- Biển số
- OF-96615
- Ngày cấp bằng
- 23/5/11
- Số km
- 5,893
- Động cơ
- 459,360 Mã lực
Đọc đc vài bài về Israel mê quá. Trên này e nghĩ nhiều kụ thậm chí đi thăm, học hay đang làm việc cùng đối tác Israel nhiều. Vậy các kụ mở mắt thêm cho a em với. E thì chỉ hay nghe về vụ nó bán kha khá vũ khi hiện đại cho vn như dây chuyền sx súng bộ binh Galil ACE 31/32, ra đa, tên lửa extra accular...
Kỳ tích Israel: Trồng rừng, nuôi cá trên sa mạc, Việt Nam học được gì?
Để giải thích cho câu hỏi "vì sao một mảnh đất cằn cỗi như Israel lại có nền nông nghiệp hùng mạnh đến vậy" chỉ có một từ đó là: Công nghệ.
Ảnh minh họa.
Ai cũng biết Israel là đất nước non trẻ nằm ở bên bờ Địa Trung Hải có diện tích phần lớn là sa mạc khô hạn. Dẫu vậy, Israel lại khiến cả thế giới ngưỡng mộ với kỳ tích khó tin là phủ xanh cho sa mạc cằn cỗi và áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Một số thành tựu khoa học kỹ thuật của Israel có thể kể đến như tái sử dụng nước thải để tưới tiêu cho cây trồng, thu nước mưa để tái sử dụng, tái xử lý nước trở thành nước sinh hoạt & uống được (tỷ lệ lên tới 75%), nông nghiệp trực tuyến và nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi… Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.
Vậy đâu là điều tạo nên những kỳ tích đó, động lực nào khiến một đất nước nhỏ bé, cằn cỗi, nhiều thù địch như Israel lại tạo ra nền nông nghiệp kỳ diệu đến vậy?
“Hoạt động công xã thành công nhất thế giới”
Là lời mà các nhà sử học dùng để ca tụng Kibbutz – mô hình nông trang gần giống với hợp tác xã.
Đơn giản có thể hiểu Kibbutz là một cộng đồng nông thôn, một hệ thống kinh tế xã hội dựa trên nguyên tắc sở hữu chung tài sản, bình đẳng và hợp tác trong mọi mặt của đời sống, thực hiện lý tưởng một xã hội công bằng. Tại nông trang không có cảnh sát và tòa án. Trẻ em không sống tại nhà mà ở các nhà trẻ, được cả nông trang nuôi dưỡng, một ngày chỉ gặp cha mẹ vài tiếng.
Nông trang Mashabei Sadeh.
Nhờ vào thành công của mô hình nông trang này, Israel đã trở thành quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, dù 95% diện tích đất nước này được xếp vào loại bán khô hạn, khô hạn và rất khô hạn. Thậm chí trong khi trái đất đang bị sa mạc hóa, Israel là nước duy nhất đẩy lùi sa mạc. Thành tựu lớn nhất là trồng thành công một khu rừng ngay ở vùng đất sa mạc Negev: Rừng Yatir.
Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang như Kibbutz sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.
Nông nghiệp Israel = 95% khoa học + 5% lao động
Giải thích cho câu hỏi vì sao một mảnh đất cằn cỗi như Israel lại có nền nông nghiệp hùng mạnh đến vậy chỉ có một từ đó là CÔNG NGHỆ.
Ở Israel, nước ngọt vô cùng khan hiếm. Họ phải sử dụng nước cực kỳ tiết kiệm. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay.
Tại quốc gia này, gần 95% khoa học công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp. Trên vùng đất bán sa mạc và sa mạc khắc nghiệt, những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… vẫn xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím…
Tất cả cây trồng đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định thông qua các cảm biến điện tử.
Công nghệ tưới cây nhỏ giọt từ không khí.
Hiện tại Israel đã lai tạo được giống cà chua chịu mặn đạt năng suất kỷ lục 120-150 tấn/ha. Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với công nghệ chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất thế giới.
Cụ thể, theo thống kê trong năm 2013 của Volcani Center - trung tâm nghiên cứu trực thuộc chính phủ Israel, trung bình các đàn bò tại quốc gia này đạt sản xuất ra 11.500 lít sữa/con/năm, trong khi đó con số này ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và chất béo cao hơn hẳn các loại sữa khác.
Người Israel còn nuôi trồng thủy sản với năng suất cực cao và chất lượng siêu sạch, thu lãi ròng từ 1,5 – 3 USD/kg. Tại một cơ sở nuôi cá siêu thâm canh, họ đặt 40 bể nhựa tròn trong nhà có mái che. Mỗi bể có thể tích 15 m3, mỗi vụ nuôi được 1,5 tấn cá, một năm nuôi 2 vụ thu được 3 tấn cá. Mỗi năm cơ sở này sản xuất khoảng 120 tấn cá.
