[Funland] Kỳ tích Israel

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,014
Động cơ
357,190 Mã lực
E thì chạ tin cái giống chuyên ăn cỏ (gạo, rau là chính + 1 it thịt) như VN là thông minh đâu màTG....cả Thomas Edison cũng vậy. E nghĩ do giống đới và giống nhà ta cóc thông minh lắm =))
Cụ sửa cái còm này đi ? Kẻo gạch đá từ nhiều phía:D
 

nickmoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-205094
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
139
Động cơ
320,790 Mã lực
vấn đề là ở ISRAEL nó không chửi giáo sư tiến sỹ, nó tập trung vào khoa học công nghệ, nghiên cứu, ứng dựng. Còn ở VN chạy đua vào các ngành kinh tế, thương mại, ngân hàng, thiên về đi buôn :))
Điểm thi vào hệ thống trường an ninh cao nhất Cụ nhé. Ta hơn họ món nghiên cứu lịch sử ẳng đấy thôi
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,516
Động cơ
493,265 Mã lực
Vụ này chắc người Đức hối lỗi và muốn chuộc lỗi năm xưa thì phải. Nghe đâu tàu nổi, tàu ngầm của bọn Ixrael toàn do bọn Đức cho biếu tặng...lạ thía
Cụ thể là có 6 chiếc, 2 chiếc đầu CP Đức tặng, 2 chiếc sau tặng 2/3 và 2 chiếc cuối tặng 1/3, CP Đức dùng tiền ngân sách trả cho TKMS.
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
E thì chạ tin cái giống chuyên ăn cỏ (gạo, rau là chính + 1 it thịt) như VN là thông minh đâu mà phải là giống chuyên u sữa và ăn thịt ấy :D
Cụ sửa cái còm này đi ? Kẻo gạch đá từ nhiều phía:D
tuy nghe hơi chuối nhưng khoa học chứng minh rồi đấy cụ ạ. e bổ sung là ăn nhìều cá mới chính xác.
cái giống ăn nhiều cá + sữa cho nhiều dinh dưỡng và quan trọng nhất giúp phát triển trí óc. các nc dân có thói quen ăn nhiều cá đều khá hơn cái giống ăn thịt, ví dụ dân ixrael, nhật... so với mông cổ, lào ...
ngay cùng một nc dân ăn cá trông cũng khôn đỡ ngu ngu hơn bọn suốt ngày ăn thịt (dân miền núi ấy)
các cụ muốn đổi đời thì nên dần thay đổi thói quen ăn uống, cái nào lâu dài chứ ko phải một hai hôm đâu
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Là vì hum trc thấy mí cụ hỏi nhau ta nên làm smartphone ko thì e thấy Việt Nam mềnh rõ có thế mạnh về Nn, phải nói truyền thồng nghìn đời còn j. Mà làm Nn thì ko lo khủng hoảng lắm, cứ đói là phải ăn, ăn là ngày 3-4 bữa. Các cụ nói: hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ mờ. Khộ cái là phải khủng hoảng Tài chính toàn cầu Các leader nhà ta mí thấy cái này.
Rồi nữa có nc nào trên tg này phải chiến tranh nhiều như Việt Nam đâu. Vậy so nhà It xà rõ là ta có lợi thế hơn hẳn và nhu cầu ko kém mà lại ko tập Trung vào 2 trọng điểm này.

Còn thì smartphone, ô tô hay j đó ta bỏ qua đi.

Tiếc là malay nó có triển lãm vũ khí thường niên, indo nó xác định là nc sẽ xk Vũ khí còn ta toàn tthấy tin đi mua vũ khí. Nản!
 
Chỉnh sửa cuối:

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Cầu về qp sẽ ko bao giờ hết vì loài người vốn ko phải loài Hiền lành mà tham lam và độc ác. Cứ nhìn TQ ấy, cang giàu càng tham và hiếu chiến vì thế làm cn qp ko bao giờ lo ế chỉ sợ làm chất lượng thấp thôi.

Thế mà mí ông Việt Nam cứ rón ra rón rén đến tổ chức cái triển lãm qp Quốc tế như Mã cũng ko dám làm.
 

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,014
Động cơ
357,190 Mã lực
Cái này em biết, cụ biết và rất nhiều người biết. Nhưng lđ lại eo s muốn biết mới Bách nhục chứ? Làm chính sách phải có TẦM NHÌN thì ở cái.... Chỉ trước mắt thấy chén là chén thôi!!!!!

tuy nghe hơi chuối nhưng khoa học chứng minh rồi đấy cụ ạ. e bổ sung là ăn nhìều cá mới chính xác.
cái giống ăn nhiều cá + sữa cho nhiều dinh dưỡng và quan trọng nhất giúp phát triển trí óc. các nc dân có thói quen ăn nhiều cá đều khá hơn cái giống ăn thịt, ví dụ dân ixrael, nhật... so với mông cổ, lào ...
ngay cùng một nc dân ăn cá trông cũng khôn đỡ ngu ngu hơn bọn suốt ngày ăn thịt (dân miền núi ấy)
các cụ muốn đổi đời thì nên dần thay đổi thói quen ăn uống, cái nào lâu dài chứ ko phải một hai hôm đâu
 
Biển số
OF-379516
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
104
Động cơ
245,540 Mã lực
Tuổi
36
công nhận đep thật |:D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Còn mảng nông nnghiệp với việc cả vingroup và Hoà phát đang ném hàng nghìn tỉ vào Nn sạch hy vọng Các Đại gia này sẽ đem lại luồng sinh khí mới.

Hag của a Đức nuôi mấy chục nghìn con bò rùi và khoản phân bò a ấy tớ sẽ thu cả nghìn tỉ 1 năm đấy.

Nói chung Các tập đoàn tư nhân đâu tư vào Nn sẽ đột phá. Nn là Lĩnh vực có thể làm rất nhanh. 1 năm vài vụ đc mờ Các cụ ợ.
 

cucuto9

Xe tải
Biển số
OF-145019
Ngày cấp bằng
8/6/12
Số km
365
Động cơ
365,540 Mã lực
Nó là tư bẩn đầu tư. Mình là đoảng làm thì nó chả có cửa để so với mình thớt nhá
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Mà làm Nn thì ko lo khủng hoảng lắm, cứ đói là phải ăn, ăn là ngày 3-4 bữa. Các cụ nói: hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ mờ. Khộ cái là phải khủng hoảng Tài chính toàn cầu Các leader nhà ta mí thấy cái này.
Cái này VN nắm rõ hơn ai hết ,chỉ có nhanh quên thôi.
Sau năm 75, thừa thắng xốc tới sinh ra khẩu hiệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa... tiến lên CNXH kết quả đói ăn dài tập.
Đến kỳ đổi mới 86 thay đổi khẩu hiệu nông nghiệp là mặt trận hàng đầu kết quả tạm có cái ăn.
Có cái ăn được mấy hôm thì loay hoay nào chứng khóan, nào ngân hàng, bất động sản... khuyên các cụ cứ dự trữ đồ ăn dần đi là vừa :D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Vượt lên trong chuỗi toàn cầu: Góc nhìn từ Israel


Thông thường, các nước luôn nỗ lực vươn lên trong chuỗi giá trị, bậc đầu tiên là cạnh tranh dựa vào yếu tố sẵn có như lao động và tài nguyên, tiếp đến là cạnh tranh dựa vào hiệu quả và bậc trên cùng là cạnh tranh dựa vào sáng tạo. Cách đây 3-4 thập niên, một số nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc đã theo hình mẫu này để gia nhập cộng đồng các nước công nghiệp phát triển.

Nhiều quốc gia trên thế giới và ngay ở Đông Nam Á đang cạnh tranh với Việt Nam về một vị trí truyền thống trong chuỗi giá trị, đó là sản xuất thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp... Giáo sư Shlomo Maital từ Israel lại tin tưởng rằng Việt Nam có thể vượt lên trong chuỗi giá trị, bằng cách cạnh tranh ở cả ba vị trí trên, đặc biệt là cạnh tranh bằng sáng tạo trong công nghệ cao. Israel từ một quốc gia nhỏ bé, nghèo, không có tài nguyên, nhưng đã vượt lên trong chuỗi giá trị. Việt Nam cũng có thể làm như vậy?



