Đỉnh Kinabalu - Malaysia 4.095,2 m – Cục đá Granite đồ sộ!
Trong các cuộc trà dư tửu hậu, thiên hạ kháo nhau đỉnh này cũng hay, gần, vé máy bay cũng rẻ, nên VC em quyết định xuất ngoại làm một chuyến!
Núi Kinabalu thuộc đảo
Sabah,
Malaysia. Được coi là một trong hai mươi ngọn núi nổi bật của thế giới. Đỉnh này nằm trong công viên Kinabalu được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Đỉnh cao nhất của dãy núi này có tên là Low’s peak. Tên thật là khó hiểu? Đỉnh cao nhất lại có chữ low – thấp. Em không hiểu sao họ lại đặt tên như vậy? Tìm hiểu thì té ra Người đầu tiên chinh phục núi Kinabalu là một sĩ quan Anh, ông Hugo Low vào năm 1851. Vậy nên tên đỉnh này có nghĩa là “Đỉnh của ông Low”.
Hàng năm dân du lịch tứ xứ kéo đến thành phố Kota Kinabalu chỉ để leo đỉnh này. Mặc dù nó nằm cách biệt trên một hòn đảo, muốn đến phải đi máy bay nhưng lúc nào cũng đông khách!
Muốn leo bạn phải đăng ký trước 1-2 tháng vì hàng ngày họ chỉ cấp cho gần 200 du khách. Thật là không biết làm ăn! Giàu có như thế mà cũng không làm nổi cái cáp treo lên đỉnh, chặt cây, san phẳng …xây mấy cái nhà thờ đạo có phải thu bộn xèng không?
Sắp tới những bàn tay lông lá còn đòi làm luôn cáp treo vào Sơn Đòong, ngày phục vụ vài ngàn du khách chả mấy chốc cả họ đủ tiền sang xứ tư bản định cư!
Theo như du lịch Malay quảng cáo thì đỉnh này cao nhất khu vực ĐNA, nhưng sự thật đỉnh cao nhất lại thuộc phía bắc Myamar nằm trong dãy Hymalaya.
Núi Kinabalu được coi là nơi linh thiêng của dân đảo Borneo, thổ dân trên đảo coi đỉnh núi là nơi an nghỉ của tổ tiên. Dân sống xung quanh Kinabalu sau khi mất đi đều được chôn cất hướng về phía ngọn núi này, để linh hồn họ được hướng dẫn tới miền cực lạc. Tháng 6/2015 mấy chú Tây đã nổi hứng khỏa thân trên đỉnh núi. Rất đen cho các chú là 6 ngày sau đó xảy ra động đất làm nhiều người leo núi chết, mất tích, kẹt lại trên đỉnh. Theo như dân địa phương- vì cởi truồng ở chốn linh thiêng, điều này đã khiến thần linh nổi giận tạo ra trận động đất J. Tòa án xử phạt tù & tiền rồi trục xuất.
Đợt này em đi thì lại chứng kiến tai nạn thảm khốc trên đỉnh. Nên nói cho cùng ai cũng vậy thôi, Tây, Ta, Tàu…đi du lịch cần tôn trọng địa phương, trang bị kiến thức và đừng chủ quan mất mạng bản thân vì những lý do lãng xẹc.
Ảnh lấy trên mạng
Nghiên cứu nhiều tài liệu du lịch, diễn đàn du lịch, đặc biệt là quyển Lonely Planet thì em được biết có hai hình thức chinh phục núi này:
- Đi lên đi xuống bình thường kiểu như chinh phục Fan nhà mình
- Đi lên bình thường, đi xuống theo đường vách đá gọi là Via Ferreta
Sơ đồ hai tuyến đường
Đường màu xanh là lối đi theo đường mòn bậc thang bình thường
Đường màu cam là đi theo kiểu đu dây, đi cầu treo men theo vách đá thẳng đứng gọi là Via – Ferrata
Đi theo đường thông thường thì chi phí sẽ chỉ bằng 1/3-1/2 so với đường Ferrata mà thôi.
Sau khi mail đi mail lại liên hệ với cty tổ chức tour Via - Ferrata, cuối cùng tụi em chốt chọn tour khó khăn, nhưng lại hay ho nhất! Đời cũng chỉ có một lần đến Kinabalu, đặt hẳn mục tiêu lớn cho khỏi tiếc!
Nhà tour Mountain torq gửi qua mail gần chục tờ A4, đủ mọi thông tin đến khách hàng: từ lịch trình, chi tiết dịch vụ, khuyến cáo về thể lực, đến đồ phải mang theo…rất chuyên nghiệp!
Chuyển tiền mua tour, mua vé máy bay và đợi ngày đi thôi!
