[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Nhà cháu làm cán bộ, sợ nhất là dẫn bắn các cháu nữ bắn các bài 3-4, đứa nào run run là liệu liệu khi nằm cạnh nó phải xoay ngang ra để ghìm thân súng khi nó bị hoảng, thấy nổ ba bốn viên cái nó nhắm tịt mắt hay úp mặt xuống đất là đầu súng văng ngang văng ngửa, nó đã không điểm xạ được là mình phải vồ ngay chỗ thước ngắm đè súng xuống liền.
Sao lại Đè Súng thay vì Đè Xạ thủ ???
:))
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
917
Động cơ
23,548 Mã lực
Nơi ở
1970
Nữ sĩ quan đạn nổ còn vứt súng cơ , lo cho cụ lắm.... không phải đầu thì phải tai ...
Cái món bắn K54 là môn đánh giá tốt nghiệp ác phết đối với các sĩ quan sắp ra trường cụ ạ. Có khi tất cả các khoa mục tốt nghiệp ngon lắm rồi, điểm 9-9,5 rồi nhưng K54 không đạt 3 viên thì khỏi mơ cầu vai hai hạt. Khoá bọn cháu có học viên vào bắn loạt đầu tiên, được 1 viên nổ nhưng tìm chim, thế là câu giờ lau mắt chảy nước v.v và mây mây đến lúc còn hai viên xin bắn cuối cùng để thu dọn trường bắn…cứ gọi vào hàng nâng súng lên đưa lên đưa xuống lại xin dừng, không dám bóp cò luôn ấy.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Tốt nghiệp ĐH em đi sỹ quan dự bị và chưa thực sự sống trong chiến trận bao giờ. Nghề cũ của em chuyên rừng núi trèo đèo lội suối cũng vất vả như lính chỉ thiếu tiếng súng. Cứ mỗi mùa thực địa bọn em lại lĩnh hàng thùng bản đồ địa hình 1/50.000 của Mỹ trước 75 về phát cho các đội để bồi giấy vào lưng tránh rách hỏng trong quá trình sử dụng (khoảng 3-6 tháng). Có lần thằng cu em mới vào nên bị các chị vật tư phát cho bản đồ của Cục bản đồ biên tập và in lại làm em phải hớt hải đi đổi. Dùng bản đồ của Cục bản đồ tuy có chỉnh sửa update nhưng chán lắm, rách hỏng rất nhanh lại không vẽ/ghi chú thêm những thứ bọn em cần chú ý vào được. Giờ thì bản đồ Mỹ in ở Đà Lạt dù còn nhưng cũng hiếm rồi.
Các năm ở chiền trường KP dùng loại bản đồ quân sự của Mỹ hệ UTM loại tỷ lệ 1:50K, 1:100K được dùng trong chiến dịch, cấp phát đến mỗi đại đội là có 1 bản đồ, tùy theo khu vực tác chiến, có thể là nhiều mảnh ghép lại thành bản đồ lớn. Đồng thời cấp luôn các tấm ny long trong suốt khá dày (ngày đó lính gọi là bao me ca), sau khi ghép xong bản đồ dùng tấm ny long trong này bọc kín lại, như vậy rất bền, chống ướt, chống mưa. Thông thường tấm bản đồ được gấp gọn và nhét vào bao vải đựng túi mìn Cleymore của Mỹ, nó là túi vải đeo hông, bằng vải bạt quân dụng, màu xanh ô liu dày bền, có quai đeo hay khoác vai đều tiện lợi.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
917
Động cơ
23,548 Mã lực
Nơi ở
1970
Sao lại Đè Súng thay vì Đè Xạ thủ ???
:))
Đè xạ thủ làm gì cụ, lúc ấy chắc cỏ trường bắn ướt nhẹp roài!:)) Đã vào trường hợp ấy cô nào cũng khóc tu tu… Lại động viên cho trấn tĩnh tinh thần rồi cho bắn lại thôi.:))
 