1. Đại học khoa học và công nghệ quy mô nhỏ, đẳng cấp thế giới

Technion, Học viện Công nghệ Israel được thành lập năm 1912 (trước khi Israel trở thành quốc gia độc lập). Tuy qui mô nhỏ, nhưng đã có 3 người được giải Nobel, và có 4 người đạt giải Nobel khác đã từng giảng dạy và nghiên cứu tại trường này.

Technion đã tạo dựng một ngành công nghệ cao ở tầm cỡ thế giới thông qua các sinh viên tốt nghiệp của mình. Điều đặc biệt là cứ 4 sinh viên tốt nghiệp Technion thì có một sinh viên khởi nghiệp kinh doanh.

Việt Nam chưa có đại học đẳng cấp thế giới, nhưng hoàn toàn có thể. Với rất nhiều nhân tài về khoa học công nghệ thành danh trên thế giới - đó là yếu tố quan trọng hàng đầu, Việt Nam cần tập trung xây dựng các trường đại học, qui mô không lớn nhưng tiên tiến về các mặt: điều kiện vật chất - kỹ thuật, nội dung đào tạo - nghiên cứu, và tổ chức - quản trị. Đây phải là một chiến lược quốc gia nhất quán. Khi đó, sự xuất hiện đại học đẳng cấp thế giới là trong tầm tay.

2. Chiến lược can thiệp của chính phủ

Các công ty phần mềm Mỹ thống lĩnh thị trường thế giới, một phần nhờ các khoản đầu tư lớn của công nghiệp quốc phòng vào trường đại học và cơ sở hạ tầng. Internet đã ra đời từ dự án ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Đại học UCLA. Đầu tư của Israel bắt đầu bùng phát khi Chính phủ lập ra Yozma, công ty Nhà nước chuyên đầu tư mạo hiểm cho công nghệ.

Đó là những ví dụ điển hình về Chính phủ đầu tư chiến lược vào công nghệ để tạo ra lợi thế cho quốc gia.

Thể chế doanh nghiệp nhà nước sẽ là một thách thức cho Việt Nam trong việc tận dụng đầu tư của Nhà nước cho chiến lược phát triển lâu dài.

3. Làm cho tinh thần khởi nghiệp được phổ biến rộng khắp

Tại Israel năm 1981, anh em nhà Zisapel đã lập công ty RAD Data Communications. Chủ tịch Yehuda Zisapel đã khởi xướng mô hình để các kỹ sư có công trình sáng tạo rời RAD ra mở công ty riêng, với hỗ trợ tư vấn và nhiều khi là cả tài chính từ RAD. Kết quả là 128 công ty đã ra đời, tạo thành khối liên kết với 15.000 nhân viên và hàng tỷ đô la xuất khẩu.

Việt Nam cần lan truyền tinh thần khởi nghiệp. Hệ thống pháp luật và những chuẩn mực kinh doanh cần khuyến khích và tạo điều kiện cho khởi nghiệp. Hệ thống này cũng cần tạo ra ý thức xã hội: Trân trọng khởi nghiệp trong bất cứ ngành nghề nào, dù lớn hay nhỏ, dù bình dị hay sáng tạo đầy rủi ro, nếu đem lại lợi nhuận và lợi ích xã hội.

4. Giao thương với các nước láng giềng

Vì lý do địa chính trị, Israel không thể giao thương với các nước láng giềng, ngay cả với Ai Cập là nước chung hiệp ước hòa bình. Đó là bất lợi rất lớn.

Singapore là nơi tiếp nhận đầu tư từ khắp thế giới, và đầu tư vào các nước trong khu vực, trong đó luôn trong nhóm đứng đầu về FDI vào Việt Nam.

Việt Nam nên theo đuổi một chiến lược địa chính trị giống như Singapore. Khối thị trường chung Đông Nam Á (AEC) sẽ ra đời năm 2015. Các DN Việt Nam nếu không sẵn sàng sẽ mất cơ hội kinh doanh trong khu vực, và mất luôn vị thế sân nhà vào doanh nghiệp khác trong Asean.

5. Chất lượng và hiệu quả của đầu tư nước ngoài

Rất ít quốc gia nghèo có thể đáp ứng nhu cầu vốn bằng nguồn tài chính trong nước. Thu hút đầu tư ngoài rất quan trọng, tuy nhiên loại vốn đầu tư nào cũng quan trọng không kém.

FDI tại Israel tập trung vào công nghệ cao, nhờ sự hấp dẫn của nguồn nhân lực sáng tạo.

Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI đối với cải thiện năng lực cạnh tranh. Không nên chỉ nhìn vào GDP, hoặc quá phụ thuộc vào các yếu tố sẵn có như lao động rẻ, quỹ đất, tài nguyên, điều kiện tự nhiên...



6. Đặt ra chuẩn mực cao

Nhiều công ty đa quốc gia đặt ra mục tiêu cực cao (như Intel) - là mục tiêu tưởng như rất khó để đạt được.

Việt Nam cũng cần phải có mục tiêu cực cao. Ví dụ như mục tiêu mỗi năm phải tăng ba bậc trong năng lực tranh toàn cầu, bằng cách tăng cường giáo dục và công nghệ đẳng cấp thế giới, cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút FDI chất lượng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ cao.

Mỗi người Việt Nam sẽ hiểu và chia sẻ tầm nhìn này, mỗi người Việt Nam sẽ được hưởng lợi, mỗi người Việt Nam sẽ biết phải làm thế nào để đạt được các mục tiêu.

7. Tối đa giá trị gia tăng, hướng tới công nghệ và sáng tạo

Israel đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ cao, với nhiều sản phẩm thống lĩnh thị trường, đặc biệt trong công nghệ thông tin, công nghiệp quốc phòng.

Tuy nhiên Israel cũng nổi tiếng với như một quốc gia hàng đầu về nông sản, bất chấp điều kiện hết sức khắc nghiệt (thiếu đất và thiếu nước). Israel đứng số 1 thế giới về xuất khẩu trái bơ.

Một lợi thế lớn của sản xuất hàng hóa là gần thị trường. Việt Nam cần tối đa hóa cơ hội kinh doanh và giá trị gia tăng tại thị trường nội địa. Không thể chấp nhận thua trong những lĩnh vực dựa vào yếu tố sẵn có, điển hình là nông nghiệp và du lịch.

Tuy nhiên quan trọng hơn hết là đầu tư để đưa công nghệ cao (như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin) vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với lợi thế địa phương.

Lời kết

Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2013 - 2014 xếp hạng Việt Nam thứ 68 về năng lực cạnh tranh, thứ 99 về sẵn sàng với công nghệ, hạng 118 về áp dụng công nghệ mới, và hạng 106 về trình độ kinh doanh...

Những con số đó nói lên rằng, Việt Nam tụt hậu đáng kể trong các lĩnh vực cần thiết để đưa nền kinh tế lên bậc phát triển cao hơn. Nếu không khai thác được tài sản vô hình và có thể tái tạo, đó là sức sáng tạo và trí tuệ, thì quốc gia phải trả giá bằng tài sản hữu hình, đó là tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá...

Đã đến lúc Việt Nam phải vượt lên trong chuỗi giá trị. Thông qua lãnh đạo tích cực, đặt ra chuẩn mực toàn cầu, và khuyến khích khởi nghiệp, Việt Nam có thể cạnh tranh hiệu quả cùng một lúc trên ba vị trí của chuỗi giá trị - thâm dụng lao động, sản xuất hiệu quả, và định hướng công nghệ cao.

Vẻ đẹp của chiến lược này là ở chỗ, những vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị có thể kéo lên những vị trí thấp. Vị trí cao hơn, với tài sản vô hình là trí tuệ sáng tạo và tinh thần kinh doanh cần được phát huy cao độ để đổi lấy những giá trị vật chất to lớn cho quốc gia. Đó cũng là bài học của Israel trong toàn bộ lịch sử tái lập quốc gia của mình.

