[Funland] Kỳ tích Israel

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Hết NN e sang món đồ chơi QS...xk đầu người đồ QS tới gần 1k usd thì hãi quá. Nếu vn làm đc vậy thì cũng có 70-80 tỉ usd năm mất =)) gấp mấy lần Nga+ Mỹ các kụ nhẩy =))



Công nghiệp quốc phòng - "cỗ máy in tiền" của Israel

Nước nào xuất khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới nếu tính theo bình quân đầu người? Không phải Mỹ, chẳng phải Nga hay Trung Quốc, mà đó chính là Israel.


Theo số liệu chính thức của Cục Hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng Israel, quốc gia chỉ có 8 triệu dân này đã bán ra thị trường thế giới lượng vũ khí trị giá tới 6,54 tỷ USD trong năm 2013. Nghĩa là, bình quân mỗi người dân Israel thu được hơn 800 USD từ việc “bán súng”, và từ nhiều năm nay, ngành công nghiệp quốc phòng đã trở thành “cỗ máy in tiền” của Israel
“Thử nghiệm thực chiến”

Xác chiếc ô tô nằm chỏng chơ trong nhà kho. Nó chẳng còn bánh và gầm, chỉ còn mỗi thân xe nhưng cũng đã bị xé nát. “Trúng tên lửa vác vai đấy”, ông Oan Hớt-xơ (Yoav Hirsh) mỉm cười. Xem ra, nếu có người ngồi trong xe thì dính cú này chắc chắn đã mất mạng. Tuy nhiên, chiếc Guardium này lại tự hành hoàn toàn.


Xe tự hành Guardium. Ảnh: G-Nius

Ông Oan Hớt-xơ chính là Giám đốc điều hành của G-Nius, một trong những công ty đầu tiên trên thế giới có thể sản xuất một đội quân toàn chiến binh rô-bốt. Người đàn ông trung niên với mái tóc muối tiêu kể về chiếc Guardium với giọng đầy tự hào rằng, dòng xe này đã được dùng để tuần tra dọc biên giới Dải Ga-da từ năm 2007. Guardium có thể được điều khiển từ xa nhưng nó cũng hoàn toàn tự chạy với một lộ trình đã định trước, trong khi camera và cảm biến thu thập và truyền tải thông tin xung quanh. “Guardium đã lăn bánh hơn 60.000 giờ. Và nó đã cứu rất nhiều mạng người”, ông Oan Hớt-xơ nói. Mục tiêu sản xuất Guardium là nhằm triệt tiêu mọi rủi ro đối với binh sĩ trên chiến trường. Mặc dù vậy, chiếc xe này cũng có khả năng giết người vì nó được lắp đặt một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa.

Theo tờ Spiegel, G-Nius là một ví dụ điển hình của ngành công nghiệp quốc phòng của Israel. Trụ sở của công ty này nằm trong Công viên Công nghệ cao ở thành phố Yokneam, phía Đông Bắc Israel. Đây là một liên doanh giữa công ty tư nhân Elbit Systems và công ty nhà nước Israel Aerospace Industries (IAI). Giống như mọi doanh nghiệp sản xuất vũ khí khác của Israel, G-Nius có quan hệ mật thiết với quân đội.

Kể từ khi lập quốc, Israeltrải qua chiến tranh liên miên. Diện tích nhỏ, dân số ít nên quốc gia này lúc nào cũng cảm giác bị đe dọa. “Công nghệ quân sự tối tân được coi là chiến lược sống còn của Israel chứ không phải là một quân đội nhiều binh sĩ”, Đan Pê-lê (Dan Peled), giáo sư ngành Thương mại quốc tế của Đại học Haifa nói. Người Israel không ngần ngại đề cập đến một thực tế rằng, các cuộc chiến tranh với láng giềng đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đạt được thành công. “Cho đến nay, "Thử nghiệm thực chiến" vẫn là lời quảng cáo đáng giá nhất đối với vũ khí và trang bị quốc phòng của
Israel”, Giáo sư Đan Pê-lê nhận định. Ra đến thị trường thế giới, “Thử nghiệm thực chiến” được hiểu ngay là “sản xuất tại Israel”.

