Kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Cụ lại xót xe roài. Nếu nó kêu to thật thì cụ phải sửa cái xe ấy trước đã. Lúc động cơ ghì xe vậy không bao giờ nó nóng cả vì không phát sinh nhiệt buồng đốt do cụ ko phải ép ga như lúc lên. Nó chỉ dùng lực quán tính bánh đà thông qua tỷ số truyền nhỏ (số thấp) ghì lại thôi.

Các cụ ko biết đã đi Hà giang từ Yên minh lên Đồng văn rồi vòng Lũng cú về qua đường Mã pì lèng chưa?
Theo em nếu đi Ô quy hồ ai lái đc 1 tay thì mấy đường kia đều phải lái 2 tay cả.

Có có có,mới bị 1 phát ngã tại mâm xôi Mù Cang Chải cuối tháng 5.Cú ngã làm giãn cơ cổ tay phải.Lái bằng 1 tay trái đổ đèo vừa vào số bằng tay trái vẫn về tới Sân Bay trả khách và về HN.Mà xe tay lái trợ lực dầu nên nặng chứ không nhẹ như xe trợ lực điện đâu
 

laixetx

Xe hơi
Biển số
OF-377105
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
108
Động cơ
247,100 Mã lực
Tuổi
41
Có nhiều lí do khiến những người dù đã lái xe lâu năm vẫn ngại ngần khi nghĩ tới những cung đường có nhiều đèo dốc; và điều này đã khiến họ bỏ qua những chuyến du lịch đầy thú vị lên các vùng cao như Hà Giang, Lào Cai… Vậy làm thế nào để giúp họ tự tin hơn?



Bạn Phúc Thanh (Hà Nội) một lái xe lâu năm rất quen thuộc với những con đèo phía Bắc Việt Nam đã chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và sự tự tin đối với mỗi chặng đường đèo dốc:

Có quá nhiều những nguyên tắc, những quy định để đảm bảo an toàn trước mỗi chuyến đi; và với tôi, có ba điểm cần lưu ý và luôn thuộc nằm lòng để có những chuyến đi an toàn. Sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao là 3? Đơn giản là như vậy sẽ dễ nhớ và áp dụng.

Hệ thống phanh an toàn và cảm giác tự tin

Trước mỗi chuyến đi, đưa xe đến kiểm tra tại các garage là việc đầu tiên tôi thực hiện, để có cảm giác tự tin hơn với tay lái cũng như với chiếc xe của mình. Xe cần được kiểm tra hệ thống phanh, áp suất và tình trạng lốp, các loại dầu trợ lực lái, dầu phanh… Và với hành trình đã định có những con đèo/dốc dài hàng chục km, việc bố trí dừng chân trước khi lên đèo sẽ giúp bạn kiểm tra lại những vấn đề liên quan đến chiếc xe cũng như có thời gian nghỉ ngơi trước khi leo đèo.

Cẩn trọng khi xuống dốc

Luôn nhớ duy trì tốc độ hợp lí, đặc biệt khi xuống dốc. Lựa chọn một cấp số phù hợp, một tốc độ vừa đủ để bạn kiểm tra được chiếc xe - thường là số 3 với tốc độ khoảng 30-40km/h (cấp số thấp hơn khi gặp đèo có độ dốc cao và dài) và chỉ dùng phanh để duy trì tốc độ này. Tuyệt đối tránh việc rà phanh hay mớm phanh liên tục. Điều này có thể khiến tiếng động cơ tăng lớn do vòng tua máy lên cao. Để tránh tình trạng này, hãy duy trì tốc độ phù hợp.

Tránh xuống dốc với cấp số cao nhất, lợi dụng lực “ghì” của động cơ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý khi nhiều người nói: “Lên dốc số nào thì xuống dốc số đó”, đây là các nói tắt khi phải hiểu đúng là bạn lên dốc ở một đoạn xác định thì khi xuống dốc đúng đoạn đó thì (nên) dùng đúng cấp số đó. Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi cho thấy với một đoạn đường dài thì cách nhớ này không có tác dụng. Điều quan trọng là bạn “hiểu” được chiếc xe đang phải cố sức hay nhàn nhã để lựa chọn cấp số cho đúng.