(Theo Vietnamnet
 

newknight112

Xe máy
Biển số
OF-116984
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
89
Động cơ
385,861 Mã lực
Các lờ đờ nhà ta chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ này, nghĩ nát óc vẽ dự án kiếm %, hơi sức đâu nghĩ về công nghệ này nọ.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Các lờ đờ nhà ta chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ này, nghĩ nát óc vẽ dự án kiếm %, hơi sức đâu nghĩ về công nghệ này nọ.
Cái câu này nghe nhàm tai quá rồi, kụ làm ơn đừng cm thêm lần nào nữa nhé! tks!

Trong bất kì thớt nào cũng gặp những cm nội dung kiểu này lặp đi lặp lại...đến khổ!
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,490
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Trông người mà ngẫm đến ta - Nguy cơ tụt hậu rõ là đến nơi. Nguy hiểm quá, vậy mà nhiều người vẫn ngủ yên: rừng vàng biển bạc, thế mạnh chưa từng có. Quá đúng nhưng là so với mình, thử nhìn quanh xem
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Cái này em biết, cụ biết và rất nhiều người biết. Nhưng lđ lại eo s muốn biết mới Bách nhục chứ? Làm chính sách phải có TẦM NHÌN thì ở cái.... Chỉ trước mắt thấy chén là chén thôi!!!!!
Theo em có rất nhiều sự khác biệt:
1. Bằng cấp của họ là hướng tới nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực sự để khẳng định mình và giúp cho đất nước phát triển. Ta: Chỉ để thăng tiến, khoe mẽ
2. Mọi ứng dụng của họ đều hướng tới hiệu quả, Ta: chủ yếu báo cáo thành tích, xong bỏ vào ngăn kéo
3. Họ ủng hộ và khuyến khích mọi cá nhân phát triển, sáng tạo và coi trọng mọi sáng kiến. Ta: cũng khuyến khích nhưng chỉ để lấy thành tích
4. Họ đang ở giai đoạn giãy "đành đạch" nên cố sống cố chết. Ta: thiên đường rồi nên từ từ
5. Nhiều thứ khác .....
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Về trí tuệ người Do thái thì có tiếng rồi. Khỏi phải nói...

Tuy nhiên thì e thấy ý chí của người Israel mới kinh dị. Cả nghìn đời nay làm NN là phải dựa trên đất đai, khí hậu, thời tiết...vậy mà bằng trí tuệ và ý chí phi thường người It đã vượt qua những khó khăn có thể nói là ko tưởng. Tinh thần khởi nghiệp, dám làm thật vô cùng đáng khâm phục.


Còn người Việt thì e ko bít nói sao nữa....mở mồm ra là thấy đổ lỗi cho ai đó, cho đâu đó...vãi thật đới!
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái
Posted on 10/10/2014 by The Observer



Tác giả: Hoàng Anh Tuấn



Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả

- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/10/10/giai-ma-thanh-cong-cua-israel-va-nguoi-do-thai/#sthash.uLruDo1i.dpuf

tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như:

1. Tại sao chỉ chiếm một phần nhỏ của dân số thế giới, nhưng người Do Thái lại có sự thông tuệ vượt thời gian, hơn hẳn các dân tộc khác trên thế giới? Nếu tính theo chỉ số IQ, chỉ số trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới. Tuy mức chênh lệch IQ chỉ là 10, nhưng tỷ lệ thiên tài trong nhóm những người có IQ 110 cao hơn nhóm có chỉ số IQ 100 tới 120-150 lần!

2. Phải chăng người Do Thái có “gien” thông minh hơn người và “gien” này được lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác?

Câu chuyện này đã được nhiều nhà khoa học âm thầm nghiên cứu để tìm câu trả lời thấu đáo. Tuy nhiên, người Do Thái lại “bác bỏ” điều nay, cho rằng sở dĩ người Do Thái thành công là do điều kiện, hoàn cảnh bắt buộc họ phải nỗ lực, sáng tạo và vươn lên không ngừng để thích nghi với hoàn cảnh. Vậy thực, hư câu chuyện này ra sao?

3. Nếu như có “gien” Do Thái như vậy thì “gien” này được “lưu giữ” và phát triển ra sao từ thời “Cụ Tổ” của người Do Thái đến nay và trong hoàn cảnh họ bị ly tán, tha phương cầu thực?

Người Do Thái hiện nay đều coi Thủy tổ của mình là ông Abraham (và cũng là của người Hồi giáo – Người Hồi giáo gọi là Ibrahim) ra đời cách đây khoảng 4000 năm, và Nhà Tiên tri Moses, ra đời cách đây khoảng 3600 năm. Ông Mosses đã dẫn dắt các nô lệ người Do Thái chạy trốn khỏi Ai Cập và đến khu vực Bắc Israel hiện nay, thống nhất 12 bộ lạc khác để lập ra nhà nước Do Thái. Hiện nay Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái. Để dễ hình dung, nếu có một nước khác có đặc trưng tương tự như Israel, chẳng hạn Trung Quốc, thì đặc trưng nước đó sẽ là: Người Trung Quốc, nước Trung Quốc, Đạo Trung Quốc. Nhưng trên thực tế ta thấy: người Hán, nước Trung Quốc và Đạo Khổng.

4. Tại khu vực hiện gồm phía Bắc Ai Cập, lãnh thổ Israel, Palestine, Gioóc-đa-ni hiện nay, khu vực phía Nam Syria, và phía Đông Bắc Iraq vốn trước đây là khu vực tranh chấp quyết liệt giữa bộ lạc Do Thái với các bộ lạc khác trong khu vực, cũng như giữa các đế chế lân bang với nhau như Roma, Assyria, Babilon, Ottoman… nhằm kiểm soát khu vực đồng bằng ven biển Israel và khu đồi cao Jerusalem để cho được gần với Đức Chúa trời. Sau sự kiện Ngôi đền thứ nhất của người Do Thái bị đốt năm 586 trước Công Nguyên thì mục tiêu xâm lược là để chiếm miền đất thánh Jerusalem, nơi cả 3 tôn giáo (Do Thái, Thiên chúa, Hồi giáo) đều coi là đất thiêng của mình.

Vậy tại sao trong khi hầu hết các bộ tộc du mục khác bị đồng hóa, hoặc bị tuyệt diệt, nhưng người Do Thái lại “thoát” được nạn này (tuy rằng người Do Thái cũng trải qua nạn diệt chủng Holocaust và một số cuộc truy sát tập thể trong quá khứ)? Vậy họ đã “thoát” bằng cách nào?

5. Tại sao người Do Thái lại có truyền thống hiếu học và tỷ lệ biết chữ rất cao so với những dân du mục cùng thời? Tại sao người Do Thái lại đi tiên phong trong rất nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, luật, khoa học chính trị, công nghiệp giải trí…?

Từ hàng ngàn năm trước công nguyên trẻ em Do Thái hầu hết biết đọc biết viết, và khi lưu lạc ở châu Âu, người Do Thái cũng có tỷ lệ biết đọc, biết viết cao hơn người bản địa. Cần nhớ, trước thời kỳ Phục Hưng cả châu Âu chìm đắm trong u muội, tỷ lệ mù chữ lên tới 80-90% dân số. Đến những năm 1930 của thế kỷ trước, người Do Thái gần như độc quyền trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng nguyên tử, thậm chí thời kỳ đó người ta còn gọi ngành khoa học này là “ngành khoa học Do Thái”.

Nhìn rộng hơn, không chỉ người Do Thái quan tâm đến chuyện học hành của con cái, mà người Đông Á, kể cả Việt Nam, cũng vậy và có thể kể ra không ít các tấm gương thành công đáng ngưỡng mộ. Nhiều gia đình sẵn sàng bán nhà, bán cửa để đầu tư chuyện học hành của con cái. Tuy nhiên đạt đến đỉnh cao trí tuệ như Albert Einstein, Karl Marx, Noam Chomski và rất nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel gốc Do Thái lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tại sao người Do Thái làm được chuyện đó?

6. Trên thế giới đã từng có dân tộc nào bị trục xuất, sống lưu vong trên hai ngàn năm mà vẫn giữ được bản sắc, tiếng nói, chữ viết và tập tục của mình như người Do Thái không?