90% để xuất khẩu

Muốn tìm một khẩu súng thì Gin Uên-man (Gil Wainman) chẳng phải đi đâu xa. Phòng họp của Giám đốc marketing Công ty Israel Weapon Industries (IWI) không khác gì một kho súng với la liệt súng ngắn, súng trường, súng phóng lựu đủ loại. IWI có tổng hành dinh ở phía Bắc Ten A-víp, chính là công ty cung cấp tiểu liên Uzi và súng trường tấn công Tavor cho quân đội Israel.

Khi được tư nhân hóa vào năm 2005, IWI có khoảng 70 lao động. “Nay (năm 2014) chúng tôi đã có hơn 500 người. Chúng tôi đang phát triển rất nhanh”, ông Gin Uên-man nói. Giám đốc marketing của IWI từ chối tiết lộ con số chính xác về lượng súng bộ binh và lựu đạn mà công ty này bán mỗi năm. “Chúng tôi nói về đơn vị hàng chục nghìn”, ông Gin Uên-man cười. Thực tế, IWI là một trong 5 công ty sản xuất vũ khí bộ binh hàng đầu thế giới.


Xe tăng Merkava Mk-4 Ông Gin Uên-man cho hay, khi phát triển một loại vũ khí mới, IWI chuyển cho quân đội Israel ngay sau khi hoàn thành thử nghiệm. Binh sĩ Israel dùng ngay trên chiến trường, sau đó thông báo lại tình hình cho các kỹ sư của IWI để họ điều chỉnh. “Chúng tôi giàu kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực chiến. Và chúng tôi sử dụng chúng để phát triển vũ khí”, ông Gin Uên-man cho hay.
Cho đến nay, phần lớn dân số Israel vẫn coi việc phát triển các loại vũ khí mới đơn giản là việc làm cần thiết để bảo đảm an ninh và sự tồn vong của đất nước. “Chúng tôi cho con cái nhập ngũ nên muốn chúng phải được sử dụng những loại vũ khí tối tân nhất”, ông Gin Uên-man nói. Thế nhưng thực tế, không phải chỉ có con em Israel được sử dụng những loại vũ khí này. Quân đội
Israel chỉ là một khách hàng rất nhỏ của ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Ông Gin Uên-man cho biết, 90% số sản phẩm của IWI là dành cho xuất khẩu. Các công ty sản xuất vũ khí khác của Israel cũng có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm tối thiểu là 75%. Theo tờ Haaretz, trong năm 2013, các nước châu Á-Thái Bình Dương mua của Israel lượng vũ khí, khí tài với tổng trị giá hơn 3,9 tỷ USD, trong khi Mỹ và Ca-na-đa mua hơn 1 tỷ USD.

Ngoài vũ khí bộ binh, Israel cũng xuất khẩu các hệ thống vũ khí phức tạp như máy bay không người lái. Mặc dù Mỹ có tiếng về sử dụng loại máy móc giết người này song trong năm 2013, Israel lại là quốc gia bán nhiều máy bay không người lái hơn Mỹ và thậm chí là gấp đôi trong năm 2014. Quân đội
Israel đã sử dụng máy bay không người lái Harop từ mấy năm nay. Hiện nhiều nước đang quan tâm, muốn mua loại máy bay này. Mỗi chiếc Harop có thể mang 23kg thuốc nổ. Một khi xác định được mục tiêu, nó có thể phi tới với tốc độ hơn 400 km/giờ.

Một nghiên cứu của Trường Đại học New South Wales, Ô-xtrây-li-a đã khẳng định, Israel là một trong những quốc gia nghiên cứu và phát triển vũ khí tối tân đáng nể nhất thế giới. Quốc gia này không ngần ngại đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao, để từ đó phát triển những trang thiết bị, quốc phòng sáng tạo nhất. Theo Giáo sư Đan Pê-lê, mối quan hệ mật thiết giữa các nhà khoa học, các kỹ sư, giới chức an ninh và giới doanh nghiệp đã tạo dựng thành công cho ngành công nghiệp quốc phòng Israel.


Theo NGUYỄN TRẦN LÊ (QĐND Online)
 

Bí thư thôn

Xe tải
Biển số
OF-377621
Ngày cấp bằng
14/8/15
Số km
323
Động cơ
248,930 Mã lực
Tuổi
47
Cụ CIVIC có nhiều thông tin thế.
 

