Kỹ thuật lái xe số tự dộng (AT)

bakinu

Xe hơi
Biển số
OF-96768
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
171
Động cơ
401,730 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Các cụ cho em hỏi là e đi xe số tự động. Khi đỗ trên bãi phẳng có cần kéo phanh tay ko ạ?và kéo phanh tay trước hay là đẩy lên P trước ạ? e thấy bảo ko kéo thì sẽ có nguy cơ hỏng hộp số. Mà e thì chúa hay quên vụ kéo phanh tay. Cứ đẩy lên P rồi té thôi
 

Đại linh

Xe hơi
Biển số
OF-307941
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
159
Động cơ
301,690 Mã lực
Các cụ cho em hỏi là e đi xe số tự động. Khi đỗ trên bãi phẳng có cần kéo phanh tay ko ạ?và kéo phanh tay trước hay là đẩy lên P trước ạ? e thấy bảo ko kéo thì sẽ có nguy cơ hỏng hộp số. Mà e thì chúa hay quên vụ kéo phanh tay. Cứ đẩy lên P rồi té thôi
Khi đỗ xe bác nên kéo phanh tay trước rồi mới về P , em nghĩ như vậy an toàn hơn. nếu bác chỉ về P rồi tắt máy rời xe thì xe bác ko có phanh , mặc dù mặt phảng nhưng những xe khác đỗ dọc xe bác có thể đẩy xe bác trôi đi , hoặc ai nghịch đẩy đi thì xe không bị giữ xe trôi , đâm đụng xước xát mất.
 

Huytha

Xe máy
Biển số
OF-307307
Ngày cấp bằng
11/2/14
Số km
57
Động cơ
301,170 Mã lực
Khi đỗ xe bác nên kéo phanh tay trước rồi mới về P , em nghĩ như vậy an toàn hơn. nếu bác chỉ về P rồi tắt máy rời xe thì xe bác ko có phanh , mặc dù mặt phảng nhưng những xe khác đỗ dọc xe bác có thể đẩy xe bác trôi đi , hoặc ai nghịch đẩy đi thì xe không bị giữ xe trôi , đâm đụng xước xát mất.
Về P là khóa số sao xe trôi hay đẩy đi được bác. Chỉ có trường hợp bị lực tác động rất mạnh thì sẽ "banh xác" cái hộp số tự động thôi
 

Đại linh

Xe hơi
Biển số
OF-307941
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
159
Động cơ
301,690 Mã lực
Về P là khóa số sao xe trôi hay đẩy đi được bác. Chỉ có trường hợp bị lực tác động rất mạnh thì sẽ "banh xác" cái hộp số tự động thôi
Vâng em nói là không tự dưng nó trôi , nhưng có lực đẩy thì khóa số vẫn đi đấy ạ
 

vũ duy

Xe hơi
Biển số
OF-312555
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
118
Động cơ
297,980 Mã lực
Tuổi
38
Em xin góp ý là số P là khóa số,khi các cụ đỗ xe ở dốc thì hay kéo phanh tay trước r về P,k thì lúc vào lại số D,R rất khó,và có nguy cơ hỏng hộp số.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Về P là khóa số sao xe trôi hay đẩy đi được bác. Chỉ có trường hợp bị lực tác động rất mạnh thì sẽ "banh xác" cái hộp số tự động thôi
Số P thực chất là cơ cấu bánh cóc để ngừa xe chuyển động. Phanh tay trước sẽ triệt tiêu lực tỳ lên bánh cóc giúp bánh cóc đỡ hư hỏng. Muốn di chuyển thì vào D, R rồi nhả P thì cũng dễ hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Zefus

Xe đạp
Biển số
OF-311633
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
17
Động cơ
297,670 Mã lực
Cám ơn cụ chủ, mỗi lần đọc lại em ngấm thêm đc 1 tí :D
 

digifellow

Xe hơi
Biển số
OF-102284
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
171
Động cơ
399,220 Mã lực
Các cụ cho em hỏi đỗ xe khi đang xuống dốc thì chuyển cần số về P hay R?
 