Hoanghai806

Xe tải
Biển số
OF-156503
Ngày cấp bằng
12/9/12
Số km
434
Động cơ
355,767 Mã lực
Các cụ cho e hỏi bắn súng ngắn K54 bia 25m có dễ hơn Ak bia 100m ko ạ. Cá nhân e thì bắn AK xác suất tốt hơn K54. Chắc do cổ tay e yếu nên khi bắn K54 bị giật, ko khóa đc cổ tay. Xin phép cụ chủ thớt e làm loãng thớt 1 chút. Chủ đề súng ống này hay quá :)
K59 còn khó bắn nữa cụ ạ. Khi đạn ra khỏi nòng rồi súng mới giật nên k ảnh hưởng phát bắn cụ nhé.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Hơn chục năm trước, em tham gia bên Diễn đàn Quân sử (MVH), có được đọc bài thơ của nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, cùng thế hệ với các Cụ cựu chiến binh K, biên giới ở đây
Em đã rất xúc động khi đọc bài thơ đó lần đầu
Hôm nay được đọc lại mạch chuyện này, em xin phép copy lại vào đây kính Các Cụ gặp lại cảm xúc một thời tuổi trẻ hi sinh ấy

Mai mầy về thành phố dang rộng tay
Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ
Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ
Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm
Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm
Của con gái một thời thương nhớ nhất
Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất
Dép sa-bô gõ trên phố chiều vàng
Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang
Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.

Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục
Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người
Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười
Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục
Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực
Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.

Mai mầy về với người yêu trong tay
Hãy hôn giùm tao những nụ hôn đời lính
Hãy nói giùm tao trong phút giây trầm tĩnh
Rằng: cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương
Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương
Hãy chào giùm tao nụ cười mong nhớ
Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở
Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau

Vết thương nào không quằn quại cơn đau
Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc
Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc
Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.

Mai mày về đi dưới phố cây xanh
Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội
Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội
Khát dòng sông như khát thuở thanh bình
Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh
Có nhớ tụi tao bên này đêm – bóng – tối
Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới
Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.

Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan
Hãy làm việc bằng tinh thần người lính
Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính
Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.

Mai mầy về thành phố rợp cờ sao
Tao lại nhớ năm xưa tụi mình đi phấn khởi
Buổi tụi mình lên đường, chưa rõ bài Em vẫn đợi
Nên tay cô gái nào đứng vẫy mãi theo xe
Và thư đến với tụi mình trong rừng khộp, rừng le
Thành sức mạnh trên đầu lê xuất kích
Mầy đi xi-nê có nhớ những lần bám địch
Nòng thép dài thay tay mát bàn tay
Tiễn mày về, gió lốc, bụi mù bay
Cho tóc rợp bám đầy đường ít nắng

Trung đội thiếu mầy tao càng thấy vắng
Nhưng vững tin đội ngũ vẫn có mầy
Tao chừ còn nặng nợ với cỏ cây
Nên chẳng biết nói sao cho thấy rõ.

Đất nước mình: hoà bình và súng nổ
Ở mặt trận nào cũng cần có lòng tin
Trong thời đại tụi mình đất nước sẽ bay lên
Bằng trí tuệ và mồ hôi tuổi trẻ

“Vì nhân dân quên mình ” bài hát dậy trong lòng mới mẻ

Mai mày về tao xin gởi bài thơ
Em đã đọc bài thơ của cụ Du gửi về đây đến ba lần. Nghẹn ngào...

Những Hồi ký em đã đọc, thương và tiếc nuối nhiều "mảnh đời" của các Chú, các Bác ra đi khi vẫn còn là trai tân. Chưa một lần được biết đến "mùi" đàn bà; chưa một lần biết nhung nhớ; biết mái tóc con gái mềm mượt mùi bồ kết hay chỉ là một tiếng nấc thổn thức, và, đươc rúc vào một vòm ngực...

Xin phép được day dứt theo những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương - tuy không phải viết về những đau đáu của những người lính ở chiến trường K, nhưng, lính thời nào mà chẳng có những da diết như nhau...:

[...]
"Sáng mai thức dậy, em buồn lắm
Sẽ khóc trách ta nỡ phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi!
...
Tôi sợ một ngày mai bại trận
Ðể em côi cút lại trên đời.
Nếu phải một ngày mai bại trận
Ðêm nay sao ta lại bỏ người!"

