Tăng trưởng là người ta vơ tất tần tật, từ tiền đầu tư công trở đi, nhưng thực sự thì chỉ sản xuất mới làm ra của cải, còn thương mại cũng có góp 1 phần làm cho giá trị hàng hóa tăng lên nên cũng có thể coi là thực chất làm tăng (tất nhiên đầu tư công cũng tạo điều kiện khi đầu tư vào hạ tầng, giáo dục,... nhưng đó là đầu tư cho tương lại, chưa phải là giá trị ngay lập tức).
Nhưng sản xuất phụ thuộc vào trình độ xã hội. Không thể nhẩy 1 bước theo kiểu vươn vai như Thánh Gióng. Đầu tư do vậy cũng phụ thuộc vào khả năng sản xuất. 1 ông nông dân vừa bỏ cái quần ống thấp ống cao hay dùng để lội ruộng nhìn vào cỗ máy CNC như nhìn vào bức vách. Giao cho ông ấy chắc chỉ nửa tiếng sau là cả cỗ máy tiền tỷ (với nhiều loại máy móc công cụ có khi phải tính cả chục tỷ) thành đống sắt gỉ.
Không ai phủ nhận được là VN đang tiến những bước dài, nhưng còn rất xa để có 1 nền công nghiệp hiện đại do giới hạn cả về người trực tiếp lẫn người điều hành, người quản lý doanh nghiệp và quản lý chính sách vĩ mô. Vừa làm vừa nâng cấp, từ người trực tiếp đến người điều hành để tương lai VN có những tập đoàn tầm cỡ quốc tế.
Cả về vĩ mô tiền dư ra do đó Nhà nước không thể dồn hết để tái đầu tư vào sản xuất, còn vi mô cho từng doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ cũng vậy. Tiền kiếm được người ta tái đầu tư theo khả năng, còn lại là để trữ vào tiết kiệm, vàng, ngoại tệ cho đến BĐS. Em cũng vừa viết ở trên, khi không dồn hết vốn vào 1 việc thì người ta có thể thoải mái hơn để duy trì khi công việc không thuận lợi, vượt qua giai đoạn khó khăn để khi điều kiện thuận lợi đến có tiền tiếp tục phát triển!