Một trang trại nuôi cá ở Israel.
Bằng việc áp dụng những sáng tạo khoa học công nghệ cao như vậy, nông dân Israel phải bỏ ra rất ít công sức lao động chân tay (khoảng 5%) nhưng vẫn thu được năng suất cao.
Bài học cho Việt Nam
Là một đất nước khô hạn, phần lớn diện tích là sa mạc, nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 3,5 tỷ USD với giá trị gia tăng rất lớn. Còn theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2014 đạt hơn 30,8 tỷ USD.
Cần lưu ý, diện tích của Việt Nam là 330 nghìn km2, và Israel là 20,77 nghìn km2. Tức là, Việt Nam rộng hơn Israel 16 lần, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ cao hơn Israel 8,8 lần.
So sánh tiếp theo càng khiến chúng ta phải suy nghĩ: Israel - một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên, phần lớn là đất sa mạc, nhiệt độ quanh năm vô cùng nóng bức khoảng 50 độ C. Quốc gia còn lại - Việt Nam, có nguồn tài nguyên phong phú, các điều kiện thổ nhưỡng - nhiệt độ - ánh sáng - độ ẩm - nguồn nước đều vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng, trải dài từ khí hậu ôn đới đến nhiệt đới.
Ông Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) từng cho ý kiến tại một sự kiện: “Ở các nước phát triển, nông nghiệp chỉ chiếm từ 3-5 % lao động. Tại Việt Nam, nông nghiệp chiếm tới 47% lao động nhưng chỉ tạo ra sản lượng GDP 14%”.
Hiện tại, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất thô nên giá trị gia tăng thấp. Giá bán nhiều mặt hàng nông sản Việt thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 3-5%, chè đứng thứ 5 về sản lượng nhưng xếp thứ 10 về giá bán, sản lượng cá tra Việt Nam chiếm đến 90% thị phần trên thế giới nhưng giá bán lại thấp hơn 20-30% so với các sản phẩm tương tự của quốc gia khác.
Việc học hỏi và ứng dụng thành tựu nông nghiệp công nghệ cao từ Israel đã được một số doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Điển hình như TH True Milk (công nghệ nuôi bò sữa), Hoàng Anh Gia Lai (công nghệ tưới nhỏ giọt) hay mới đây là Vingroup (trồng rau với công nghệ tưới nhỏ giọt/làm nhà kính). Phải chăng đã đến lúc các doanh nhân Việt Nam tìm ra công thức thành công từ Israel cho nền nông nghiệp nước nhà?
theo TTT
Kỳ tích Israel: Trồng rừng, nuôi cá trên sa mạc, Việt Nam học được gì?
Để giải thích cho câu hỏi "vì sao một mảnh đất cằn cỗi như Israel lại có nền nông nghiệp hùng mạnh đến vậy" chỉ có một từ đó là: Công nghệ.
Ảnh minh họa.
Ai cũng biết Israel là đất nước non trẻ nằm ở bên bờ Địa Trung Hải có diện tích phần lớn là sa mạc khô hạn. Dẫu vậy, Israel lại khiến cả thế giới ngưỡng mộ với kỳ tích khó tin là phủ xanh cho sa mạc cằn cỗi và áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Một số thành tựu khoa học kỹ thuật của Israel có thể kể đến như tái sử dụng nước thải để tưới tiêu cho cây trồng, thu nước mưa để tái sử dụng, tái xử lý nước trở thành nước sinh hoạt & uống được (tỷ lệ lên tới 75%), nông nghiệp trực tuyến và nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi… Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.
Vậy đâu là điều tạo nên những kỳ tích đó, động lực nào khiến một đất nước nhỏ bé, cằn cỗi, nhiều thù địch như Israel lại tạo ra nền nông nghiệp kỳ diệu đến vậy?
“Hoạt động công xã thành công nhất thế giới”
Là lời mà các nhà sử học dùng để ca tụng Kibbutz – mô hình nông trang gần giống với hợp tác xã.
Đơn giản có thể hiểu Kibbutz là một cộng đồng nông thôn, một hệ thống kinh tế xã hội dựa trên nguyên tắc sở hữu chung tài sản, bình đẳng và hợp tác trong mọi mặt của đời sống, thực hiện lý tưởng một xã hội công bằng. Tại nông trang không có cảnh sát và tòa án. Trẻ em không sống tại nhà mà ở các nhà trẻ, được cả nông trang nuôi dưỡng, một ngày chỉ gặp cha mẹ vài tiếng.
Nông trang Mashabei Sadeh.