...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Từ đó chị khép chặt cửa lòng, cho dù không ít sĩ quan trẻ và đẹp trai muốn được làm người trong mộng của chị.
Đầu năm 1988 khi trung đoàn 141 tiến sát về phía biên giới Thái Lan thì chị bị thương và được chuyển về tuyến sau. Từ đó cho đến khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, gã vẫn chưa thể gặp lại chị dù đã dò hỏi tin tức ở tất cả những nơi gã có thể hỏi thăm mà vẫn bặt vô âm tín.

Ra quân gã và bạn bè ở E 141 tiếp tục tìm kiếm các thông tin về chị theo những gì chị kể lại. Miền đất Nha Trang - Khánh Hòa cũng đâu có rộng vậy mà bóng chim tăm cá, không một ai biết về người nữ cựu chiến binh của trung đoàn 141, sư đoàn 7 anh hùng.
Chỉ đến khi Quang “ngố” tình cờ gặp được chị khi đi kiểm tra rừng được giao cho các hộ dân ở Khánh Hòa thì gã và các cựu chiến binh của E141 mới tìm được chị. Lúc mấy chị em gặp nhau, nếu chị không lên tiếng thì chẳng ai có thể nhận ra người đứng trước mắt là chị, người nữ quân y đẹp nức tiếng sư đoàn 7 bộ binh, giai đoạn những năm 80-90 của thế kỷ trước.
Tóc chị xác xơ, người gầy nhỏ, mắt hơi bị lồi ra ngoài do bị khối u trong não chèn ép, nhìn chị thật thương.
Mắt chị không còn nhìn được rõ, chị nắm tay từng thằng em sờ đầu, sờ mặt, nắn tay chân như để xem mấy thằng em của chị có thằng nào bị què cụt gì không, có lành lặn khi từ chiến trường trở về không.
Chị cầm tay đứa nào thì đứa đó tự xưng tên là chị nhớ ngay, chị hỏi han công việc, gia đình, cuộc sống của những thằng em như chưa hề có sự chia xa 31 năm mới được gặp lại...

Trước kia chị nhận nuôi 1 bé gái bị bỏ rơi, nuôi từ lúc 3 tháng tuổi, vẫn còn đỏ hỏn. Khi lớn biết được gia đình thật sự của mình nó đã bỏ chị để đi tìm lại gia đình của mình, đôi lúc về thăm chị.
Vậy mà khi biết chị bị bệnh thì nó bỏ đi luôn, không thèm đoái hoài đến người mẹ “công sinh không bằng công dưỡng”, không 1 lời hỏi thăm làm chị suy sụp hẳn.
Nó tìm lại được gia đình, đó cũng là điều mừng cho nó, nhưng bỏ đi hẳn, không quan tâm đến người đã vì nó mà chịu bao vất vả nuôi nó ăn học thành tài, để bây giờ nó thành đạt, là người có địa vị trong xã hội thì quả thật là quá bạc bẽo....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Nhiều bác đang bàn về tắc cú, điểm xạ 2 viên, 3 viên và các loại súng ngắn. Em định tham gia, nhưng đọc thấy một số bác nói gần như đầy đủ rồi nên em lại đi biên về Chị của bọn em.
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,775
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Các năm ở chiền trường KP dùng loại bản đồ quân sự của Mỹ hệ UTM loại tỷ lệ 1:50K, 1:100K được dùng trong chiến dịch, cấp phát đến mỗi đại đội là có 1 bản đồ, tùy theo khu vực tác chiến, có thể là nhiều mảnh ghép lại thành bản đồ lớn. Đồng thời cấp luôn các tấm ny long trong suốt khá dày (ngày đó lính gọi là bao me ca), sau khi ghép xong bản đồ dùng tấm ny long trong này bọc kín lại, như vậy rất bền, chống ướt, chống mưa. Thông thường tấm bản đồ được gấp gọn và nhét vào bao vải đựng túi mìn Cleymore của Mỹ, nó là túi vải đeo hông, bằng vải bạt quân dụng, màu xanh ô liu dày bền, có quai đeo hay khoác vai đều tiện lợi.
Khi còn trong quân ngũ , cụ là sỹ quan tham mưu phải không ạ ?
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,366 Mã lực
Chuyện của chị thật buồn. Cái kết hứa hẹn đầy sóng gió.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Hơn chục năm trước, em tham gia bên Diễn đàn Quân sử (MVH), có được đọc bài thơ của nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, cùng thế hệ với các Cụ cựu chiến binh K, biên giới ở đây
Em đã rất xúc động khi đọc bài thơ đó lần đầu
Hôm nay được đọc lại mạch chuyện này, em xin phép copy lại vào đây kính Các Cụ gặp lại cảm xúc một thời tuổi trẻ hi sinh ấy

