Em mới đọc được cái này, xin cóp pết hầu các cụ mợ.
Đọc xong em thấy em vẫn còn hớ hênh thật các cụ mợ ạ.
Trích hồi tưởng của một mợ người Việt đang sống tại Đức về thời gian đi học lái và thi lấy bằng tại Đức:
Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3984
Đọc xong em thấy em vẫn còn hớ hênh thật các cụ mợ ạ.
Trích hồi tưởng của một mợ người Việt đang sống tại Đức về thời gian đi học lái và thi lấy bằng tại Đức:
Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3984
Ông thầy khó tính
Thầy giáo khoảng 45 tuổi, dáng người hơi đậm. Thầy luôn càu nhàu: “Trời ơi, tôi nói bao nhiêu lần rồi. Khi ngồi ở ghế lái, muốn mở cửa xe cô phải dùng tay phải mở cửa vì như vậy cô phải ngoảnh người lại hoàn toàn để quan sát xem có mở cửa vào xe hay người đi bên cạnh không.
Nếu cô ngồi ghế phụ thì ngược lại, khi ra phải mở cửa tay trái. Chỉ quan sát gương thôi không đủ. Cô mất bằng lái như chơi vì hành động đó đấy”.
“Sao cô không quan sát khi qua đường tàu?”
“Dạ có mà thầy”.
“Tôi chả nhìn thấy”.
“Thế thì tại thầy không nhìn thấy chứ ạ”, mình cãi cố.
“Khi đi thi, cô nói với thầy chấm thi thế nhé. Tôi biết mắt cô có liếc một nhát, nhưng với chúng tôi, đó không gọi là quan sát. Cô phải ngoảnh cái đầu một nhát sang trái, một nhát sang phải để tầm nhìn được mở rộng. Khi đi thi, ai người ta nhìn vào mắt cô để biết là cô có quan sát, người ta ngồi ghế sau và chỉ nhìn thấy cái đầu của cô có cử động không mà thôi”.
Hay cuối cùng khi kết thúc buổi lái, thầy lại nhăn nhó: “Cô lại không làm đúng quy trình. Tôi nói bao lần rồi: tắt xi nhan, tắt máy, về số, bật phanh tay, rút chìa khóa, quay vô lăng một chút về bên phải. Đi thi mà thế này là người chấm thi người ta không hài lòng đâu. Không phải là lỗi lớn nhưng nếu cộng với các lỗi khác thì cũng đủ để cho cô trượt đấy”.
Chỉnh sửa cuối: