- Biển số
- OF-14110
- Ngày cấp bằng
- 19/3/08
- Số km
- 11
- Động cơ
- 516,210 Mã lực
Lưu Quang Vũ- nhà viết kịch tài năng nhưng đoản mệnh của làng kịch hiện đại Việt Nam!
đã 25 năm kể từ ngày mất của Lưu Quang Vũ (1988-2013), mời các cụ cũng nhìn lại cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng cũng đầy biến động của nhà viết kịch tài năng này nhé.
Lưu Quang Vũ sinh ra tại tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Thời kì từ năm 1965 đến năm 1970, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân chủng phòng không-không quân. Đây là thời kì Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ và tài năng của ông bắt đầu nở rộ. Giai đoạn 1970 đến 1978 là 1 giai đoạn khó khăn, khi ông phải xuất ngũ và làm đủ thứ nghề đề mưu sinh. Từ năm 1978 trở đi, ông chính thức làm biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay "sống mãi tuổi 17" viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.
Thế nhưng, giữa lúc tài năng đang ở độ chín, thì cả gia đình ông lại gặp tai nạn ô tô bất ngờ trên quốc lộ số 5 ở Hải Dương. Theo lời kể của nhạc sĩ Doãn Châu, người đã đi cùng gia đình ông trên chuyến xe cuối cùng, thì vụ tai nạn được tóm tắt như sau:
"Chiều 29/8, chiếc xe chở hai gia đình về Hà Nội. Dọc đường đến cầu Lai Vu, xe đỗ, mấy phụ nữ xuống mua một rổ ổi. Lúc đó Mí và Vinh ngồi đánh cờ phía băng ghế bên phải. Ông Châu và Lưu Quang Vũ kẻ nằm người ngồi dưới sàn xe còn Xuân Quỳnh và bà Bích Thu ngồi phía băng ghế đối diện. Xe qua cầu Phú Lương, đi trên đường vừa hẹp vừa xuống dốc. Trước mặt có chiếc xe Kamaz đang đi chầm chậm. Đường dốc nên xe nào qua đây cũng phải thận trọng.
Bất chợt, có hai phụ nữ đội nón đèo nhau trên xe đạp, lao từ đê xuống đường, cắt qua mặt xe Kamaz, chiếc xe này phanh khựng lại. Người lái chiếc xe com-măng-ca đang bám sau định đánh tay lái vượt lên. Và chỉ trong tích tắc ấy, một chiếc xe ben phía sau đã mất phanh đâm sầm vào đuôi chiếc com-măng-ca, đẩy xe này vào gầm xe Kamaz phía trước.
Lúc đó trên xe có Lưu Quang Vũ, vợ ông là nữ thi sĩ nổi tiếng Xuân Quỳnh và con ông là Lưu Quỳnh Thơ. Cả gia đình Lưu Quang Vũ ngồi phía bên phải bị văng xuống đường. Ông Châu xác nhận đó là khoảng 14h40 phút ngày 29/8/1988 (trước đây nhiều nguồn tin nói là 15h30 phút).
Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn này. Có tin cho rằng ông bị ám sát bằng cách gây tai nạn ô tô.Tuy nhiên với những diễn biến trước khi vụ tai nạn xảy ra, ông Châu kết luận: Nếu có một bàn tay nào đó sắp đặt thì đó chỉ có thể là "Bàn tay của số mệnh". Vụ án sau đó được xử tại toà án Hải Dương. Lái xe gây tai nạn bị xét xử tù giam 10 năm"
Mặc dù chỉ kịp tồn tại trên cõi đời 40 năm, tuổi nghề cũng không nhiều, nhưng ông đã kịp để lại cho đời rất nhiều tác phẩm kinh điển trong làng kịch Việt. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.
Nói về ông, NSƯT Chí Trung có nói "Lúc anh Vũ còn sống thì tôi cũng được biết anh nhưng mình còn nhỏ quá, không thân với anh. Ngay cả khi đó tôi vẫn chưa hiểu kịch anh Vũ, mình chỉ là người diễn các tác phẩm của anh. Nhưng kể từ ngày anh mất, tôi cứ đi tìm mãi một người như thế xuất hiện"- câu nói đã thể hiện sự độc đáo có 1 không 2 trong sáng tác của Lưu Quang Vũ, 1 tài năng hiếm có trong làng kịch hiện đại Việt Nam.
nguồn: lấy từ wikipedia và có thêm 1 số chi tiết phù hợp.