Mai mầy về thành phố dang rộng tay
Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ
Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ
Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm
Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm
Của con gái một thời thương nhớ nhất
Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất
Dép sa-bô gõ trên phố chiều vàng
Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang
Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.

Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục
Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người
Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười
Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục
Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực
Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.

Mai mầy về với người yêu trong tay
Hãy hôn giùm tao những nụ hôn đời lính
Hãy nói giùm tao trong phút giây trầm tĩnh
Rằng: cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương
Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương
Hãy chào giùm tao nụ cười mong nhớ
Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở
Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau

Vết thương nào không quằn quại cơn đau
Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc
Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc
Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.

Mai mày về đi dưới phố cây xanh
Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội
Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội
Khát dòng sông như khát thuở thanh bình
Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh
Có nhớ tụi tao bên này đêm – bóng – tối
Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới
Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.

Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan
Hãy làm việc bằng tinh thần người lính
Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính
Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.

Mai mầy về thành phố rợp cờ sao
Tao lại nhớ năm xưa tụi mình đi phấn khởi
Buổi tụi mình lên đường, chưa rõ bài Em vẫn đợi
Nên tay cô gái nào đứng vẫy mãi theo xe
Và thư đến với tụi mình trong rừng khộp, rừng le
Thành sức mạnh trên đầu lê xuất kích
Mầy đi xi-nê có nhớ những lần bám địch
Nòng thép dài thay tay mát bàn tay
Tiễn mày về, gió lốc, bụi mù bay
Cho tóc rợp bám đầy đường ít nắng

Trung đội thiếu mầy tao càng thấy vắng
Nhưng vững tin đội ngũ vẫn có mầy
Tao chừ còn nặng nợ với cỏ cây
Nên chẳng biết nói sao cho thấy rõ.

Đất nước mình: hoà bình và súng nổ
Ở mặt trận nào cũng cần có lòng tin
Trong thời đại tụi mình đất nước sẽ bay lên
Bằng trí tuệ và mồ hôi tuổi trẻ

“Vì nhân dân quên mình ” bài hát dậy trong lòng mới mẻ

Mai mày về tao xin gởi bài thơ


VỀ VỚI ĐẤT MẸ YÊU THƯƠNG
(Kính tặng hương hồn các bạn chiến đấu F7 bộ binh, quân đoàn 4 đã hy sinh tại mặt trận 479 - Campuchia giai đoạn 1983-1989)


Con về rồi...đừng khóc nữa mẹ ơi
Đồng đội đưa con về nơi yêu dấu

Về với mẹ cùng khoảng trời thơ ấu
Nghe bâng khuâng vời vợi nẫu cả lòng...

Con về rồi để mẹ đỡ chờ mong
Để mẹ khỏi trông bên dòng lệ đổ

Đứa con nhỏ một thời làm mẹ khổ
Nay trở về nghe tiếng vỗ...đồng quê...

Con đã nghe tiếng sóng biển vỗ về
Tiếng gió lao xao bên lề đường vắng

Con của mẹ giờ đây đang đứng ngắm
Quê hương mình đang thắm lại màu xanh...