7. Các giáo sĩ (Rabbi), Hội đồng giáo sĩ và những người Do Thái chính thống là những người có địa vị và tiếng nói quan trọng trong xã hội. Vậy họ có vai trò ra sao trong việc duy trì tập tục, bản sắc và “nòi giống” Do Thái?

8. Tại sao mô hình Kibbudz của người Do Thái lại thành công và có sức sống kỳ diệu ở Israel, trong khi mô hình này lại không thành công hoặc không thể thành công ở các quốc gia khác. Cốt lõi tạo nên thành công của các Kibbudz là gì?

9. Khi người Do Thái được thực hiện giấc mơ “Phục quốc” năm 1948, hàng trăm ngàn người Do Thái từ trên 70 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới đổ về mảnh đất Israel, họ đã sát cánh cùng nhau bắt tay xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiếp đó, sau các biến động ở Liên Xô và châu Âu trong những năm 1989-1990, 1,5 triệu người Do Thái (tức trên 1/4 dân số) trở về “cố quốc”. Mỹ, Australia, Canada cũng là quốc gia của những người nhập cư, nhưng chưa từng chứng kiến lượng lớn người nhập cư đổ về (tính theo tỷ lệ dân số) trong một thời gian ngắn đến vậy. Tuy đến từ nhiều xứ sở khác nhau, nhưng hầu hết những người Do Thái không bị gặp các rào cản ngôn ngữ và nhanh chóng hội nhập vào xã hội mới. Chuyện này thực hư thế nào và được thực hiện ra sao?

Còn rất nhiều các câu hỏi khác nữa. Vấn đề đặt ra là mô hình Israel và bài học thành công của người Do Thái (tạm bỏ qua một bên các khiếm khuyết và một số “thói hư, tật xấu” của người Do Thái) có thể học được không và áp dụng ở quy mô nào (gia đình, dòng họ, công ty, thiết chế, đất nước…)?

Israel: Cường quốc nông nghiệp giữa sa mạc

Do điều kiện tự nhiên, sa mạc chiếm đến 60% tổng số 20.000 km2 diện tích, nên đất đai canh tác còn lại của Israel rất ít và chủ yếu nằm ở khu vực đồng bằng ven biển. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Israel trở thành nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, chủ yếu nhờ đi tiên phong trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Đi thăm các cơ sở nông nghiệp Israel mới thấy trình độ công nghiệp hóa nông nghiệp và khả năng lập kế hoạch sản xuất, dự báo thị trường của Israel đạt đến trình độ rất cao. Có lẽ dùng từ “nông dân” đối với họ là không chính xác, mà là công nhân nông nghiệp. Ngoài ra, đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 “Nhà”, gồm: (i) Nhà nước; (ii) Nhà khoa học; (iii) Nhà buôn; và (iv) Nhà nông. “Nhà nông” ở đây cần được hiểu là người bỏ vốn đầu tư, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Đất đai ở Israel được nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Nhà ở của dân thì xây trên các triền núi đá, khó cải tạo thành đất nông nghiệp, còn đất đồng bằng tuyệt đối sử dụng cho trồng trọt và canh tác. Thậm chí đất hoang mạc, nhưng tương đối bằng phẳng có thể cải tạo thành đất nông nghiệp thì cũng không được làm nhà ở trên đó.

Israel đi tiên phong trên thế giới trong lĩnh vực cải tạo đất hoang mạc, sa mạc thành đất nông nghiệp trù phú. Quy trình như sau (để đơn giản hóa): (i) San bằng đất hoang mạc, sỏi đá; (ii) Phủ lên đó 1 lớp đất dày, ít nhất là 1/2 m; (iii) Trồng các loại cỏ hoặc cây dại không cần tưới nước khoảng từ 3-5 năm, để biến đất chết thành đất màu; (iv) Sau quá trình cải tạo này, đất hoang mạc biến thành đất nông nghiệp và được giao cho các chủ đất (nhà đầu tư) để tiến hành sản xuất.

Về mặt sinh thái, bước vào thế kỷ 21, Israel là nước duy nhất trên thế giới đã mở rộng được diện tích rừng và quỹ đất nông nghiệp.

Tuy là nước nhỏ, có 8 triệu dân, nhưng Israel lại có hệ thống đường dẫn nước tái sử dụng dài nhất thế giới. Toàn bộ lượng nước thải được dẫn trở lại các trung tâm xử lý, lọc lại, sau đó được dẫn ngược trở lại theo các đường ống để sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp.

Hệ thống ống dẫn nước tưới được dẫn đến từng khoảnh vườn, tới từng cây và việc tưới được vi tính hóa qua hệ thống điều khiển ở trung tâm về thời gian tưới, lượng nước tưới sao cho phù hợp nhất với thời tiết, độ sinh trưởng của từng loại cây. Cũng từ trung tâm, các kỹ sư nông nghiệp sử dụng luôn đường ống dẫn nước để dẫn phân bón hoặc chất dinh dưỡng cần cho cây theo định kỳ.

Tại đầu từng khoảnh vườn, có bảng ghi chi tiết vườn trồng cây gì, giống nào, từ khi nào… Nhìn chung các cây trồng (cam, bưỏi, cà chua, ớt.. ) là những loại cây trồng có năng suất cao, đã được lai ghép cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Israel là chịu nắng, chịu khô, chịu sâu bệnh nhưng lại cho năng suất cao và chất lượng quả, trái cây tốt.

Mỗi cây cam hoặc bưởi trông thấp như vậy nhưng lại rất sai quả và có thể cho đến vài tạ quả/cây khi đến mùa thu hoạch. Với lợi thế là trồng cây quả nhiệt đới có chất lượng cao, ổn định, hệ thống kiểm định chất lượng chặt chẽ, ở ngay sát châu Âu và cung cấp những hoa quả nhiệt đới “trái vụ” khi châu Âu bước vào mùa đông nên hoa quả Israel có rất nhiều lợi thế về giá và thị trường.

Đây có lẽ chính là mô hình đầu tư, sản xuất, phát triển và kinh doanh nông nghiệp mà một nước nông nghiệp như chúng ta cần học hỏi và để làm giàu tại ngay chính mảnh đất quê hương mình. Nếu so với Israel, có lẽ đất đai miền Trung Việt Nam còn màu mỡ và có các điều kiện tự nhiên để sản xuất tốt hơn nhiều. Ngay một nước có nền nông nghiệp phát triển nhất ở khu vực như Thái Lan cũng có hàng ngàn thực tập sinh lao động trong các trang trại, mà thực chất là lao động xuất khẩu.

Có điều ít người để ý là trong khi thực tập sinh Việt Nam chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm từng đồng gửi về cho gia đình, vợ con, thì khá nhiều “lao động” Thái là các “tình báo” nông nghiệp. Họ là các kỹ sư, con cái các chủ nông trại Thái, những người nuôi chí làm giàu bằng nghề nông và sử dụng thời gian lao động tại Israel như một hình thức “khổ nhục kế”, âm thầm tìm hiểu quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý… để tìm đường khởi nghiệp làm giàu cho mình và cho nước Thái sau này.

Vậy ta nên và sẽ làm gì? Xin nhường câu trả lời cho các bạn trẻ.

Kinh Do Thái, lối sống, bản sắc, và tiếng Hebrew

Có ba câu chuyện ngồi ngẫm lại thấy khá hay và cũng phần nào liên quan đến chủ đề sắp bàn dưới đây.

CÂU CHUYỆN 1: Công việc đã xong, nhưng rủi một cái là không thể bay về được vì là ngày Thứ 7 nên hãng hàng không Israel El Al không làm việc. Nhưng lại có cái may là nhờ đó hiểu được thêm về kỳ nghỉ cuối tuần Thứ 6 và Thứ 7 (lễ Sabbath, người Do Thái đi làm từ Chủ nhật đến hết Thứ 5) của người Do Thái. Khi đi trên đường, đặc biệt ngày Thứ 7, thấy đường phố vắng ngắt và gặp không ít đàn ông Do Thái chính thống (Jewish Orthodox) mặc bộ đồ đen, đầu cũng đội mũ đen rộng vành, đứng trên vỉa hè, hai tay cầm quyển Kinh thánh Do Thái đọc lẩm nhẩm hàng tiếng đồng hồ với động tác hết sức thành kính và giữa trời nắng chang chang, trong khi đầu gật tới gật lui. Điều này không chỉ gây cho tôi sự ngạc nhiên thích thú, mà còn gợi ra rất nhiều điều.

