hôi nhễ nhại cái cổ dài ra vươn về phía trước, khẩu AK lủng lẳng theo nhịp văng của đôi chân. Tôi bảo: đưa AK tao đeo cho.
Hai thằng cố đi cho nhanh, phía trước đã thấp thoáng dãy nhà. Tôi định bụng sẽ nghỉ một lúc rồi mới đi tiếp. Bỗng có một cháu bé chạy ra, khi thấy hai chúng tôi cháu chạy ngay vào trong nhà.
Chúng tôi đến trước cửa nhà nhìn vào thấy nhiều con mắt sợ sệt hướng ra phía cửa.
Tôi lên tiếng. Chào mệ cho chúng con nghỉ nhờ một chút nhé? Không phải nhà tui mô. Tui cũng ở nhờ thôi, nhà tui ở mãi tê tề. Mệ cháu tôi chạy giặc đến ni thui!
Ồ ra vậy, tôi thầm nghĩ. Một bà cụ đã già cùng bốn đưa cháu gái ở một nơi vắng vẻ chẳng có ai.
Tôi và Đa?ng lấy bi đông nước ra mời cụ, các cháu nhao lên vì khát. Chúng tôi bảo các cháu uống từ từ. Xong xuôi mở ba lô lấy lương khô cho các cháu và mệ ăn.
- Cháu đã nói với mệ là các chú lính tốt lắm! Hồi bưã chưa phải chạy giặc các chú lính quốc gia cũng hay cho kẹo lắm. Mệ cháu bảo các chú Việt cộng thì khác.
- Mồ tổ bay tau nói khi mô. Cái con này nhiều lời lắm chú ơi! Chúng tôi ồ lên cười, mệ và các chãu cũng cười. Mọi khoảng cách đã gần lại, nhẹ bẫng. Tôi nói với mệ: bây giờ đi về nhà rồi nấu cơm ăn. Nhưng ở nhà còn gạo không? Mệ nói không biết nữa, bỏ nhà hai ngày rồi! Chúng tôi đưa mệ và các cháu về đến nhà, đường đi ngắn lại bởi các cháu nói chuyện vui cười như người thân.
Vào sân, một ngôi nhà khang trang sạch sẽ, không có một chút gì phảng phất của chiến tranh. Mở cửa bước vào nhà bọn trẻ reo lên sung sướng. Cô bé hay nói nhất chỉ cho tôi một tấm ảnh một phụ nữ rất đẹp. Trong bốn chị em gái có một đứa giống như đúc.
Mạ cháu đấy chú à! Nhưng mạ cháu đang ở trong Quảng trị kia. Mắt cháu ngấn ngấn nước... Tôi nói to: Nào bây giờ nói cho chú biết cháu tên là gì? Cháu tên Liễu, chị hai cháu tên Đào em nhìn giống mẹ tên Hương, còn em út tên Trang.
Cháu gái lớn ít nói nhưng nhẹ nhàng, cháu lấy gạo nấu cơm và không quên đun thêm ấm nước.
Mệ nhìn lên tấm ảnh và nói: Mạ của tụi nhỏ đấy chú! Còn ba chúng nó đi lính. Hắn học song bác sĩ, lấy vợ đẻ được con lớn rồi con Liễu thì bị bắt lính. Năm Mậu thân bị Việt cộng bắt khi con Trang được hai tuổi. Nhà được biết tin ba tụi nhỏ được làm công việc trồng rau, làm rẫy. Tôi nói với mệ: Thế thì sống rồi, mệ không phải lo.
Sợ chứ, chừ tui già rồi giặc giã bom đạn như ri, răng mà sống nổi chứ!
Tôi nói: Mệ ơi! Chiều nay nếu các o du kích đến đón sơ tán ra ngoài Vĩnh Linh thì mệ cùng các cháu phải đi nhé. Ơ đây bom đạn không sống được đâu. Bây giờ chúng con về đơn vị, chút nữa chúng con quay lại!
Ra đến ngoài đường đi được một đoạn dài thì bỗng thấy đàn bò của dân chạy toán loạn. Hai thằng đứng dẹp để cho đàn bò chạy qua. Có mùi gì khó chịu cay cay, nước mắt chảy ràn rụa, cổ họng rát rát.