Biết mẹ buồn tóc bạc tiễn đầu xanh
Con thương lắm nhưng đành phải chịu

Vì quê hương bao tấm lòng hiền dịu
Mẹ đừng buồn bịu rịu chuyện con đi

Con chỉ lo trời chuyển tiết tức thì
Mẹ già yếu không có con bên cạnh

Ai là người sẽ chăm khi mẹ bệnh
Để lòng con khỏi ân hận...suốt đời...

Thương mẹ nhiều chẳng một phút nghỉ ngơi
Xin bái biệt..với bao lời thương nhớ

Mẹ con mình kể từ nay cách trở
Hãy đừng buồn sầu nhớ nữa mẹ nghe

:(( :(( :((
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em đã đọc bài thơ của cụ Du gửi về đây đến ba lần. Nghẹn ngào...

Những Hồi ký em đã đọc, thương và tiếc nuối nhiều "mảnh đời" của các Chú, các Bác ra đi khi vẫn còn là trai tân. Chưa một lần được biết đến "mùi" đàn bà; chưa một lần biết nhung nhớ; biết mái tóc con gái mềm mượt mùi bồ kết hay chỉ là một tiếng nấc thổn thức, và, đươc rúc vào một vòm ngực...

Xin phép được day dứt theo những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương - tuy không phải viết về những đau đáu của những người lính ở chiến trường K, nhưng, lính thời nào mà chẳng có những da diết như nhau...:

[...]
"Sáng mai thức dậy, em buồn lắm
Sẽ khóc trách ta nỡ phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi!
...
Tôi sợ một ngày mai bại trận
Ðể em côi cút lại trên đời.
Nếu phải một ngày mai bại trận
Ðêm nay sao ta lại bỏ người!"

...
Kính mợ 1 ly nhưng máy hem cho ạ
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Kính mợ 1 ly nhưng máy hem cho ạ
"Lên" đây rồi, còn chẳng được uống rịu cho say ngả nghiêng đất trời, quên đi cái nghiệt ngã của chiến tranh, thì còn nói chuyện rì, cụ Du nhờ? :D
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Kính các Cụ, các Mợ
Hồ Tây đêm nay trăng sáng lắm ... lên cao rồi
DF4C000B-28DA-4201-960B-92DAEAECF087.jpeg
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Có thể khi có tuổi, bác Đại tá nhớ nhầm
Vâng có thể nhầm do ổng già chã ah :)
Nhưng … :D
Cả tiếng Ta lần tiếng Tây :D
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Nếu thế cụ thuộc chuyên ngành rồi. Ngày xưa bắn súng bài 1 có 3 viên thôi, huấn luyện tân binh bắn có mỗi bài 1 rồi về đơn vị, nếu là nấu cơm, văn thư, thông tin, tiếp phẩm…có khi đến lúc xuất ngũ chỉ có 3 tiếng nổ đấy thôi ạ. Bây giờ hình như bài 1 bắn 10 viên thì phải, và hàng năm đều được bắn.
Ngày trước, khóa huấn luyện tân binh bổ sung vào chiến trường thường nhiều là 3 tháng hoặc 2 tháng, các súng bộ binh cơ bản, bao gồm:
+ Bắn bài 1 tư thế nằm bắn bia số 4 (màu đen) bắn AK 3 viên nấc phát một để đếm tổng điểm các lỗ; nấp sau 1 ụ đất/đá để ném 1 trái lựu đạn chày gỗ lên phía trước (quãng 20-25m?), luôn có 1 SQ chỉ huy đứng bên để đấy cả 2 xuống hố cá nhân bên cạnh nếu có sự cố!.
+ Bắn bài 2 là súng AK nấc liên tthanh, bắn điểm xạ với các tư thế đứng, quỳ, nằm lần lượt vào các bia đều màu xanh lá: số (7A?) hình người đứng, bia số (7B?) hình người nghiêng và bia số (9 hay 11?) với 1 nằm 1 quỳ (hình 2 thằng tổ bắn súng máy);
+ Bài bắn ban đêm súng AK, nằm bắn nấc liên thanh điểm xạ 3 loạt vào bia có thắp đèn dầu leo lét (tắt đèn là đạt).
+ Xen kẽ các bài bắn là học sử dụng súng máy RPD/RPK, súng hỏa lực chống tăng B40/B41, học gói và đánh các lượng nổ bộc phá vuông, bộc phá ống dài. Vào đơn vị chiến đấu mới bắn đạn thật các súng B40/B41, do lính cũ bày dạy lại thôi.
Khi bổ sung quân vào đơn vị chiến đấu, đơn vị mới sẽ cho học súng bộ binh như cối 60, đại liên K53/K57 các hệ súng Mỹ như M72, súng M79, lựu đạn da láng M67, đại liên M60. Không dạy súng M16. Lính mới học lính cũ dạy lại nhanh nhất là món dùng lựu đạn ném cá!, hay ném khối thuốc nổ TNT đánh cá!.
Nếu ai bổ sung vào các đơn vị hỏa lực sẽ phải huấn luyện đào tạo mới như súng 12,7 ly, DK82/DK75, cối 82, cối 120 hoặc lính thông tin hữu tuyến, vô tuyến K71/PRC25.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,803
Động cơ
4,657,654 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Vâng có thể nhầm do ổng già chã ah :)
Nhưng … :D
Cả tiếng Ta lần tiếng Tây :D
Bác khơi ra cái kỹ thuật bắn và khi mọi người phản biện lại thì bác lại tổ lái sang sản xuất. Em đọc những cái bác viết thì em đoán bác chưa được đào tạo chính quy như rất nhiều bác trong này. Vậy thôi chủ đề điểm xạ dừng ở đây bác nhỉ :)