CÂU CHUYỆN 2: Trước đó, khi chia tay Đại sứ Dan Stav, người tháp tùng trong suốt chuyến đi, tôi có nói rằng “Khi tôi mới đến nơi, ông Đại sứ có nói Bộ Ngoại giao Israel có khoảng 1000 nhà ngoại giao. Giờ đây khi đã xong các cuộc tiếp xúc tôi chỉ đồng ý một nửa. Các ông không chỉ có 1000 nhà ngoại giao, mà đó còn là 1000 Giáo sư nữa”. Dan ngửa mặt cười ha hả. Quả thực, hiếm có nước nào, kể cả các cường quốc, lại có nhiều nhà ngoại giao nắm giữ các vị trí chủ chốt nhưng lại có trình độ khá đều tay, am hiểu sâu chuyên môn và có thể trình bày vấn đề mạch lạc như một giáo sư đại học. Không chỉ rành chuyên môn, họ còn thể hiện tác phong hết sức chuyên nghiệp, động tác mạnh mẽ, dứt khoát.

CÂU CHUYỆN 3: Khi vào phòng làm việc với Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc Phòng của họ, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy phòng khách bày biện khá đơn giản, không rõ chỗ ngồi của chủ và khách. Bèn hỏi cô lễ tân là ngồi thế nào, cô để “Sếp” cô ngồi đâu. Câu trả lời là: Các ông ngồi thế nào thì tùy và chỉ cần để một chỗ cho ông ấy ngồi là OK. Sau này mới thấy rõ hơn, trừ một số cuộc gặp phải tuân thủ một số nghi lễ ngoại giao bắt buộc, việc ngồi tự do (free sitting) tạo không khí thảo luận thoải mái và bình đẳng giữa chủ và khách, càng ngạc nhiên hơn khi đây cũng chính là cách người Israel ngồi khi thảo luận nội bộ!

Quay trở lại Phần 1, tôi thấy rằng các câu trả lời về nguyên nhân thành công của người Do Thái, sự cố kết của dân tộc này đều khởi nguồn từ 3 yếu tố chính (i) cuốn Kinh Do Thái (Jewish Bible), (ii) cách thức duy trì Đạo, bản sắc và lối sống Do Thái; và (iii) tiếng Hebrew. Các vấn đề khác như “gien” và tố chất thông minh của người Do Thái; tính hiếu học, ham hiểu biết và sáng tạo; cách duy trì và tổ chức cuộc sống, đời sống xã hội một cách văn minh, lành mạnh của họ đều bắt nguồn từ 3 yếu tố trên. Và cũng thật trớ trêu, đây lại là nguyên nhân chính khiến họ bị xua đuổi, miệt thị, truy sát trong hơn 20 thế kỷ qua. Tôi cũng nghiệm thấy rất ít dân tộc, quốc gia có thể học được theo họ, trừ phi anh cũng trở thành… người Do thái như họ!

Ta hãy đi từng vấn đề một:

Thứ nhất, Israel là đất nước duy nhất trên thế giới được định hình bởi 4 yếu tố mang đậm chất Do Thái là: (i) Dân tộc Do Thái, (ii) Đạo Do Thái, (iii) văn hóa Do Thái, và (iv) Đất nước Do Thái.

Trong các tôn giáo trên thế giới, Đạo Do Thái được ghi nhận là đạo có tuổi đời lâu thứ hai trên thế giới (ra đời cách đây khoảng 3000 năm), sau Đạo Hindu (ra đời cách đây khoảng 4000 năm). Tuy nhiên, do Hindu là đạo đa thần, nên Do Thái giáo có thể xem là đạo độc thần (Monotheistic) ra đời sớm nhất thế giới. Đạo Độc thần là đạo chỉ thờ 1 vị chúa/thần/hoặc thánh duy nhất. Đạo Do Thái chỉ thờ duy nhất Chúa trời, nên trên bàn thờ trong nhà thờ Do Thái họ trang trí đơn giản, không thờ người hoặc động vật. Họ cho rằng, người là người, dứt khoát không thể là chúa hay thánh được và chỉ có một Đức Chúa trời duy nhất. Phải chăng điều này làm cho người Do Thái cũng như sinh hoạt tôn giáo của họ “dân chủ” hơn do không bị phân tán, mất bớt quyền lực qua các nhân vật trung gian?

Một điều rất đặc biệt là trong cuốn Kinh Torah (gồm 5 tập, ghi lại các lời của Nhà tiên tri Moses) có ghi người Do Thái được Đức chúa trời chọn (the Chosen People) để truyền đạt thông điệp của Chúa cho các dân tộc khác, dẫn dắt và khai sáng các dân tộc khác. Người Do Thái rất tin vào điều này, tin vào “sứ mạng” được Chúa giao phó. Đây có lẽ là động lực lớn nhất khiến người Do Thái luôn tìm cách đạt đến đỉnh cao của khoa học, phấn đấu đủ tầm trí tuệ “dẫn dắt” nhân loại như họ nghĩ đã được “Chúa lựa chọn”. Do đó, điểm nổi bật nhất ở người Do Thái là họ thấy mục đích cao nhất của cuộc sống là sáng tạo, chứ không chỉ là kiếm tiền, và kiếm tiền cũng như sự giàu có của họ thực ra là hệ quả của các lao động sáng tạo chứ không phải mục đích mà họ theo đuổi.

Thứ hai, trong bất kỳ tôn giáo nào, tính “Giáo điều” đều tồn tại, duy chỉ khác nhau về mức độ. “Giáo điều” là những điều được ghi trong kinh/kinh thánh hoặc được các Bề trên giảng và được coi mặc nhiên đúng, không bàn cãi. Tuy nhiên, bản kinh Torah của người Do Thái lại rất gợi mở để mọi người suy nghĩ, khám phá. Trong 5 cuốn Kinh Torah thì có đến 4 cuốn nói về luật và 1 cuốn về các vấn đề trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Torah ghi các vấn đề trong cuộc sống, đặt ra các câu hỏi, gợi mở để suy nghĩ, nhưng lại không chỉ có một câu trả lời, mà có nhiều câu trả lời tùy thuộc bối cảnh khác nhau, và thậm chí còn để khoảng trống để mọi người cho trí tưởng tượng bay bổng với các hỏi và câu trả lời. Trong bữa cơm gia đình cuối ngày, hoặc trong ngày Sabbath, các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng đọc và tranh luận các điều ghi trong kinh thánh, và có thể chính điều này làm tăng thêm năng lực trí tuệ, làm cho họ rất giỏi về luật.

Thứ ba, các bạn Israel cho biết, cuốn Kinh Torah giống như một cuốn sách khoa học hơn là một cuốn kinh với các “Giáo điều”. Chẳng hạn, trong Kinh Torah ghi rõ ngày Thứ 7 là ngày Chúa nghỉ ngơi, nên tất cả mọi người Israel, kể cả các nô lệ và súc vật không được làm việc trong những ngày này. Ngày lễ Thứ 7 của họ gọi là ngày lễ Do Thái (Sabbath) được xem là ngày “nghỉ tuyệt đối”, theo đó Chúa khuyên các thành viên trong gia đình dành thời gian này bên nhau, cùng trò chuyện, đi chơi, vợ chồng “yêu” nhau, gia đình cùng nhau đi đến nhà thờ (Synagogue). Trong ngày này, mọi người không được bật lửa (vì thời xa xưa, bật lửa có nghĩa là phải vào bếp nấu nướng, tức vẫn “đi làm”) và ăn đồ ăn được chuẩn bị từ hôm trước. Thậm chí thang máy trong các cao ốc cũng để “chế độ Sabath”, tức người Do Thái không dùng tay bấm nút (biểu hiện của “làm việc”), mà để thang tự chạy automatic và mở cửa trước từng tầng một từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất của tòa nhà. Ngày Chủ nhật là ngày làm việc đầu tiên của họ, và điều ngạc nhiên là theo cách gọi trong Kinh thánh Do Thái các ngày làm việc trong tuần theo tuần tự là các ngày “sáng tạo”, chứ không phải ngày “đi làm”.

