Cái cổng thành này cũng có nhiều chuyện lắm đới các cụ ah. theo em đọc được thì do các thế hệ tài năng của con cháu đã làm mất vẻ cổ kính của Cổng thành này hic. em xin trích đoạn cụ Chủ tịch nhé
"
Thành nhà Mạc được xây dựng ở vị trí án ngữ giao thông đường thủy và đường bộ bên bờ
sông Lô - Khu vực phát triển về thương nghiệp và các triều đại phong kiến. Từ thời
nhà Lý đã đóng quân tại đây với tên gọi đồn
Tam Kỳ (hay Tam Cờ).
Năm
1592, thời
chiến tranh Lê-Mạc, quân Nam triều (
nhà Lê trung hưng) do
Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra bắc đánh chiếm
Thăng Long. Vua nhà Mạc là
Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về
Cao Bằng. Để ngăn chặn quân nhà Lê, triều đình
nhà Mạc đã cho xây dựng một tòa thành ở bên bờ
sông Lô. Theo tương truyền, toàn bộ quá trình xây thành chỉ mất một đêm
[1][2]. Quân Mạc còn đắp trong thành một ngọn núi đất hơn 50m gọi là Thổ Sơn (núi Đất).
[1] Tòa thành còn là nơi giành giật giữa quân đội
nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ
Cao Bằng xuống
Thăng Long.
Thành cổ Tuyên Quang cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: cuộc chiến đấu của các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan chống Pháp năm 1884. Tháng 8 năm 1945,
Giải phóng quân tiến công
phát xít Nhật tại
thị xã Tuyên Quang, bên cạnh thành cổ. Chỉ trong vài ngày, quân Nhật phải đầu hàng, bàn giao thị xã cho quân Giải phóng.
[1]
Ngày
20 tháng 3 năm 1961, lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ Thủ đô Kháng chiến (Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) về Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã được đón Chủ tịch
Hồ Chí Minh về thăm lại quê hương cách mạng Tuyên Quang. Chủ tịch nước đã có buổi nói chuyện với toàn thể nhân dân ở sân vận động phía bắc Thổ Sơn ngay trong thành cổ.
Năm 1991,
di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thành nhà Mạc (hay còn gọi là thành Tuyên Quang) đã được Nhà nước công nhận
Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m, cao 3,5 m, dày 0,8 m, diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao bọc tường thành là một lớp
hào sâu ngập nước.
Gạch xây thành là loại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch chỉ hiện nay, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn (đặc trưng của kiểu gạch thời Lê). Đến đầu đời
nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ.
[2] Trong thành chếch hướng bắc là núi Thổ (Thổ Sơn - núi đất) cao 50 m, dốc đứng, phải qua 193 bậc đá mới lên tới đỉnh. Thổ Sơn cũng chỉ đắp trong một đêm, toàn bộ Thổ Sơn nằm gọn trong thành, phạm vi kiểm soát của cao điểm rất rộng. Cửa đông khống chế đường bộ duy nhất thời đó và sông Lô là tuyến đường thuỷ quan trọng khi chưa có phương tiện cơ giới trên bộ.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự phát triển của đô thị, Thành nhà Mạc đã bị xuống cấp nhiều. Do quá trình đô thị hóa, xuất hiên các tuyến đường cắt ngang khiến thành cổ bị chia cắt. Hiện nay thành chỉ còn lại một phần dấu vết khi xưa với hai cổng thành phía Tây và phía Nam đã đổ nát và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m. Cổng Tây thành nằm trên địa phận tổ 8, phường
Tân Quang,
thành phố Tuyên Quang. Đoạn tường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp.
Tuy nhiên, đến năm 2010, việc tôn tạo hoàn thành đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội từ dư luận khi các di tích bị làm biến dạng, mất đi vẻ cổ kính
[3]. Hầu như toàn bộ cây cổ thụ, các dấu tích rêu phong của hơn 400 năm lịch sử in dấu trên các bức cổ thành đã bị gọt mất do "phun hóa chất diệt trừ tận gốc cây dại"; khiến "vẻ đẹp hoang phế, gợi bao phong sương" biến mất
[3]. Thay vào đó là những kiến trúc
đá ong mới tinh khôi, chít chát bằng gạch vữa trắng toát. Hình dáng của cổng thành cũng thay đổi: thấp hơn so với trước do kiến nghị là phải "dỡ gạch hai bên tường [của cổng thành] thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ"
[3]. Những người thi công còn tống các khối bê tông, hệ thống cọc
inox và hàng rào xích sắt bao quanh cổng thành. Điều này khiến người dân cho rằng bên thi công đã biến cổng thành cổ trở thành một cái cổng của nhà trọc phú vừa mới khánh thành. Những người biết yêu di sản đều bất bình gọi đó là "cái lò gạch mới".
[4] Một số nhà báo đã gọi điều này là "Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!".
Cũ thế này AH. Mới thì cụ Chủ tịch chụp đấy. Sợ lắm cái câu Trùng tu di tích tại Viêt Nam