P/S: em thấy thương và tiếc cho 2 vợ chồng bác ấy lắm có lẽ lớp người trẻ viết kịch sau này khó có ai đạt được tầm như Lưu Quang Vũ nữa, đúng như bác Chí Trung nói.
đã 25 năm kể từ ngày mất của Lưu Quang Vũ (1988-2013), mời các cụ cũng nhìn lại cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng cũng đầy biến động của nhà viết kịch tài năng này nhé.
Lưu Quang Vũ sinh ra tại tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Thời kì từ năm 1965 đến năm 1970, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân chủng phòng không-không quân. Đây là thời kì Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ và tài năng của ông bắt đầu nở rộ. Giai đoạn 1970 đến 1978 là 1 giai đoạn khó khăn, khi ông phải xuất ngũ và làm đủ thứ nghề đề mưu sinh. Từ năm 1978 trở đi, ông chính thức làm biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay "sống mãi tuổi 17" viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.
Thế nhưng, giữa lúc tài năng đang ở độ chín, thì cả gia đình ông lại gặp tai nạn ô tô bất ngờ trên quốc lộ số 5 ở Hải Dương. Theo lời kể của nhạc sĩ Doãn Châu, người đã đi cùng gia đình ông trên chuyến xe cuối cùng, thì vụ tai nạn được tóm tắt như sau:
"Chiều 29/8, chiếc xe chở hai gia đình về Hà Nội. Dọc đường đến cầu Lai Vu, xe đỗ, mấy phụ nữ xuống mua một rổ ổi. Lúc đó Mí và Vinh ngồi đánh cờ phía băng ghế bên phải. Ông Châu và Lưu Quang Vũ kẻ nằm người ngồi dưới sàn xe còn Xuân Quỳnh và bà Bích Thu ngồi phía băng ghế đối diện. Xe qua cầu Phú Lương, đi trên đường vừa hẹp vừa xuống dốc. Trước mặt có chiếc xe Kamaz đang đi chầm chậm. Đường dốc nên xe nào qua đây cũng phải thận trọng.
Bất chợt, có hai phụ nữ đội nón đèo nhau trên xe đạp, lao từ đê xuống đường, cắt qua mặt xe Kamaz, chiếc xe này phanh khựng lại. Người lái chiếc xe com-măng-ca đang bám sau định đánh tay lái vượt lên. Và chỉ trong tích tắc ấy, một chiếc xe ben phía sau đã mất phanh đâm sầm vào đuôi chiếc com-măng-ca, đẩy xe này vào gầm xe Kamaz phía trước.
Lúc đó trên xe có Lưu Quang Vũ, vợ ông là nữ thi sĩ nổi tiếng Xuân Quỳnh và con ông là Lưu Quỳnh Thơ. Cả gia đình Lưu Quang Vũ ngồi phía bên phải bị văng xuống đường. Ông Châu xác nhận đó là khoảng 14h40 phút ngày 29/8/1988 (trước đây nhiều nguồn tin nói là 15h30 phút).
Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn này. Có tin cho rằng ông bị ám sát bằng cách gây tai nạn ô tô.Tuy nhiên với những diễn biến trước khi vụ tai nạn xảy ra, ông Châu kết luận: Nếu có một bàn tay nào đó sắp đặt thì đó chỉ có thể là "Bàn tay của số mệnh". Vụ án sau đó được xử tại toà án Hải Dương. Lái xe gây tai nạn bị xét xử tù giam 10 năm"
Mặc dù chỉ kịp tồn tại trên cõi đời 40 năm, tuổi nghề cũng không nhiều, nhưng ông đã kịp để lại cho đời rất nhiều tác phẩm kinh điển trong làng kịch Việt. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.
Nói về ông, NSƯT Chí Trung có nói "Lúc anh Vũ còn sống thì tôi cũng được biết anh nhưng mình còn nhỏ quá, không thân với anh. Ngay cả khi đó tôi vẫn chưa hiểu kịch anh Vũ, mình chỉ là người diễn các tác phẩm của anh. Nhưng kể từ ngày anh mất, tôi cứ đi tìm mãi một người như thế xuất hiện"- câu nói đã thể hiện sự độc đáo có 1 không 2 trong sáng tác của Lưu Quang Vũ, 1 tài năng hiếm có trong làng kịch hiện đại Việt Nam.
nguồn: lấy từ wikipedia và có thêm 1 số chi tiết phù hợp.
P/S: em thấy thương và tiếc cho 2 vợ chồng bác ấy lắm có lẽ lớp người trẻ viết kịch sau này khó có ai đạt được tầm như Lưu Quang Vũ nữa, đúng như bác Chí Trung nói.