Lại nói về quyển Lonely planet. Quyển này có thể gọi là bùa hộ mệnh của các bác thích dịch chuyển! Em kể chuyện này để các bác thấy nó hay như nào! Ông anh người Sài Gòn, đi du lịch xuyên Việt 2-3 lần, lần nào ổng cũng mua quyển Lonely Planet phiên bản mới viết về Việt Nam để nghiên cứu và mang theo dọc chuyến đi. Nghĩ cũng hài hước nhưng mà công nhận rất có lý!
Trước đây em phục mấy anh Tây ba lô sát đất, đến Việt Nam mà cái gì anh ấy cũng thạo, từ đi xe ôm, taxi, lừa đảo bán tăm bờ hồ, phở Bát đàn … ri rỉ rì ri cái gì cũng biết. Té ra mỗi ông đều ôm 1 quyển hướng dẫn du lịch Lonely Planet. Đọc mới thấy Tây nó viết thì thôi rồi! Chi tiết đến tận đường tơ kẽ tóc. Nhờ quyển này mà mấy cái trò lừa đảo ngay khi đặt chân xuống sân bay mấy xứ nổi tiếng lôm nhôm, khôn vặt Ấn Độ, Ai cập …mà em thoát nạn!
Đến Kuala Lumper chuyến này ngoài việc chinh phục Kinabalu là kiếm ngay mấy cái đại lý chính hãng Balo, giày, dao, đèn,…dụng cụ chuyên dành cho hoạt động Outdoor đã tăm tia từ nhà, thỏa nỗi khát khao trang bị đồ chuyên dụng.
Các bác đừng nghĩ tụi em ăn chơi nhé! Nếu mua một cái áo sơ mi, một cái thắt lưng hàng hiệu, hay một cái xe sang… tụi em lại chẳng mấy có hứng. Trong tủ quần áo cũng có vài bộ + 1-2 đôi giày hịn để ngoại giao tiếp khách. Còn lại toàn đồ dân dã. Giờ bảo đổi hẳn con Mẹc S lấy con bán tải em đang đi em cũng nói ngay và luôn: “Không!”.
Tiền nào của nấy thôi các bác ợ! Mua 1 cái ba lô chẳng hạn của hãng Ospray. Ở Việt Nam, Cũng một cái ba lô y chang ở shop đồ phượt giá chỉ bằng 1/3; ¼ , giá em mua chính hãng. Tuy nhiên chất lượng khác nhau hoàn toàn. Balo xịn quăng quật mãi không hỏng, từ cái nút bấm, đến cái khuy cài, xài rất bền và đã. Đeo trên lưng thì ôm khít, nặng nhưng không mỏi, lại thoáng khí.
Mấy cu bạn cho biết, chỉ cần leo đến Everest base camp thì sẽ thấy ngay đồ Fake nó như thế nào? Lúc đó mới thấy giá trị của đồ xịn, dưới thời tiết khắc nghiệt lạnh đông đá, hàng fake mấy cái nút khuy cài bằng nhựa nó sẽ tự gãy, vỡ. Lúc đó thay vì đeo ba lô, ta lại “ôm” ba lô? Cái thắt lưng liền quần gãy khóa nhựa ta lại thay bằng dây chuối?
Nó liên quan đến sức khỏe, an toàn,… nên thôi, đầu tư đi tiếc làm gì!
Trước khi đi đã vào wed xem đại diện hãng đặt ở đâu? Đa số các hãng làm đồ outdoor đều có nhà máy sản xuất ở Việt Nam: Deuter, Northface, Columbia, Eider…nhưng buồn cái là họ không có đại lý bán hàng đặt ở Việt Nam. Nên khả năng vào mấy cái trung tâm thương mại to to ở HN, Sài gòn …mua mấy đôi giày hàng hiệu có khi cũng từ Quảng Châu mà về! (Mua đồ trong đó mấy lần em thấy giá như giá hãng mà chất lượng quá tệ).
Mua sắm xong xuôi, dạo chơi thành phố Kinabalu.
Đàn ông làm mọi việc - Đặc trưng của thành phố Hồi giáo nhưng Hồi giáo Malaysia không đến nỗi quá khắt khe như Trung đông.
Ra chợ đàn ông đảm nhận may vá thêu thùa
Đến “hàng cá hàng tôm”
Ô tô là phương tiện chính
Lượn chán, vào nhà hàng ăn một bữa ngon tích lũy năng lượng, về khách sạn ngủ một giấc, tờ mờ sáng nhà tour đón hai VC em từ cửa khách sạn:
Đích đến nhìn từ xa:
Đến cổng rừng Quốc gia rồi, sạch sẽ và không có tý rác:
Phởn lắm: