- Biển số
- OF-17552
- Ngày cấp bằng
- 18/6/08
- Số km
- 34
- Động cơ
- 507,240 Mã lực
Ngay từ ngày còn xem The Fast and The Furious 1 em đã ghiền mấy con xe đua (chỉ tội chưa có xiền mua) rồi đến Tokyo Drift thì em nhịn ko nổi khi thấy mấy ảnh chạy xe.
Pác nào xem Tokyo Drift thì bít nhìn chúng nó drift đã quá trời đã luôn. Vì vậy hum nay em mạo muội làm 1 bài về cái trò Drift này.
Trong chúng ta, chắc hẳn không ít lần đã được chứng kiến những cuộc đua xe tay đôi vô cùng khốc liệt diễn ra trên những đường núi quanh co hay trên những con phố tấp nập. Ở đó, các tay đua liên tục trượt xe và tạo ra những đám khói khét lẹt do cháy lốp. Ít nhất bạn cũng có thể chứng kiến điều này trong một series phim của Holywood, hay trong trò chơi PC games NeedForSpeed của EASports…
Nhưng đó không phải chỉ là những kỹ năng do kỹ xảo điện ảnh hay trình độ của các lập trình viên. Đó là một môn đua xe thể thao thực sự đang diễn ra một cách hợp pháp cũng như bất hợp pháp trên thế giới.
Một chiếc xe đang drifting (xê dịch) khi góc trượt ở phía sau lớn hơn góc trượt phía trước, lốp trước đang chuyển động ngược hướng với hướng quay của xe, và lái xe là người điều khiển mọi hành động. Bạn có thể tưởng tượng drift cũng tương tự như hiện tượng trượt của xe thông thường, nhưng phức tạp hơn nhiều. Thay vì lái xe thực hiện một pha drift và sau đó lại cho xe chạy thẳng bình thường, anh ta sẽ đánh mạnh vô lăng ngược lại để chiếc xe lại thực hiện ngay pha drift khác. Một tay drift có hạng có khả năng thực hiện 5 đến 6 lần cua xe theo hướng đối diện mà không hề xảy ra hiện tượng trượt.
Lần đầu tiên tôi làm quen với drifting khoảng vài năm trước thông qua trò chơi điện tử PC “Need For Speed Underground” của hãng EASports. Thời điểm ban đầu tôi rất gét những chặng đua drift tại vì không biết bao nhiều lần tôi phải restart để có thể vượt qua một chặng đua đơn giản.Sau đây là một clip ngắn về một chặng trong trò chơi NFS
Drift đã bắt đầu xuất hiện như một hoạt động bất hợp pháp trên các con đường đồi núi quanh co tại Nhật Bản. Sau đó thì drift nhanh chóng phát triển thành một môn thể thao chuyên nghiệp tại quốc gia này và sau thời gian khoảng 2 năm, drift đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Trong bộ phim sản xuất năm 2006 của Holywood “The fast and the Furious: Tokyo Drift” (hay còn có tên “Chinh phục Tokyo”), với chủ đề nói về các tay đua drift bất hợp pháp cự phách tại Nhật Bản cùng với nhưng pha drift “kinh hoàng”, tất nhiên là được trợ giúp của kỹ xảo điện ảnh.
Chúng ta hãy trở lại với môn đua xe thể thao drift. Drift không chỉ là ai là người nhanh nhất hoặc ai chạm vạch đích trước tiên, người chiến thắng sẽ do quyết định của trọng tài. Một giải drift bao gồm nhiều chặng đua khác nhau giữa hai tay đua trong một chặng đua, điều khiển chiếc xe của họ cùng thời điểm, ngay cạnh nhau trong một vòng đua ngắn chỉ khoảng 3 hoặc 4 góc cua. Trong một chặng đua bao gồm hai đối thủ, mỗi đối thủ sẽ xuất phát trước một vòng cua. Trọng tài sẽ chỉ định ai thắng cuộc dựa vào số điểm thưởng của lái xe từ các yếu tố như: tốc độ, đường thẳng, góc (sẽ giải thích bên dưới), và khả năng cạnh tranh với đối thủ v.v… Người có điểm cao nhất sẽ được vượt qua vòng kế tiếp.