Về các bài huấn luyện bác Hà Tam viết ở dưới khá đầy đủ rồi đấy bác.

Ngày trước, khóa huấn luyện tân binh bổ sung vào chiến trường thường nhiều là 3 tháng hoặc 2 tháng, các súng bộ binh cơ bản, bao gồm:
+ Bắn bài 1 tư thế nằm bắn bia số 4 (màu đen) bắn AK 3 viên nấc phát một để đếm tổng điểm các lỗ; nấp sau 1 ụ đất/đá để ném 1 trái lựu đạn chày gỗ lên phía trước (quãng 20-25m?), luôn có 1 SQ chỉ huy đứng bên để đấy cả 2 xuống hố cá nhân bên cạnh nếu có sự cố!.
+ Bắn bài 2 là súng AK nấc liên tthanh, bắn điểm xạ với các tư thế đứng, quỳ, nằm lần lượt vào các bia đều màu xanh lá: số (7A?) hình người đứng, bia số (7B?) hình người nghiêng và bia số (9 hay 11?) với 1 nằm 1 quỳ (hình 2 thằng tổ bắn súng máy);
+ Bài bắn ban đêm súng AK, nằm bắn nấc liên thanh điểm xạ 3 loạt vào bia có thắp đèn dầu leo lét (tắt đèn là đạt).
+ Xen kẽ các bài bắn là học sử dụng súng máy RPD/RPK, súng hỏa lực chống tăng B40/B41, học gói và đánh các lượng nổ bộc phá vuông, bộc phá ống dài. Vào đơn vị chiến đấu mới bắn đạn thật các súng B40/B41, do lính cũ bày dạy lại thôi.
Khi bổ sung quân vào đơn vị chiến đấu, đơn vị mới sẽ cho học súng bộ binh như cối 60, đại liên K53/K57 các hệ súng Mỹ như M72, súng M79, lựu đạn da láng M67, đại liên M60. Không dạy súng M16. Lính mới học lính cũ dạy lại nhanh nhất là món dùng lựu đạn ném cá!, hay ném khối thuốc nổ TNT đánh cá!.
Nếu ai bổ sung vào các đơn vị hỏa lực sẽ phải huấn luyện đào tạo mới như súng 12,7 ly, DK82/DK75, cối 82, cối 120 hoặc lính thông tin hữu tuyến, vô tuyến K71/PRC25.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top