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng gợi ra một số điều thú vị:

  • Ngày thứ 7 nghỉ tuyệt đối để lấy sức lao động cho các ngày khác trong tuần và đây có thể là nguồn cảm hứng cho việc đấu tranh đòi quyền của người lao động sau này;
  • Lễ Sabbath tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình (khi cả nhà cùng ngồi ăn quay quần bên nhau), và giữa các thành viên trong cộng đồng (khi hàng xóm cùng kéo nhau đến nhà thờ);
  • Là cơ sở của việc đấu tranh giành quyền bình đẳng phụ nữ (không lao động trong ngày Sabbath) sau này, cũng như quyền của động vật;
  • Vợ chồng “sản xuất” em bé trong ngày nghỉ khi tinh thần thoải mái thì đứa trẻ sau này cũng sẽ thông tuệ hơn.
Người Do Thái coi trọng chuyện học hành

Người Do Thái rất chú trọng đến chuyện học hành và chữ nghĩa của con cái. Cuốn Kinh Talmud từ cách đây trên 2000 năm đã yêu cầu các ông bố, bà mẹ phải dạy cho con cái biết đọc, biết viết từ năm lên 6 tuổi. Điều này, cũng như một số giáo lý khác trong kinh Talmud, được người Do Thái thực hiện hết sức nghiêm túc (sẽ nói kỹ sau), một phần vì thấy đúng, một phần vì sợ bị cộng đồng xa lánh. Do đó, từ cách đây trên 2000 năm người Do Thái cơ bản xóa được nạn mù chữ, với trên 90% người dân biết đọc, biết viết.

Đối với cuộc sống của con người hiện đại thời nay, điều này là quá sức bình thường. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh người Do Thái là những người du mục, nông dân, thậm chí tha phương cầu thực mà vẫn giữ được truyền thống này, trong bối cảnh tới trên 90% dân châu Âu và các sắc dân khác ở Bắc Phi, Trung Đông ở xung quanh thời đó mù chữ thì đây quả là điều phi thường. Không chỉ thời nay người Do Thái mới được trọng dụng và phát huy vai trò, mà vào thời cực thịnh của Đạo Hồi (thế kỷ IX-XIII) sau Công nguyên, người Do Thái được người Hồi giáo tin dùng và đóng vai trò nổi trội là các thương gia biết tính toán, “ăn nên, làm ra” với hệ thống buôn bán kéo dài từ Trung Đông, qua Nam Á và Đông Nam Á, thậm chí tới Thượng Hải.

Vậy trong điều kiện bị chiếm đóng và lưu lạc, họ duy trì được chữ viết và tiếng nói của mình ra sao trong hàng ngàn năm mà không bị mai một? Câu trả lời chính là sự sùng đạo và cuốn kinh Do Thái viết bằng tiếng Hebrew.

Hầu hết những người Do Thái mà tôi gặp, dù là người Chính thống hay người Do Thái bình thường, đều nói rằng khi gặp nạn, vật đầu tiên và cũng là vật quý giá nhất mà người Do Thái đem theo đầu tiên đó chính là CUỐN KINH THÁNH, chứ không phải bất cứ vật dụng nào khác. Cuốn Kinh thánh Do Thái (Hebrew Bible) đối với họ vừa là đức tin, vừa là lịch sử, vừa là nguồn tri thức, vừa giúp họ giữ được bản sắc, vừa giúp họ có tương lai:

Một là, sự sùng đạo, khiến người Do Thái phải đọc kinh liên tục, đọc thuộc làu, đọc ở trong nhà, đọc ngoài đường, đọc ở nhà thờ… giúp người Do Thái giữ được tiếng nói, nhận diện được ngôn ngữ đặc trưng của mình và được truyền từ đời này qua đời khác.

Hai là, khi lưu lạc sang các xứ khác nhau, ngữ âm của họ có bị thay đổi do phát âm theo thổ ngữ địa phương, nhưng cơ bản họ vẫn hiểu được nhau dù lang bạt hàng ngàn năm, và tới tận 73 quốc gia và lãnh thổ khác nhau. Điều đó giải thích tại sao người Do Thái từ “tứ xứ” đổ về, nhưng đã nhanh chóng gắn kết với nhau ngay sau khi Israel được tái lập năm 1948.

Ba là, không chỉ thạo tiếng Hebrew, mà người Do Thái còn thạo tiếng bản địa nơi họ sinh sống. Như vậy trên thực tế, người Do Thái sử dụng thông thạo hai ngoại ngữ từ rất sớm. Khoa học đã chứng minh, những người hoặc nhóm cộng đồng sử dụng được trên 1 ngoại ngữ thường có chỉ số IQ lớn hơn nhóm, hoặc người sử dụng ít ngôn ngữ hơn. Không chỉ vậy, kinh thánh không chỉ là phương tiện duy trì ngôn ngữ, mà còn giúp họ mở mang các kiến thức luật, kinh tế và khoa học thông thường ở trong đó.

Bốn là, niềm ao ước tột cùng trở về Jerusalem cũng được ghi trong Kinh thánh. Thời cổ đại, dù muốn đi đâu, làm ăn gì, thì người Do Thái cũng quy ước về quần tụ tại Jerusalem để hành lễ ít nhất là 4 lần 1 năm. Đến nay, truyền thống đó vẫn được duy trì và người Do Thái ở Israel thường về Jerusalem mỗi năm một lần, còn người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới thì về ít nhất 1 lần trong đời. Kinh Thánh Do Thái ra đời trong bối cảnh người dân Do Thái đã từng mất tổ quốc, mất Jerusalem trong một thời kỳ dài từ hàng trăm năm trước đó. Do đó, Kinh Thánh nhắc nhở người Do Thái rất kỹ về điều này. Truyền thống có từ cả ngàn năm nay và đến nay vẫn được duy trì trong cộng đồng Do Thái, là khi gặp nhau, hoặc khi viết thư, họ thường nói đến việc “sớm hẹn gặp nhau tại Jerusalem”, “hẹn gặp tại Jerusalem vào năm tới”. Do đó, ước nguyện trở về Jerusalem, lấy lại Jerusalem luôn cháy bóng trong mỗi người Do Thái và họ không bao giờ quên điều này khi tha hương.

Đạo Do Thái và việc duy trì nòi giống

Việc thực hiện nghiêm ngặt các phong tục tập quán của Do Thái giáo giúp người Do Thái sàng lọc gien “xấu”, lấy và nhân giống gien “tốt”. Thực ra, không chỉ người Do Thái làm vậy, mà các dân tộc khác như ngoài Hoa và Việt Nam cũng có những vần thơ để chọn người xứng đôi, vừa lứa như “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”, “Nữ tuệ tam tài nguyên thị đối” (Gái giỏi trai tài nom thật đối), v.v…. Chắc chắn đây không chỉ là chuyện “tâm đầu, ý hợp” của trai gái, mà còn liên quan đến việc duy trì nòi giống sau này.

Nếu như người Đông Á chỉ dừng lại ở mức “khuyên răn” thì người Do Thái đã “luật hóa” và “hệ thống hóa” được việc chọn lọc có chủ đích thay cho việc chọn lọc tự nhiên, vô thức để “hoàn thiện” và “phát triển” gien của mình:

Một là, trong Đạo Do thái, Giáo sĩ (các Rabbis) là những người được chọn từ những người thông minh nhất. Các Rabbis là người diễn giải Kinh thánh có uy tín và trọng lượng nhất, duy trì các giá trị “chính thống” và được xã hội hết sức trọng vọng. Tuy là thầy tu, nhưng các Rabbis vẫn có con như những người bình thường, và thậm chí có rất nhiều con. Do có uy tín cao trong xã hội, nên họ dễ dàng chọn hôn thê và hôn thê được họ ưu tiên chọn thường là con cái của các học giả (scholars), rồi sau đó mới đến con các nhà buôn.

