Vậy vẫn đang là ngày mồng 2 Tết.
Đoàn người cả nam lẫn nữ, cả con giai con gái cũng tới ngã 3 cắt đường 8, nối đường 13 bên Lào, giờ chạy đên Viêngchan toàn đương bằng nên định bung chạy tuốt, đói quá thì trên xe có gì gặm nấy, mấy gói Bánh, bim bim, sữa, nươc nôi...để đên Viengchan là chiều đi chơi luôn. Ngã 3 này gọi là ngã 3 Laksao nhưng trên bản đồ nó ghi ViengKham.
Cụm dân cư đầu tiên nấp sau núi sau khi xuống hết đèo. Em lại bị quành lại tí vì thấy phí mấy cai hình chưa up. Đoạn này chưa đi qua sông ạ
Người dân lam lũ lắm, nhìn làng quê đơn sơ nhưng chẳng có vẻ gì là phat triển khi mà đồng ruộng vắng ngắt không 1 bong người, đât đai để phí moc toàn cỏ dại.
Xe lướt qua những gương mặt hiền lành chỉ biết làm cho đủ ăn mà chẳng màng đến làm giàu hay nói cho đúng là có tí của ăn của để.
Một ngôi nhà có cái Ban công Gỗ thật thú vị:
Hai người phụ nữ lam lũ lặng lẽ đi
Lại đất hoang,
Mà nghèo thì vẫn nghèo:
Theo thống kê toàn bộ nước Lào năm 2009 là 6,8 triệu người. nhưng vậy cho toàn bộ dân số Hanoi thả sang nước Lào cung đông hơn dân Lào hiện nay. Đất chật, người đông đâm ra dân ta cứ toàn phải sống bằng Khủy tay các bác nhỉ.
Xe băng vút qua thị trấn nhỏ lúc hơn 11g sáng. Thị trấn tuy nhỏ nhưng sạch sẽ và có sức cuốn hút thế nào mà ngay lập tức cả nhà nhất trí hạ trại ăn trưa. Xe đi đã quá làm 1 vòng U turn tìm ngay ra cái quán có 1 xe Bus vàng to tướng như Xe Văn Minh bên ta đang đổ người xuống nghỉ trua. Vậy là cả nhà cũng xà vào. thì ôi thôi. Nào thịt nướng, gà nướng, chim nướng,...các loại bánh nhìn cái nào cũng lạ mắt, chắc hẳn cũng lạ miệng.
Quyết định sáng suốt.
Và đồ nướng thế này:
Nhìn không đựoc đẹp mã nhưng vị thì thú lắm.Khô khô, rai rai, cay 1 tí, ngọt 1 tí. Gọi là hảo hạng thì không , nhưng riêng em đi đâu dc thử các món địa phương là cái thú đã làm tăng bội phần cái vị thực của nó.
Và cô chủ đứng nướng đồ:
Còn món này thì xin thôi.
Vậy là đồ ăn nóng hổi được dọn ra, cả nhà tấm tắc, nhâm nhi từng giây phút thú vị của du lich bụi, riêng Gấu nhỏ nhất không nói không rằng, gặm và gặm..hỏi đến thì chỉ cười, thủng thẳng cho 1 câu: "Ngon!"
Vậy là được rồi!
Các Bác thấy Xôi nương đơm trong cái giỏ nhìn thich không, ăn xôi có mùi hăng hăng của lạt tre tươi.
Thoạt đầu cả nhà dùng Đũa, nhưng thấy Bà con địa phương, rồi cả Tây nữa cứ xum xum dừng 5 đầu ngón tay vê Xôi thì cả nhà quyết định nhập gia tùy tục. Huy động cả 10 ngón.
Nhưng các Bác đừng lo. Bên Lào cho dù ở cả những nơi hẻo lánh hơn như hôm em nghỉ đầu tiên, trước cửa có ngay Bồn rửa tay, bên cạnh có khăn (tuy ko phải khăn Bông trăng) cho Khach rửa tay. Ngay trên Bậu cửa có treo cai Chuông gió chắc của Tàu để khi có khách đi qua chạm phải nó kính coong báo hiệu, vui tai khách, vui tai chủ.
Ăn uống xong xuôi, ngon, giá phải chăng (Em đã đổi đựoc Kíp ở nhà khách hôm trước ngủ lai) không no quá, cung đủ qua bữa trưa vì bảo nhau: Đi xa ăn ống chừng mực.
Sonata của em lại lên đường, 2km tiếp theo lại có trạm thu phí. Giờ em tự tin đưa tờ 5000 Kíp cho anh Bạn soát vé (cũng áo vàng).
Cái cách anh ấy đưa vé bằng ngón trỏ và giữa, Các ngón còn lại nhận tiền em thấy cũng đáng để mấy anh thu phí Cao tốc thăng long học tập khi mà vẫn lịch sự nhưng không chạm tay mình vào tay tài xế, khác với 1 bàn tay đầy móng để dài của kẻ lười biếng, thò ra, chộp lấy tiền, có khi cào vào tay tài xế của mấy anh nhà mình.
Tiếng lốp xe vẫn rào rào trên đường nhựa trải đá. Thỉnh thoảng đi qua 1 đoạn mới trải thêm nhựa đường bỗng tai nhẹ bỗng, xe bồng bềnh như trôi trên sông, và Rao rào...tiếng thực tại lại ào về cho người Cầm lái vĩ đại thêm tỉnh táo...khúc nhạc lúc êm ru, lúc rào rào sôi động như mua vui cho mấy kẻ lang thang kia.
Thị trấn Polikham xay đây rồi, lâu lâu nhìn đường 2 làn có phân cách cứng thấy là lạ.
Em chụp đoạn này ngược đường vì xe dừng lại mua tạm đôi Tông đi cho đỡ nóng chân. Áo len, giày tất của cả nhà nhanh chong chuyển thành áo phông, dép lê hết.
Giờ đố ai nhận ra la mấy người Việt lạ lẫm đi đón Tết lang thang. Chỉ mỗi cái Biển số xe là chẳng thay được..hehe....
Ngay lập tức có Biển nhà nghỉ của người Việt:
Thị trấn hay thành phố nhỏ này cũng vụt qua trong chớp mắt để lại nhương chỗ cho đất hoang, cây cỏ hoang dại...