Phú Hoàng

Xe điện
Biển số
OF-358292
Ngày cấp bằng
15/3/15
Số km
2,484
Động cơ
285,630 Mã lực
Em đọc trong quyển 'Quốc gia khởi nghiệp' cũng ấn tượng lắm ;))
 

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,014
Động cơ
357,190 Mã lực
So sánh sao đc với họ? Họ nổi tiếng là người THÔNG THÁI mà?
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Nếu kụ nào tìm hiểu về FED thì sẽ thấy gia tộc do thái Rothschild thuộc dạng giàu nhất TG và chi phối đồng USD Mỹ, e đọc lâu rùi ko nhớ lắm.

Vậy nên dễ hiểu là cứ như Mỹ là tay sai của Israel chứ ko phải ngược lại



Gia tộc Rothschild - giàu hơn cả những kẻ giàu nhất


Rothschild là gia tộc có nguồn gốc từ Frankfurt, Đức. Đây là một trong những gia tộc giàu có và hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới.

Bill Gates 20 năm liên tiếp là người giàu nhất nước Mỹ


Q: Gia tộc Rothschild là ai?

A: Rothschild là một gia tộc Do thái có nguồn gốc từ Frankfurt, Đức. Họ đã tạo nên đế chế tài chính - ngân hàng tại châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỷ 18. Đế chế này còn vượt qua những gia tộc làm ngành ngân hàng hùng mạnh nhất mọi thời đại như BaringBerenberg.

Cơ nghiệp của gia đình Rothschild bắt đầu từ thế kỷ 16 bắt đầu từ một nhân viên ngân hàng - Mayer Amschel Rothschild. Amschel đã đưa gia đình mình từ những nông dân nghèo sống tại khu ô chuột đông đúc trở thành gia tộc giàu có và tiếng tăm lẫy lừng nhất trong lịch sử thế giới.

Q: Từ kẻ nghèo nhất đến giàu hơn cả những người giàu nhất, Amschel đã làm thế nào?

A: Amschel Rothschild bắt đầu sự nghiệp kinh doanh bằng việc trao đổi tiền tệ giữa các nước thuộc châu Âu. Ông chuyên phục vụ tầng lớp giàu có bao gồm cả các hoàng tử và công chúa. Khi doanh nghiệp trở nên lớn mạnh, Amschel tiếp tục mở thêm nhiều chi nhánh trên khắp châu lục và để con cháu điều hành. Trước khi qua đời, ông đã để lại khối tài sản khổng lồ cho 5 người con trai.

Với bất cứ thành viên nào trong gia đình Rothchild, việc gìn giữ và phát triển công ty cũng như gia sản của gia đình là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, Amschel thường cho các cháu của mình kết hôn với nhau (Thời kỳ này việc hôn nhân giữa anh em họ với nhau chưa bị cấm đoán).

Q: Giàu có và quyền lực, Rotschild làm ai "ngứa mắt" không?

A: Các chi nhánh ngân hàng của gia đình trải khắp châu Âu, từ Anh, Pháp, Ý cho tới Áo. Các thành viên trong gia đình cố gắng làm mọi việc có thể, tạo ra khối tài sản khổng lồ và từ đó phát triển quyền lực và tầm ảnh hưởng.

Đến năm 1980, doanh nghiệp của gia đình đã có hàng nghìn nhân viên và một số rắc rối bắt đầu xuất hiện. Thủ tướng Pháp lúc đó Francois Mitterrand đã quyết định cho quốc hữu hóa chi nhánh ngân hàng địa phương Rothschild và thay đổi tên thành Comagmie Europeene de Banque.

Thay vì chấp nhận thay đổi này, Baron David de Rothschild đã chọn làm điều ngược lại và mở ra Rothschild&Cie Banque để cạnh tranh với ngân hàng vừa được quốc hữu hóa.

Q: Chẳng ai giàu ba họ, Rotschild cũng vậy?

A: Không hẳn, nhưng Rothschild cũng đã từng rơi vào cảnh khủng hoảng. Chiến tranh thế giới thứ II là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất của gia đình này. Tất cả những cung điện, lâu đài của Rothschild tại Áo đều bị tịch thu bởi Đức Quốc Xã và gia đình buộc phải chạy trốn. Sự hỗn loạn và tình trạng cướp bóc tiếp tục kéo dài, mãi đến năm 1999 chính phủ Áo mới lấy lại được hết những gì đã mất trong chiến tranh.