Có ba dạng địa hình thường được tổ chức trong các cuộc đua drift: Trên các con đường đồi núi, với các góc cua hình chữ S thật sự là nơi sẽ thử nghiệm trình độ các lái xe. Thứ hai là trong các khu đậu xe biệt lập, nơi thường được các tay đua dùng để thử nghiệm trước khi thực hiện các cuộc đua trên đường núi. Và gần đây, người ta còn tổ chức tại các chặng đua theo hình khép kín, đây là cách đua drift hợp pháp nhất trên thế giới.
Các cuộc đua drift đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản trên 30 năm qua. Tay đua xe huyền thoại Kunimitsu Takahashi chính là người đã sáng tạo ra những kỹ năng lái xe drifting nổi tiếng nhất trong thập niên 1970. Sau đó, những kỹ năng này thực sự đã hấp dẫn tay đua đường phố Keiichi Tsuchiya. Anh bắt đầu thử nghiệm khả năng drift của mình tại những con đường đồi núi. Anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng và nhận được sự tung hô của nhiều người. Tuy drift đã phổ biến ở Nhật Bản trong một thời gian lâu dài như vậy, nhưng mãi tới năm 1996 mới có một sự kiện drift diễn ra bên ngoài Nhật Bản, tại đường đua Willow Springs (California) do một tập chí chuyên về drift của Nhật Bản đứng ra tổ chức.
Ngày nay, các sự kiện drift đã diễn ra phổ biến trên toàn thế giới, nhưng vẫn chưa được liên đoàn đua xe thể thao thế giới FIA công nhận là một môn đua xe chuyên nghiệp. Một vài sân chơi hàng đầu cho những tín đồ của môn thể thao này là: D1 Grand Prix từ các nước Nhật Bản, đến Malaysia, Australia, Canada, Cộng Hòa Ireland, Anh, giải Formala-D tại Mỹ và New Zealand.
Các tay đua Drift được tính điểm dựa trên các kỹ năng đường thẳng, góc, tốc độ và một vài yếu tố trình diễn. Đường thẳng ở đây có nghĩa là phải chạy đúng vạch do các trọng tài quy định. Các yếu tố trình diễn dựa vào khá nhiều chỉ tiêu, như lượng khói bốc lên, khoảng cách giữa chiếc xe với bờ tường gần nhất, và thậm chí còn tính đến cả phản ứng của đám đông. Góc ở đây là góc của chiếc xe trong quá trình drift. Tốc độ là tốc độ bắt đầu drift, trong khi drift và thoát drift, tốc độ nhanh hơn nghĩa là tốt hơn. Ban trọng tài được bố trí tại một khoảng ngắn của vòng đua (vòng khép kín với vài góc cua), thường là tại các góc cua có góc nhìn tốt và cơ hội cho các pha drift.
Về cơ bản có hai thể thức đua drift, đua phân hạng và đua chính thức. Trong vòng phân hạng, còn được gọi là Tansou, các tay lái phải điều khiển xe drift một mình trước sự chứng kiến của hội đồng trọng tài để cố gắng lọt vào thể thức chung kết gồm 16 tay đua. Vòng này thường được tổ chức một ngày trước vòng chung kết.
Vòng chung kết là các cuộc đối đầu tay đôi, còn gọi là Tsuiso. Các tay lái được phân cặp, đua hai vòng và mỗi tay đua dẫn trước một vòng. 8 tay đua xuất sắc nhất sẽ lọt vào vòng tứ kết, rồi lần lượt đến bán kết và chung kết với hai tay đua duy nhất.
Điểm được tính ngay sau mỗi vòng cua, thông thường chỉ có một tay lái chiếm ưu thế. Đôi khi các trọng tài không đồng ý với nhau, hoặc không thể phân xử, hoặc đám đôc không đồng ý với quyết định của trọng tài. Trong những trường hợp như vậy có thể tiến hành tranh tài thêm vài vòng đua đến khi xác định được người thắng cuộc
Các cuộc đua drift trên đường phố là bất hợp pháp và là một vấn đề nan giải cho nhiều quốc gia, đặc biệt khi các tay đua tiến hành trên những khu vực đông dân cư. Nếu bạn thật sự yêu thích môn thể thao này, hãy giữ tình yêu đó trên những vòng đua thực sự, điều đó sẽ mang lại niềm vui và sự an toàn, và hơn nữa là sẽ có thêm nhiều người đánh giá cao các kỹ năng drift.
