- Biển số
- OF-304634
- Ngày cấp bằng
- 11/1/14
- Số km
- 1,064
- Động cơ
- 314,396 Mã lực
- Nơi ở
- Nơi đất trời giao hoan
Vâng thưa với cụ là đi sau họ 100 năm cũng có cái hay là chúng ta có thể học hỏi luôn kinh nghiệm của họ. Biết là mỗi nước điều kiện mỗi khác . Cái gì học hỏi mà phù hợp để áp dụng ở Việt thì chúng ta nên học.Em thấy rằng họ hơn ta ở chỗ, đưa các kỹ năng trong sa hình như của ta ra áp dụng thực tế luôn. Và chắc chắn là sự kết hợp đó mang lại nhiều lợi ích cho người học.
Các nước đó họ có khoảng 100 năm để giải quyết các vấn đề với ô tô, còn ta thì mới được vài chục năm.
Tụi Đức nó không cần bãi tập cũng như kỹ năng sa hình. Vì nó quan niệm học luôn đi đôi với hành là phương pháp hiệu quả nhất ít ra là cho đến thời điểm này.
Mình thấy quá đúng vì nó tiết kiệm được nhiều thời gian. Cụ thể là lái luôn ra đường . Mà chạy thực tế ngoài đường thì có vô vàn tình huống phát sinh trong từng phút , từng giờ. Vừa chạy , thầy vừa giải thích các tình huống phát sinh và phương pháp xử lý rất cụ thể cho mỗi tình huống . Nó hiển hiện trước mắt. Học viên không phải mất công tưởng tượng nhiều như học trong sa hình, bãi tập khi thỉnh thoảng thấy lại vẽ ra những tình huống mà không phải trước mắt , quanh đi quẩn lại lượn quanh mấy cái cọc hay mấy khúc cua, mà người thông minh, khéo léo chỉ đi đôi lần là quen thì cần gì phải mất nhiều giờ để theo đường mòn đó.
Trong khi đó đi ngoài đường thì mỗi ngày thầy cho chạy một phố ,với chi chít biển báo, làn đường, ngã ba, ngã tư, lên dốc , xuống dốc , dừng đỗ bất cứ chỗ nào khi thầy ra hiệu lệnh. Nó ngấm vào đầu rất nhanh. Ngoài ra thầy còn phân ra thành nhiều phần như học lái ngoài đường cao tốc , lái trong phố , lái trong khu dân cư mà đường cũng là sân chơi của trẻ con, lái trong bãi đỗ xe của siêu thị.....
Luyện thành thục đường chính, đường phụ. Không hẳn đừơng to mới là đường chính, cũng không hẳn đường thẳng mới là đường chính. Nhiều khi đường nhỏ, cong lại là đường chính. Không có đèn giao thông, không có biển báo thì bắt buộc phải tuân theo quy tắc tại ngã ba , ngã tư thì xe đến từ bên phải được đi trước xe đến từ bên trái . Tại vòng xuyến ( không có đèn giao thông ) thì xe đang chạy trong vòng xuyến được quyền ưu tiên, xe nào muốn vào thì phải chờ, xe nào thoát ra thì phải xi nhan. Ở Việt Nam mình thì thấy các bác tài ( ngoại trừ xe máy chạy lôm côm ) có vẻ không tuân theo luật này . Có lẽ đây chính là nguyên nhân tắc đường tại các vòng xuyến .
Lan man chút xíu, học nghề cũng vậy họ lấy thực tế làm trọng. Tất cả mọi học sinh học nghề trong một tháng đều phải có ba tuần vừa học, vừa làm thực tế trong công sở, hãng xưởng và một tuần quay về trường học lý thuyết . Thời gian học nghề này kéo dài 3-4 năm. Kể cả những nghề đơn giản nhất như cắt tóc , bồi bàn, sửa xe đạp...cũng phải theo quy trình như vậy . Điều này có lợi cho cả nhà nước lẫn doanh nghiệp . Nhà nước sau đó sẽ có được lực lượng lao động lành nghề ở mọi lĩnh vực , còn doanh nghiệp thì có được chi phí lao động rẻ (mỗi học sinh vừa học , vừa làm ở doanh nghiệp, công sở khoảng 3 năm ).
Còn về cái đèn Hazard ( bên đó gọi là đèn Pan ) , nó có tác dụng thống nhất như này : Người ta chỉ bật đèn Pan khi xe sắp hỏng , hoặc khi xe hỏng hẳn phải đỗ bên đường thì bắt buộc phải bật đèn này , nếu không sẽ bị phạt . Ngoài ra khi chạy trên đường cao tốc thấy có nguy cơ tắc đường phía trước thì ngừoi ta cũng có thể bật đèn này để cảnh báo các xe chạy sau giảm tốc độ , tránh phanh gấp và tính toán dồn vào một hàng . Bên đó khi tắc đường trên xa lộ , tất cả các xe cộ phải dồn vào một hàng , có thể có nhiều hàng , nhưng tiên quyết phải tạo một lối đi tự do đủ cho xe cảnh sát , cứu hộ và cứu thương chạy trên đó.
Tóm lại người ta chỉ bật đèn Pan khi hỏng xe phải đỗ trên đường và khi sắp đến đoạn tắc trên cao tốc . Và đã bật đèn đó là phải giảm dần tốc độ , hoặc dừng hẳn . Chứ không vừa bật , vừa lao rầm rầm như mấy ông xe khách băng qua ngã tư ở Việt Nam mình.