Gia đoạn này gia đình Rothschild cũng gặp phải những vấn đề đấu đá nội bộ. Họ chia làm 2 phe, một phần ủng hộ Đức Quốc Xã, một phần ủng hộ trực tiếp cho nhà nước Israel. Điều này không chỉ dẫn đến một vài thuyết âm mưu mà Rothschild còn chứng kiến tài sản gia đình giảm sút rất nhiều do những tranh chấp về đất đai và hàng hóa trong khu vực.

Q: Ai sẽ là đại diện cho gia đình Rothschilds ngày nay?

A: Hiện còn rất nhiều thành viên của gia đình Rothschilds còn sống. Bao gồm Hannah Rothschild, Robert Baron RothschildVictoria Katherine Rothschild. Mặc dù những cái tên này không được quá nhiều người biết đến nhưng có một điều chắc chắn là: Rothschild là một trong những gia tộc giàu và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Nếu không có họ, bộ mặt của nước Anh, châu Âu đã có thể rất khác.

Q: Giàu có như vậy gia đình Rothschild có làm từ thiện nhiều không?

A: Rất nhiều. Hoạt động từ thiện cũng là một phần quan trọng của gia đình Rothschild. Vì yêu thích nghệ thuật, họ đã bỏ ra số tiền không nhỏ để ủng hộ cho các bảo tàng và bộ sưu tập. Ước tính rằng đóng góp của gia đình này lên tới 10 triệu USD. Có hàng loạt bảo tàng tại châu Âu ngày nay vẫn tự hào trưng bày các tác phẩm nghệ thuật được hiến tặng bởi gia đình Rothschilds và nguồn tiền đóng góp hào phóng của họ.

Cập nhật: 13/03/2015 Theo Cafebiz
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,665
Động cơ
24,173 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
So sánh sao đc với họ? Họ nổi tiếng là người THÔNG THÁI mà?
Mình cũng thông thái kém gì đâu cụ, tài nguyên thiên nhiên hơn hẳn, diện tích lớn, dân đông...thế mà không thể ngóc đầu lên được thì cũng đâu phải rạng vừa :(
 

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,014
Động cơ
357,190 Mã lực
À. Tại anh hàng xóm toa xác đấy:)) nó đè quá nên mình ko ngóc đầu lên đc:D
Mình cũng thông thái kém gì đâu cụ, tài nguyên thiên nhiên hơn hẳn, diện tích lớn, dân đông...thế mà không thể ngóc đầu lên được thì cũng đâu phải rạng vừa :(
 

luot_song

Xe điện
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
4,952
Động cơ
481,603 Mã lực
Cháu không biết nhưng có đám afifarm nuôi bò cho bọn th trong nghĩa đàn 5 năm nay rồi mà nó chả dạy bảo cho tẹo nào mịa cho kỷ sư vào làm cùng thì nó đẩy đi chõi khác với lại sai làm việc vặt, có phần mềm nó viết bằng access trộn thức ăn nó chả cho ai động vào cái máy tính đó có hỏng nó đóng hộp cả máy gửi về tổ quốc nhà nó sửa. nuôi bò thì ở bên đó sa mạc toàn cát bò phân bò ị trệ cát khô về việt nam đất sét bò ị ra lẫn vào đất xử lý khó vô cùng thì chúng nó cũng bó tay và phải sang canada mua tấm đệm
Còn trồng trên sa mạc thì việt nam có sa mạc đâu mà học, nước việt nam chả đến mức như trung đông
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Người Israel quả là thoong minh. Họ làm nông nghiệp thì ko bao giờ đói và lo khủng hoảng. Còn để ko bị cướp giết hiếp thì sx ra toàn vũ khi hiện đại....E cũng chỉ mong VN làm đc 2 mảng này. Còn mấy cái kì tích khác phụ thoai :))


Công nghiệp vũ khí Israel – đẳng cấp thế giới
Thứ hai, 20/10/2014, 22:15 (GMT+7)


(An Ninh Quốc Phòng) - Dân số chỉ gần 9 triệu nhưng Israel là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp vũ khí. Sản phẩm vũ khí công nghệ cao Israel được xuất khẩu đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam…



Nhờ đâu công nghiệp vũ khí Israel phát triển?