Trong bài viết này chưa có nói về kỹ thuật sử dụng phanh tay để Drift nên em có đưa có các pác vài cái link dạy Drift của bọn Nhật.
[video=youtube;pU-jIvVhTiE]http://www.youtube.com/watch?v=pU-jIvVhTiE[/video]
[video=youtube;0n3yAxYofLE]http://www.youtube.com/watch?v=0n3yAxYofLE[/video]
Theo em hiểu thì phanh tay dùng cơ cấu hãm trục truyền động cầu sau. Do vậy nó sẽ làm 2 bánh sau mất độ bám đường, tạo độ văng hay trượt để drift. Nếu pác nào đã từng xài kỹ năng này thì chia sẻ cho em với.
Ah! ở việt nam mình cũng có 1 chú tập tành drift con Aston Martin DB9
nhưng nông dân quá, tý làm đâm lòi ruột chú xe máy (y)
Các pác nghía qua thử coi
[video=youtube;KxQGI6W_N6I]http://www.youtube.com/watch?v=KxQGI6W_N6I[/video]
Pác nào xem Tokyo Drift thì bít nhìn chúng nó drift đã quá trời đã luôn. Vì vậy hum nay em mạo muội làm 1 bài về cái trò Drift này.
Trong chúng ta, chắc hẳn không ít lần đã được chứng kiến những cuộc đua xe tay đôi vô cùng khốc liệt diễn ra trên những đường núi quanh co hay trên những con phố tấp nập. Ở đó, các tay đua liên tục trượt xe và tạo ra những đám khói khét lẹt do cháy lốp. Ít nhất bạn cũng có thể chứng kiến điều này trong một series phim của Holywood, hay trong trò chơi PC games NeedForSpeed của EASports…
Một chiếc xe đang drifting (xê dịch) khi góc trượt ở phía sau lớn hơn góc trượt phía trước, lốp trước đang chuyển động ngược hướng với hướng quay của xe, và lái xe là người điều khiển mọi hành động. Bạn có thể tưởng tượng drift cũng tương tự như hiện tượng trượt của xe thông thường, nhưng phức tạp hơn nhiều. Thay vì lái xe thực hiện một pha drift và sau đó lại cho xe chạy thẳng bình thường, anh ta sẽ đánh mạnh vô lăng ngược lại để chiếc xe lại thực hiện ngay pha drift khác. Một tay drift có hạng có khả năng thực hiện 5 đến 6 lần cua xe theo hướng đối diện mà không hề xảy ra hiện tượng trượt.
Lần đầu tiên tôi làm quen với drifting khoảng vài năm trước thông qua trò chơi điện tử PC “Need For Speed Underground” của hãng EASports. Thời điểm ban đầu tôi rất gét những chặng đua drift tại vì không biết bao nhiều lần tôi phải restart để có thể vượt qua một chặng đua đơn giản.Sau đây là một clip ngắn về một chặng trong trò chơi NFS
Drift đã bắt đầu xuất hiện như một hoạt động bất hợp pháp trên các con đường đồi núi quanh co tại Nhật Bản. Sau đó thì drift nhanh chóng phát triển thành một môn thể thao chuyên nghiệp tại quốc gia này và sau thời gian khoảng 2 năm, drift đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Trong bộ phim sản xuất năm 2006 của Holywood “The fast and the Furious: Tokyo Drift” (hay còn có tên “Chinh phục Tokyo”), với chủ đề nói về các tay đua drift bất hợp pháp cự phách tại Nhật Bản cùng với nhưng pha drift “kinh hoàng”, tất nhiên là được trợ giúp của kỹ xảo điện ảnh.