Hai là, không chỉ các Rabbis chọn như vậy, kinh thánh Do Thái thậm chí còn khuyên mọi người là nếu có tiền của thì hãy tìm cách cho con cái của mình lấy con gái của các học giả. Kinh thánh khuyến khích người Do Thái sinh nhiều con, cho rằng sinh 13 con thì sẽ có nhiều may mắn. Nhưng trên thực tế lại có các “phanh hãm” đối với người nghèo, người ít học là sinh ra con cái nhưng phải đảm bảo các điều kiện kinh tế và tài chính. Chính điều này làm cho người nghèo, người ở tầng lớp thấp không “sinh tràn lan”, mà sinh có trách nhiệm và số người này chiếm tỷ lệ ngày một ít đi trong so sánh tương đối với những người có “gien” tốt, hoặc có điều kiện vật chất tốt hơn. Trải qua hàng ngàn năm chọn lọc có điều kiện như vậy nên việc có được nhiều gien tốt trong người Do Thái là điều dễ hiểu.

Ba là, trong quan niệm Do Thái chính thống, và ngay tại các khu vực người Do thái chính thống sinh sống hiện nay tại Israel, phụ nữ, con gái không bao giờ được “bén mảng” đến Nhà thờ. Trái lại, đàn ông dù bận công việc đến mấy cũng tìm cách đến nhà thờ vào lúc 6h chiều hàng ngày để làm lễ trước khi về nhà. Tuy nhiên, phụ nữ Do Thái lại được xem là có “quyền năng” tuyệt đối trong việc duy trì nòi giống. Con của một phụ nữ Do Thái đương nhiên được coi là người Do Thái, còn con của người đàn ông Do Thái với một phụ nữ không phải Do Thái thì chỉ được coi là người Israel (nếu như sống ở Isael), chứ không được coi là người Do Thái. Thời xa xưa, việc gia đình người Do Thái có một cô con gái lấy chồng không phải người Do Thái bị coi là “nỗi nhục” của cả gia đình và dòng họ, và người bố “từ con” bằng cách đào một nấm mộ giả coi như đứa con mình dứt ruột đẻ ra đã chết.

Nhiều nhà thần học mà tôi có điều kiện tiếp xúc cho rằng Đạo Do Thái hiện là một trong số ít tôn giáo “giữ” được “kỷ cương” khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh câu chuyện này và cần nghiên cứu sâu hơn mới có câu trả lời thỏa đáng. Quả thực, bất kỳ tôn giáo lớn hoặc quan trọng nào đều đứng trước 3 thách thức lớn trong quá trình phát triển, đó là:

  • Duy trì được sự thống nhất, giữa các dòng, nhánh, xu hướng khác nhau trong cùng một tôn giáo, duy trì một đức tin chung trong thể thống nhất. Ví dụ, sự phân liệt rõ nhất thể hiện ở Đạo Hồi hiện nay với các dòng Shia, Suni, rồi nhánh Wahabis thuộc Suni, nhánh Alewite, Druze thuộc dòng Shia…, mà dòng, nhánh nào cũng cho mình mới là “chính thống”, còn những dòng, nhánh khác là “ngoại đạo”, cần bị loại bỏ để làm “trong sạch” Đạo Hồi;
  • “Đồng hành” cùng xã hội hiện đại, nhưng vẫn duy trì các giá trị, các nguyên tắc “cốt lõi” (tức tính chất “chính thống”, mặc dù việc diễn giải và tự nhận các tính chất này còn nhiều điều phải bàn);
  • Tránh việc tạo ra một tầng lớp “tăng lữ” mới, với các đặc quyền, đặc lợi, hủy hoại chính tôn giáo của mình.
Do Thái giáo cũng không phải là ngoại lệ, nhưng ít gặp các “vấn nạn” ở trên hơn, do:

  • Ngay khi ra đời, Do Thái giáo đã không có “vấn nạn”, đưa đến sự kình chống nhau sâu sắc giữa các dòng tu. Đạo Hồi chẳng hạn, ngay sau khi Nhà tiên tri Mohamed qua đời, sự giằng xé giữa những người cho rằng cần phải chọn người thừa kế hoặc có dòng màu trực hệ để “hướng đạo” hạy chọn những người có khả năng nhất trong việc kế thừa và phát triển di sản của Mohamed đã đưa đến việc phân chia Hồi giáo thành 2 nhánh lớn là Shia và Suni. Do Thái giáo cũng có những dòng hết sức cực đoan, thậm chí không công nhận Nhà nước Israel, nhưng họ vẫn hợp tác, và không đi đến chỗ đối đầu nhau bằng bạo lực. Những người có tác dụng giữ sự hòa hợp và thống nhất Đạo Do Thái là các giáo sĩ và Hội đồng giáo sĩ.
  • Trong hệ thống luật dân sự của Israel, còn có luật Do Thái Halakha tương tự như luật Sharia của Hồi giáo mà một số nước như Arab Saudi, Brunei… áp dụng. Halakha bao gồm 613 điều răn (commandments) với hệ thống tòa án riêng, và các “bản án” tôn giáo đối với người có đạo thậm chí còn đáng sợ và nghiêm khắc hơn các bản án dân sự. Luật Halakha tồn tại trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, can thiệp sâu và điều chỉnh rất nhiều quy tắc, tập tục của đời sống xã hội. Nếu không tuân theo Halakha, các Rabbis có quyền rút “Phép thông công” (excommunicate) – tương đương với một bản án tử hình – và điều này cũng đồng nghĩa với việc khi qua đời, linh hồn người chịu hình phạt đó không được bay lên Thiên đàng.
  • Người theo Đạo chính thống Orthodox tin và tự chọn cho mình lối sống theo các giá trị truyền thống và nguyên tắc nguyên thủy. Tuy nhiên, họ không tìm cách áp đặt lối sống của mình hay kỳ thị những người thế tục. Bản thân các Giáo sĩ (Rabbis) và những người Orthodox không được hưởng đặc quyền, đặc lợi, họ thỏa mãn với cuộc sống thanh bạch của mình. Trong đạo Hồi chẳng hạn, những người Wahabbis cũng có cuộc sống thanh bạch, khắc khổ, nhưng điều nguy hại là họ lại tìm cách áp đặt lối sống của mình lên những dòng, nhánh khác.
  • Khác với các Đạo giáo khác là tìm mọi cách truyền đạo để mở rộng thành viên, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, để trở thành một người Do Thái rất khó, phải có căn cứ, bằng chứng xác nhận tới ít nhất 4 đời trước đó và quy theo mẫu hệ. Họ cho rằng, đã là “thiên sứ nhà trời”, “được chúa chọn” thì chỉ có ít người được hưởng vinh dự, chứ đâu có thể kết nạp tràn lan, cứ vào đến synagogue (nhà thờ Do Thái) là trở thành Do Thái ngay được.
Trong những điều kiện khắc nghiệt thời kỳ Đế quốc La mã là bá chủ khu vực Trung Đông, để tránh bị truy đuổi và tận diệt, người Do Thái buộc phải cải đạo sang đạo Thiên chúa. Tuy nhiên họ lại cải đạo trở lại thành người Do Thái khi điều kiện cho phép. Bản thân Hitler là người rất căm thù dân Do Thái, một cộng đồng đoàn kết nhưng sống tách biệt với người bản xứ. Trong con mắt Hitler, đã sinh ra là một người Do Thái thì sẽ luôn luôn là một người Do Thái, cải đạo chẳng giúp ích gì, và quyết truy sát 1 người nếu tìm được bằng chứng trước đó 4 đời họ là người Do Thái.

Tản mạn thay lời kết: Chuyện ăn uống và tố chất của người Do Thái

Đồ ăn Kosher (Kosher food) là đồ ăn được chế biến và ăn theo kiểu Do Thái. Đối với người Do Thái Chính thống, việc sử dụng Kosher là điều gần như bắt buộc, còn đối với người thế tục thì tùy lựa chọn. Các canteen phục vụ tai các cơ quan chính phủ Israel như Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng nghiễm nhiên là các nhà hàng phục đồ ăn Kosher. Đồ ăn Kosher hiện ngày càng trở nên phổ biến tại Israel và trên khắp thế giới và không chỉ người Do thái chính thống mới dùng. Hiện nay, có 100.000 loại thực phẩm Kosher khác nhau được bán trên phạm vi toàn thế giới.