Ở một nước mà người ta ăn ngủ với cảnh báo khủng bố thường trực thì việc đầu tư nghiên cứu và phát triển vũ khí phòng vệ là điều hiển nhiên. Vấn đề ở chỗ, làm thế nào mà một quốc gia nhỏ với dân số chỉ gần 9 triệu lại có thể cho ra đời những sản phẩm vũ khí thuộc hàng đẳng cấp như vậy?

Chuyên san công nghiệp vũ khí của Anh, Jane’s, xếp Israel đứng thứ 6 trong số nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Năm 2012, Israel xuất khẩu số trang bị quân sự trị giá 2,4 tỉ USDtính bình quân đầu người đạt khoảng 300USD. Đó là tỷ lệ cao nhất thế giới (bình quân đầu người Mỹ được chia, dựa vào doanh số vũ khí, đạt 90USD).

Từ năm 2001-2012, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), xuất khẩu vũ khí Israel đã tăng gấp đôi. Việc đối mặt khủng bố như cơm bữa giúp vũ khí Israel luôn được thử nghiệm thực tế chiến trường khiến sản phẩm quân sự của họ càng có giá trị.

Xe “The Guardium” vận hành tự động là một trong những sản phẩm nổi tiếng của G-Niusmột trong những hãng đầu tiên có thể sản xuất một đội chiến binh robot. Được đưa ra chiến trường từ năm 2007 với nhiệm vụ tuần hành biên giới Gaza, “The Guardium” được điều khiển từ xa hoặc có thể tự chạy thông qua lộ trình được lập trình. Trang bị camera và cảm ứng. “The Guardium” thu được dữ liệu về môi trường xung quanh. Nó còn có hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa.


UAV quân sự xuất khẩu của Israel

Dù quân đội Mỹ nổi tiếng với các sản phẩm UAV quân sự (máy bay không người lái) nhưng Israel là nơi bán nhiều UAV hơn Mỹ, theo ghi nhận năm 2013 của chuyên san Jane’s (có thể bán gấp đôi Mỹ trong năm 2014). Harop là một ví dụ. Chiếc UAV này có thể mang 23kg thuốc nổ. Một khi phát hiện mục tiêu trên màn hình, người điều khiển có thể tăng tốc Harop lên 400km/h để nó lao thẳng vào mục tiêu. Quân đội Israel đã sử dụng Harop nhiều năm. Xuất khẩu UAV quân sự của Israel đang tràn ngập thị trường châu Á. Thậm chí Đức cũng đang dòm ngó UAV Heron.

Trong nhiều năm, Israel luôn nằm trong đầu bảng các quốc gia sáng tạo nhất thế giới trong niên giám World Competitiveness Yearbook được Viện Phát triển Quản lý quốc tế (IMD, Thụy Sĩ) đánh giá. Israel đầu tư 4,4% GDP cho nghiên cứu và phát triển (R&D)tỷ lệ cao nhất thế giới. IMD cũng xếp Israel đầu bảng xét về chi tiêu cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, phát triểnứng dụng công nghệ, an ninh mạng và công nghệ thông tin.

Chưa hết, Israel cũng đứng đầu bảng về “Chỉ số Quân sự hóa toàn cầu” (Global Militarization Index) do Trung tâm Chuyển đổi quốc tế Bonn (BICC) đánh giá. Michael Brzoska, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình và Chính sách an ninh thuộc Đại học Hamburg, trong một nghiên cứu năm 2007 cho biết, 30% dự án nghiên cứu và phát triển Israel đều tập trung chủ yếu vào mục đích ứng dụng quân sự.

Ý thức tinh thần tự vệ là yếu tố quan trọng nhất đối với dân tộc Israel và nhờ đó giúp nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh. Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, Israel đã nỗ lực tự cung tự cấp thay vì chờ viện trợ quân sự Mỹ. Thời đó, họ đã có tàu tên lửa Reshef, chiến đấu cơ Kfir, tên lửa Gabriel, xe tăng Merkava… Thập niên 70, vũ khí Israel đã nổi như cồn. Washington thậm chí phải kiểm soát các thương vụ vũ khí Israel đối với các loại có nguồn gốc kỹ thuật từ Mỹ. Năm 1978, Mỹ đã ngăn cản Israel bán 12 chiến đấu cơ Kfir cho Uruguay… Đến nay, Israel có hơn 150 công ty sản xuất vũ khí với doanh số tổng cộng hơn 3,5 tỉ USD/năm.