Hoàng Nam Hưng

Xe tăng
Biển số
OF-119002
Ngày cấp bằng
1/11/11
Số km
1,030
Động cơ
394,100 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Đảo chúa
bài viết rất Hay, vote cho chủ thớt cái nào!
 

thaco2011

Xe máy
Biển số
OF-85665
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
97
Động cơ
410,470 Mã lực
phải rồi e phải học các bác ạ
 

blackhat1906

Xe tải
Biển số
OF-196712
Ngày cấp bằng
31/5/13
Số km
297
Động cơ
329,070 Mã lực
Nơi ở
XUÂN ĐỈNH
Bác viết hay quá, rất chi tiết, tỷ mỷ. Cám ơn bác rất nhiều
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,365
Động cơ
458,119 Mã lực
KỸ THUẬT LÁI XE OTO SỐ TỰ ĐỘNG

TƯ THẾ CƠ BẢN

2. KỸ THUẬT LÁI XE AT XUỐNG ĐÈO, DỐC.


Dầu là xe số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc ta cũng phải hết sức cẩn thận và luôn phải làm chủ tốc độ.

Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động ( tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe càng lớn thì quán tính của xe càng lớn. Chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn. Xe chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen bóng loáng. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.

Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.

Theo tôi: Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con Dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu. Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay số AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.

Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.

Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc an toàn và bay bướm, lả lướt ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.

Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số ( phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế mà dễ toi hộp số. Đúng kỹ thuật là: Chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn là phải ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.

Tuanprado


Em đang thắc mắc vấn đề chỗ này.
Em cũng đi AT xuống đèo, chuyển số qua chế độ thể thao( dấu + và - ), em lùi số về kịch thì xe đi max được 20km/h rất phù hợp cho các đoạn ôm cua gắt hoặc zigzag, nhưng có nhiều đoạn vẫn dốc nhưng đường thẳng và thoáng thì em đẩy số cao lên 1 nấc thì max speed là 40km/h ko đạp ga(cả 2 trường hợp ko đạp ga vòng tua cỡ 1000). Vấn đề em băn khoăn là khi xe đang chạy 40km/h chuẩn bị phải ôm cua thì em đệm phanh để lùi số thì cần giảm tốc khá lớn từ 40 về 20 nên phanh cũng phải nhiều mới tránh được hiện tượng xe bị gằn và vòng tua máy đẩy lên tới 2500.

Vậy giải pháp thế nào để có thể chạy trơn tru mạch lạc ở khoảng giữa tốc độ 20-40 nêu trên? Còn nếu cứ đạp phanh để chuyển số xuống em vẫn thấy dùng phanh hơi nhiều. Còn nếu chỉ dùng số thấp thì xe đi quá chậm những đoạn có thể nhanh. Còn nếu để 40 mà ôm cua thì em thấy cũng nguy hiểm ở nhiều đoạn của gắt và liên tục.
 

Trungnv

Xe tải
Biển số
OF-315471
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
268
Động cơ
297,280 Mã lực
bài viết rất hay,rất hữu ích vote cụ
 

tungduong0610

Xe điện
Biển số
OF-19568
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
3,914
Động cơ
541,000 Mã lực
Nơi ở
Ban ngày công sở, tối quán nhậu, đêm bên gấu....
Số P thực chất là cơ cấu bánh cóc để ngừa xe chuyển động. Phanh tay trước sẽ triệt tiêu lực tỳ lên bánh cóc giúp bánh cóc đỡ hư hỏng. Muốn di chuyển thì vào D, R rồi nhả P thì cũng dễ hơn.
cụ có hình ảnh mô tả ko, cụ nói thế em chưa hình dung được :D
 

KAD

Xe hơi
Biển số
OF-306089
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
135
Động cơ
303,723 Mã lực
cảm ơn cụ, bài viết của cụ rất bổ ích :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top