Kính các cụ, các mợ
Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.
LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT
Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp.
Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.
Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà.
Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò).
Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào).
Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Việt Nam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính.
Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........
(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)
Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.
LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT
Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp.
Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.
Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà.
Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò).
Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào).
Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Việt Nam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính.
Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........
(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)