Nhờ vào thành công của mô hình nông trang này, Israel đã trở thành quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, dù 95% diện tích đất nước này được xếp vào loại bán khô hạn, khô hạn và rất khô hạn. Thậm chí trong khi trái đất đang bị sa mạc hóa, Israel là nước duy nhất đẩy lùi sa mạc. Thành tựu lớn nhất là trồng thành công một khu rừng ngay ở vùng đất sa mạc Negev: Rừng Yatir.
Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang như Kibbutz sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.
Nông nghiệp Israel = 95% khoa học + 5% lao động
Giải thích cho câu hỏi vì sao một mảnh đất cằn cỗi như Israel lại có nền nông nghiệp hùng mạnh đến vậy chỉ có một từ đó là CÔNG NGHỆ.
Ở Israel, nước ngọt vô cùng khan hiếm. Họ phải sử dụng nước cực kỳ tiết kiệm. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay.
Tại quốc gia này, gần 95% khoa học công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp. Trên vùng đất bán sa mạc và sa mạc khắc nghiệt, những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… vẫn xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím…
Tất cả cây trồng đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định thông qua các cảm biến điện tử.
Công nghệ tưới cây nhỏ giọt từ không khí.
Hiện tại Israel đã lai tạo được giống cà chua chịu mặn đạt năng suất kỷ lục 120-150 tấn/ha. Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với công nghệ chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất thế giới.
Cụ thể, theo thống kê trong năm 2013 của Volcani Center - trung tâm nghiên cứu trực thuộc chính phủ Israel, trung bình các đàn bò tại quốc gia này đạt sản xuất ra 11.500 lít sữa/con/năm, trong khi đó con số này ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và chất béo cao hơn hẳn các loại sữa khác.
Người Israel còn nuôi trồng thủy sản với năng suất cực cao và chất lượng siêu sạch, thu lãi ròng từ 1,5 – 3 USD/kg. Tại một cơ sở nuôi cá siêu thâm canh, họ đặt 40 bể nhựa tròn trong nhà có mái che. Mỗi bể có thể tích 15 m3, mỗi vụ nuôi được 1,5 tấn cá, một năm nuôi 2 vụ thu được 3 tấn cá. Mỗi năm cơ sở này sản xuất khoảng 120 tấn cá.
Một trang trại nuôi cá ở Israel.
Bằng việc áp dụng những sáng tạo khoa học công nghệ cao như vậy, nông dân Israel phải bỏ ra rất ít công sức lao động chân tay (khoảng 5%) nhưng vẫn thu được năng suất cao.
Bài học cho Việt Nam
Là một đất nước khô hạn, phần lớn diện tích là sa mạc, nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 3,5 tỷ USD với giá trị gia tăng rất lớn. Còn theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2014 đạt hơn 30,8 tỷ USD.
Cần lưu ý, diện tích của Việt Nam là 330 nghìn km2, và Israel là 20,77 nghìn km2. Tức là, Việt Nam rộng hơn Israel 16 lần, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ cao hơn Israel 8,8 lần.
So sánh tiếp theo càng khiến chúng ta phải suy nghĩ: Israel - một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên, phần lớn là đất sa mạc, nhiệt độ quanh năm vô cùng nóng bức khoảng 50 độ C. Quốc gia còn lại - Việt Nam, có nguồn tài nguyên phong phú, các điều kiện thổ nhưỡng - nhiệt độ - ánh sáng - độ ẩm - nguồn nước đều vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng, trải dài từ khí hậu ôn đới đến nhiệt đới.
Ông Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) từng cho ý kiến tại một sự kiện: “Ở các nước phát triển, nông nghiệp chỉ chiếm từ 3-5 % lao động. Tại Việt Nam, nông nghiệp chiếm tới 47% lao động nhưng chỉ tạo ra sản lượng GDP 14%”.
Hiện tại, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất thô nên giá trị gia tăng thấp. Giá bán nhiều mặt hàng nông sản Việt thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 3-5%, chè đứng thứ 5 về sản lượng nhưng xếp thứ 10 về giá bán, sản lượng cá tra Việt Nam chiếm đến 90% thị phần trên thế giới nhưng giá bán lại thấp hơn 20-30% so với các sản phẩm tương tự của quốc gia khác.
Việc học hỏi và ứng dụng thành tựu nông nghiệp công nghệ cao từ Israel đã được một số doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Điển hình như TH True Milk (công nghệ nuôi bò sữa), Hoàng Anh Gia Lai (công nghệ tưới nhỏ giọt) hay mới đây là Vingroup (trồng rau với công nghệ tưới nhỏ giọt/làm nhà kính). Phải chăng đã đến lúc các doanh nhân Việt Nam tìm ra công thức thành công từ Israel cho nền nông nghiệp nước nhà?
theo TTT