Vậy Kosher là gì và ăn như thế nào? Trong Halakha quy định rất rõ, chi tiết và khá phức tạp, nhưng chung quy lại có một số điểm chính:

Về các thức ăn Kosher:

  • Một số con vật ăn được: chỉ ăn những con vật có móng chẻ, ăn cỏ và nhai thức ăn lại như bò, dê, cừu. Các con vật không ăn được là lợn, ngựa, và lạc đà. Lợn tuy có móng chẻ nhưng không nhai lại, còn ngựa, lạc đà tuy ăn cỏ nhưng không có móng chẻ.
  • Ăn các loài có cánh như gà, vịt, ngỗng, bồ câu… Không ăn các loài chim ăn thịt như diều hâu, chim ưng, đại bàng.
  • Ăn các loài cá có vây và vẩy như các hồi, cá ngừ, cá trích… Không ăn các con cá không vảy như lươn, các trê, cá tầm, tôm, tép, nghêu sò, ốc hến, các loài bò sát, côn trùng.
  • Các thức ăn trung tính như trái cây, nước trái cây, ngũ cốc, trứng gà vịt, mật ong, rượu vang, chè, café.
Về cách ăn đồ Kosher:

  • Chỉ uống sữa và các vật phẩm chế biến từ sữa của các con vật Kosher như bò, dê, cừu. Chỉ được dùng sữa và các vật phẩm chế từ sữa 6 tiếng sau khi dùng thịt, hoặc 30 phút trước khi ăn thịt chứ không được ăn, uống đồng thời. Đồ chế biến sữa và thịt, kể cả chậu rửa bát nhất thiết phải dùng riêng.
  • Lúa mì, gạo, và một số loại rau, củ nhất định thì ăn được. Không ăn, uống nước trái cây hoặc đồ chế biến từ các loại loại quả như cam, quýt, bưởi… dưới 3 tuổi.
  • Không ăn nội tạng động vật hay gia cầm; không ăn phần phía sau của con thú và không ăn thịt, cá đồng thời.
  • Khi ăn thịt phải lấy hết sạch máu và người chế biến phải học cách giết con vật sao cho con vật chết nhanh nhất, không đau đớn, nhưng lại ra được hết tiết. Thậm chỉ còn phải rửa sạch và ngâm miếng thịt trong nước 30 phút trước khi chế biến để ra hết máu,
  • Các nhà hàng Kosher nhất thiết phải do đầu bếp Do thái chính thống trực tiếp nấu nướng và bị phạt rất nặng, kể cả tước giấy phép kinh doanh, hành nghề nếu vi phạm.
Có lẽ trên thế giới không có dân tộc nào có kiểu ăn “kiêng, khem” phức tạp và rườm rà như người Do Thái chính thống. Các nhà hàng phục vụ đồ ăn Kosher thường đắt hơn từ 20-30% so với nhà hàng thông thường, vậy mà lúc nào cũng đông khách ăn.

Theo tôi, đây không chỉ là đồ ăn kiêng của người Do Thái, mà THỰC CHẤT KOSHER LÀ ĐỒ ĂN, CÁCH ĂN THÔNG MINH, KHOA HỌC, THẬM CHÍ LÀ LÝ TƯỞNG không chỉ của người Do Thái, mà của con người nói chung. Nếu chỉ khuyên nhủ thông thường sẽ ít người theo, nhưng khi khoa học được “phủ” một lớp màu tôn giáo thì Kosher đã trở nên thành món ăn kỳ ảo, mê hoặc và quyến rũ.

Tạm cắt nghĩa một số thứ:

  • Theo người Do Thái, con vật cũng như con người đều có linh hồn. Nếu làm cho con vật chết đau đớn thì nó sẽ oán trách và cả người thịt lẫn người ăn nó đều bị “quở phạt”. Do đó, giết nhanh để con vật mau chóng được hóa kiếp lên thiên đàng.
  • Khi con vật cắt được tiết nghĩa là con vật còn tươi, chứ không phải ăn đồ ôi. Thú tính và sự ngu muội của con vật nằm ở “dòng máu”, và ăn thú vật hay gia cầm có tiết sẽ làm con người lâu dần nhiễm “thú tính” và đầu óc trở nên trì độn, còn nòi giống đi đến chỗ thoái hóa.
  • Thịt ăn cùng với cá không còn tác dụng bổ dưỡng nữa, mà triệt tiêu lẫn nhau. Còn trái cây trong 3 năm đầu thường chứa nhiều chất, độc tố có hại cho cơ thể.
  • Uống sữa sau khi ăn thịt không tốt cho sức khỏe vì bản thân thịt nhiều chất đạm, lâu tiêu lại có thêm chất bổ dưỡng khác nữa làm cho cơ thể không thể hấp thụ nổi và dễ sinh bệnh.
  • Trong điều kiện thiên nhiên hết sức khắc nghiệt của vùng Bắc Phi – Trung Đông, việc ăn uống tốt giúp người Do Thái chống chọi tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt, làm cho không chỉ thể trạng khỏe khoắn mà trí tuệ của họ cũng hơn người. Các cụ nhà ta chả nói bệnh vào từ mồm đó sao?
Như vậy, trải qua cả ngàn năm, với cuốn Kinh Thánh Hebrew, người Do Thái không chỉ thành công trong việc bảo tồn, mà còn phát triển bản sắc, văn hóa, tôn giáo của mình. Không những vậy, thông qua ăn uống, cuộc sống tinh thần lành mạnh, làm cho “gien Do Thái” vốn đã ưu việt, ngày một trở nên ưu việt hơn. Khác với các tôn giáo khác, người Do Thái không tìm cách phát triển tôn giáo của mình qua con đường truyền đạo như Đạo Hồi, Đạo Thiên chúa, hay Đạo Phật, mà tìm cách giữ sao cho Do Thái giáo càng “thuần khiết” càng tốt. Phải chăng những người được Chúa “chọn mặt gửi vàng” đâu có thể phát triển tràn lan được!

Có lẽ chính vì vậy mà cách đây từ trên 3.000 năm Nhà tiên tri Moses của người Do Thái đã lường trước điều này khi ông, ngay từ khi đó, đã hình dung ra rằng nếu người Do Thái làm theo các lời răn dạy của ông thì họ sẽ trở thành đối tượng bị săn đuổi và tận diệt của nhiều sắc dân khác và vì vậy đã chuẩn bị cho họ hành trang đầy đủ trong cả ngàn năm thiên di trước khi “trở về Jerusalem”. Điều ngạc ngạc nhiên là người Do Thái không than thân, trách phận mà họ coi đó là “sự thử thách” của Chúa trời đối với dân tộc Do Thái!

TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bài viết tổng hợp những ghi chép đăng lần đầu trên trang Facebook của tác giả về chuyến công tác tới Israel gần đây, thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của cơ quan nơi tác giả công tác.
 

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,828
Động cơ
354,385 Mã lực
Là vì hum trc thấy mí cụ hỏi nhau ta nên làm smartphone ko thì e thấy Việt Nam mềnh rõ có thế mạnh về Nn, phải nói truyền thồng nghìn đời còn j. Mà làm Nn thì ko lo khủng hoảng lắm, cứ đói là phải ăn, ăn là ngày 3-4 bữa. Các cụ nói: hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ mờ. Khộ cái là phải khủng hoảng Tài chính toàn cầu Các leader nhà ta mí thấy cái này.
Rồi nữa có nc nào trên tg này phải chiến tranh nhiều như Việt Nam đâu. Vậy so nhà ít rõ là ta có loiẹ thế hơn hẳn và nhu cầu ko kém mà lại ko tập Trung vào 2 trọng điểm này.

Còn thì smartphone, ô tô hay j đó ta bỏ qua đi.

Tiếc là malay nó có triển lãm vũ khí thường niên, indo nó xác định là nc sẽ xk Vũ khí còn ta toàn tthấy tin đi mua vũ khí. Nản!

Vì vậy e cực lực phản đối ko chỉ Bêka mà mọi nhà sx ở vn có ý định làm đt hay mấy thứ nửa mùa. Làm nông nghiệp, ngư nghiệp ra sp tốt mặc nhiên ta sẽ có tiền mua xe xịn, đt thông minh nhất của thế giới
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top