Một trong hãng vũ khí lừng danh nữa là Rafael, nơi sản xuất tên lửa không đối không Shafrir (sau đổi thành Python) từng gây khiếp đảm thế giới Arập (trong cuộc chiến Yom Kippur 1973, Không quân Israel đã phóng 176 tên lửa Shafrir 2, tiêu diệt 89 máy bay địch). Rafael cũng là nơi cho ra lò tên lửa chống tăng Spike; tên lửa không đối đất Popeye; tên lửa đất đối không David’s Sling; và đặc biệt hệ thống phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome).

Israel còn có những cá nhân xuất sắc. Abraham E. Karem là một ví dụ. Đây chính là người chế tạo UAV Predator mà quân đội Mỹ sử dụng nhiều trong những năm qua. Sinh ngày 27-6-1937 tại Israel, Abraham E. Karem mê kỹ thuật từ hồi chập chững. Năm 14 tuổi, Karem bắt đầu tập trung vào kỹ thuật hàng không và biết tự lắp mô hình máy bay. Giấc mơ kỹ thuật hàng không tiếp tục theo đuổi khi Karem trưởng thành. Tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật lừng danh Technion, Karem sau đó làm cho Hãng Israel Aircraft Industries.

Chỉ 4 năm làm việc tại đây, Karemkhi ở độ tuổi 30đã được cất nhắc lên vị trí Phó chủ tịch điều hành phụ trách kỹ thuật. Đầu năm 1974, do bất đồng nội bộ, Karem ra ngoài lập công ty riêng, chuyên chú đầu tư UAV. Thất vọng với sự thờ ơ của quân đội Israel trước nhiều lần chào hàng, Karem bỏ sang Mỹ tìm vận may, bắt đầu bằng việc xin vào một công ty nhỏ tại Los Angeles, nơi ông gặp Ira Kuhnmột doanh nhân có mối quen biết với DARPA (Cơ quan các dự án nghiên cứu cấp tiến quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ); đồng thời tiếp tục tự mày mò nghiên cứu UAV. Cuối cùng, ông thành lập công ty riêng Leading Systems…

Suốt thập niên 80, Karem hợp tác nghiên cứu nhiều chương trình UAV với hải quân Mỹ, trong đó có chiếc Gnat-750. Năm 1990, Leading Systems phá sản, khi chương trình UAV của quân đội Mỹ bị Quốc hội bóp ngân sách. Leading Systems được General Atomics mua lại. Đầu thập niên 90, khi Tổng thống Bill Clinton bế tắc trong việc giám sát diễn biến cuộc xung đột sắc tộc tại Balkans, Giám đốc CIA James Woolsey đã nhớ đến cái tên Abraham E. Karem. Thế là CIA mua hai chiếc UAV Gnat-750 và cho bay đến Bosnia. Chúng được phóng từ Albania, nơi người ta đặt hệ thống điều khiển mặt đất.


Israel luôn ý thức phòng vệ bằng việc tự phát triển công nghiệp quốc phòng

Phần mình, Karem, với tư cách trưởng nhóm nghiên cứu của General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI, chi nhánh của General Atomics) tiếp tục nghiên cứu nâng cấp Gnat-750, để động cơ phải chạy êm “như máy cắt cỏ trong không trung”. Một phiên bản hoàn chỉnh ra đời. Chủ tịch GA-ASI, cựu tướng hải quân Thomas J. Cassidy, đặt tên cho nó là “Predator”. Tháng 1-1994, GA-ASI giành được hợp đồng trị giá 31,7 triệu USD cho việc phát triển và cung cấp 3 chiếc Predator cùng một trạm điều khiển cho quân đội, trong thời hạn 6 tháng…

Phần mình, một lần nữa Karem lại rời bỏ tất cả để theo đuổi các dự án riêng. Ông rời General Atomics chỉ 1 tháng trước khi chiếc Predator cất cánh lần đầu tiên (lại lập công ty riêng, Frontier Systems, rồi lại bán nó cho Boeing năm 2004). Đến nay, Predator đã liên tục được nâng cấp so với thời Karem nhưng công lao của ông đã được ghi nhận khi người ta đặt vĩnh viễn một chiếc Predator tại Viện Bảo tàng không gian quốc gia thuộc Smithsonian Institution.

Vũ khí Israel tại châu Á

Tại triển lãm thiết bị quân sự Defexpo đầu năm 2014 ở Ấn Độ với 624 hãng từ 30 quốc gia góp mặt, Israel đã tham dự với 21 công ty (số lượng nhiều chỉ sau Nga và Pháp). Tại đây, Israel Aerospace Industries (IAI) đã trình làng một số sản phẩm mới, trong đó có tàu không người lái Katana; hệ thống radar hiện đại, hệ thống phòng không, thiết bị kiểm soátđiều khiển điện tử… The Diplomat (25-2-2014) cho biết, Tập đoàn Israel Military Industries (IMI) đã ký được hợp đồng trị giá 500 triệu USD với một số nước châu Á trong năm 2013.

Tại triển lãm hàng không Singapore Airshow ngày 11-2-2014, không chỉ các hãng vũ khí Israel, cả Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Yalon cũng có mặt. Tại đây, Hãng Elbit giới thiệu UAV Hermes 900 (dùng cho do thám, có thể bay cao đến 9.000m), trong khi Rafael trình làng hệ thống laser “Iron Beam” được thiết kế như một hệ thống phòng thủ bằng tia laser, có thể diệt phi pháo (rocket) và UAV ở cự ly gần. Đây là một trong những hệ thống vũ khí mới nhất của Rafael.

(Theo Petrotimes)
 

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,824
Động cơ
354,617 Mã lực
Em từng còm bên thớt bfone, tiền đầu tư làm cái đt dở ông dở thằng đó (20triệu usd) nên làm theo 1 mô hình của ISRael này cho nông nghiệp nước nhà. Có ích và hiệu quả xã hội lớn

Nghe đâu anh vincom đang làm, cần. Làm và phải làm bằng đc. Ko có lý gì sa mạc nó còn thành công mà mình lẹt đẹt năng suất chất lượng thấp mãi.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Em từng còm bên thớt bfone, tiền đầu tư làm cái đt dở ông dở thằng đó (20triệu usd) nên làm theo 1 mô hình của ISRael này cho nông nghiệp nước nhà. Có ích và hiệu quả xã hội lớn

Nghe đâu anh vincom đang làm, cần. Làm và phải làm bằng đc. Ko có lý gì sa mạc nó còn thành công mà mình lẹt đẹt năng suất chất lượng thấp mãi.
Vingroup, Hòa Phát và cả HAG đang đi nuôi bò và rồng rau sạch đới kụ nhé
 

lotto

Xe buýt
Biển số
OF-163909
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
517
Động cơ
352,055 Mã lực
Trong tổng số các giải Nobel từ trước tới nay, theo thống kê thì 1/4 là người gốc Do Thái hoặc Do Thái dù ở Mỹ, Nga, Pháp, Đức ... còn xứ Lừa thì có thằng trẻ trâu nó lắp cái xe điện pin mặt trời cũng đã xôn xao. Khác nhau ở chỗ đó, bì phấn với vôi làm gì hả bạn Rồng lộn.
 

dealer-ck

Xe tăng
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
1,768
Động cơ
277,107 Mã lực
vấn đề là ở ISRAEL nó không chửi giáo sư tiến sỹ, nó tập trung vào khoa học công nghệ, nghiên cứu, ứng dựng. Còn ở VN chạy đua vào các ngành kinh tế, thương mại, ngân hàng, thiên về đi buôn :))
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
E thì chạ tin cái giống chuyên ăn cỏ (gạo, rau là chính + 1 it thịt) như VN là thông minh đâu mà phải là giống chuyên u sữa và ăn thịt ấy :D

Học nhiều hay it, có bằng cấp hay ko quan trọng j đâu. Mấy thần đồng kiểu Bill Gates, Steve Jobs+ Steve Wozinak cũng như Mark Zukerberg đâu có bằng tiến sĩ j đâu mà toàn phát minh thay đổi TG....cả Thomas Edison cũng vậy. E nghĩ do giống đới và giống nhà ta cóc thông minh lắm =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top