Chúng ta hãy trở lại với môn đua xe thể thao drift. Drift không chỉ là ai là người nhanh nhất hoặc ai chạm vạch đích trước tiên, người chiến thắng sẽ do quyết định của trọng tài. Một giải drift bao gồm nhiều chặng đua khác nhau giữa hai tay đua trong một chặng đua, điều khiển chiếc xe của họ cùng thời điểm, ngay cạnh nhau trong một vòng đua ngắn chỉ khoảng 3 hoặc 4 góc cua. Trong một chặng đua bao gồm hai đối thủ, mỗi đối thủ sẽ xuất phát trước một vòng cua. Trọng tài sẽ chỉ định ai thắng cuộc dựa vào số điểm thưởng của lái xe từ các yếu tố như: tốc độ, đường thẳng, góc (sẽ giải thích bên dưới), và khả năng cạnh tranh với đối thủ v.v… Người có điểm cao nhất sẽ được vượt qua vòng kế tiếp.
Có ba dạng địa hình thường được tổ chức trong các cuộc đua drift: Trên các con đường đồi núi, với các góc cua hình chữ S thật sự là nơi sẽ thử nghiệm trình độ các lái xe. Thứ hai là trong các khu đậu xe biệt lập, nơi thường được các tay đua dùng để thử nghiệm trước khi thực hiện các cuộc đua trên đường núi. Và gần đây, người ta còn tổ chức tại các chặng đua theo hình khép kín, đây là cách đua drift hợp pháp nhất trên thế giới.
Ngày nay, các sự kiện drift đã diễn ra phổ biến trên toàn thế giới, nhưng vẫn chưa được liên đoàn đua xe thể thao thế giới FIA công nhận là một môn đua xe chuyên nghiệp. Một vài sân chơi hàng đầu cho những tín đồ của môn thể thao này là: D1 Grand Prix từ các nước Nhật Bản, đến Malaysia, Australia, Canada, Cộng Hòa Ireland, Anh, giải Formala-D tại Mỹ và New Zealand.
Về cơ bản có hai thể thức đua drift, đua phân hạng và đua chính thức. Trong vòng phân hạng, còn được gọi là Tansou, các tay lái phải điều khiển xe drift một mình trước sự chứng kiến của hội đồng trọng tài để cố gắng lọt vào thể thức chung kết gồm 16 tay đua. Vòng này thường được tổ chức một ngày trước vòng chung kết.
Điểm được tính ngay sau mỗi vòng cua, thông thường chỉ có một tay lái chiếm ưu thế. Đôi khi các trọng tài không đồng ý với nhau, hoặc không thể phân xử, hoặc đám đôc không đồng ý với quyết định của trọng tài. Trong những trường hợp như vậy có thể tiến hành tranh tài thêm vài vòng đua đến khi xác định được người thắng cuộc
Các cuộc đua drift trên đường phố là bất hợp pháp và là một vấn đề nan giải cho nhiều quốc gia, đặc biệt khi các tay đua tiến hành trên những khu vực đông dân cư. Nếu bạn thật sự yêu thích môn thể thao này, hãy giữ tình yêu đó trên những vòng đua thực sự, điều đó sẽ mang lại niềm vui và sự an toàn, và hơn nữa là sẽ có thêm nhiều người đánh giá cao các kỹ năng drift.
Trong bài viết này chưa có nói về kỹ thuật sử dụng phanh tay để Drift nên em có đưa có các pác vài cái link dạy Drift của bọn Nhật.
[video=youtube;pU-jIvVhTiE]http://www.youtube.com/watch?v=pU-jIvVhTiE[/video]
[video=youtube;0n3yAxYofLE]http://www.youtube.com/watch?v=0n3yAxYofLE[/video]
Theo em hiểu thì phanh tay dùng cơ cấu hãm trục truyền động cầu sau. Do vậy nó sẽ làm 2 bánh sau mất độ bám đường, tạo độ văng hay trượt để drift. Nếu pác nào đã từng xài kỹ năng này thì chia sẻ cho em với.
Ah! ở việt nam mình cũng có 1 chú tập tành drift con Aston Martin DB9
nhưng nông dân quá, tý làm đâm lòi ruột chú xe máy (y)
Các pác nghía qua thử coi
[video=youtube;KxQGI6W_N6I]http://www.youtube.com/watch?v=KxQGI6W_N6I[/video]