Lái xe có văn hóa

Đã gọi là Luật thì không có lí do gì chúng ta không chấp hành vì sự an toàn của mình cũng như của người thân, đặc biệt là những cung đường đèo núi luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc. Hãy tuân thủ đúng tốc độ, dừng/đỗ đúng nơi quy định, vượt xe ở nơi cho phép…

Vấn đề thuộc về văn hóa lái xe ở đây là việc giữ an toàn cho tất cả khi đi xe trên đèo. Hãy giữ bình tình khi lái xe: Nếu bạn là “tài già”, đừng sốt ruột bấm còi inh ỏi khi phải đi sau một chiếc xe khác trên cả đoạn đường dài nếu như xe phía trước không thể nhường bạn vì đoạn đường hẹp, không có không gian cho xe bạn vượt… Khi vượt, nên chắc chắn có sự quan sát phía trước để đảm bảo xử lí tình huống khẩn cấp, và nên dùng đèn hiệu báo cho xe phía trước rằng mình đang Xin vượt.

Khi lái xe đường đèo dốc, hãy báo hiệu cho xe đi ngược bằng còi mỗi khi vào một góc cua khuất tầm nhìn. Khi vào cua, không bám vạch tâm đường mà nên chú ý đến làn vạch đường bên phải của mình. Khi trời tối, bạn nên cân nhắc sử dụng đèn pha: hãy hạ đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều đến gần để không làm chói mắt lái xe đối diện, hãy nháy đèn khi họ không chịu hạ đèn pha. Nếu gặp phải những lái xe thiếu văn hóa, cứ để đèn pha chiếu mặt vào mặt lái xe đối diện, không còn cách nào khác bạn cố gắng giữ đúng hướng đi, bám vào vạch chia lề đường bên phải, trường hợp cảm giác không an toàn, hãy giảm tốc độ và dừng hẳn bên phần đường của mình để tránh bất trắc.

Khi xuống dốc, bạn nên cố gắng nhường đường cho xe đang lên dốc, vì xe lên dốc cần nhiều lực kéo hơn, xe phải hoạt động vất vả hơn so với xe xuống dốc.
các bác cứ làm theo chủ thớt nhé điều hay lẽ phải để bảo toàn tính mạng của mình nhé
 

Sleeping Dragon

Xe buýt
Biển số
OF-312180
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
849
Động cơ
305,158 Mã lực
Có có có,mới bị 1 phát ngã tại mâm xôi Mù Cang Chải cuối tháng 5.Cú ngã làm giãn cơ cổ tay phải.Lái bằng 1 tay trái đổ đèo vừa vào số bằng tay trái vẫn về tới Sân Bay trả khách và về HN.Mà xe tay lái trợ lực dầu nên nặng chứ không nhẹ như xe trợ lực điện đâu
Cụ lái 1 tay trái đổ đèo thì cũng ghê đấy. Em chưa hình dung ra được. :-ss
 

hungdl6

Xe máy
Biển số
OF-374689
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
83
Động cơ
248,833 Mã lực
Sợ nhất đi đường lên đèo dốc ngoằn ngoèo mà lại tắc đường đi số sàn.
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,092
Động cơ
909,766 Mã lực
Em chưa leo Ô Quy Hồ, nhưng đã leo Tam Đảo. Cụ nào đã đi rồi xin cho em biết dốc nào khó đi hơn.Thanks
em thấy Tam Đảo chỉ để cho mấy cụ tập lái thôi ạ
dễ đi mà
em thấy đường vườn quốc gia ba vì còn khó hơn tam đảo :))
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Cụ lái 1 tay trái đổ đèo thì cũng ghê đấy. Em chưa hình dung ra được. :-ss

Có gì mà chưa hình dung hả cụ.đến đoạn cua xuống dốc,nếu chưa biết thì em nhìn vào GPS để tính góc cua.Nếu xuống dài hoặc gấp em đạp phanh và về số bằng tay trái khi này xe đang thẳng.Sau đó vê 1 tay trái đổ đèo thôi
 

Sleeping Dragon

Xe buýt
Biển số
OF-312180
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
849
Động cơ
305,158 Mã lực
Có gì mà chưa hình dung hả cụ.đến đoạn cua xuống dốc,nếu chưa biết thì em nhìn vào GPS để tính góc cua.Nếu xuống dài hoặc gấp em đạp phanh và về số bằng tay trái khi này xe đang thẳng.Sau đó vê 1 tay trái đổ đèo thôi
Cụ lái già mới làm được thế, là em thì em xuống để người khác lái cho lành. :D
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,453
Động cơ
350,826 Mã lực
Ngoài ra đối với xe tải,phần lớn họ đều chế bổ bô xả lại.Để làm gì,khi xe đổ dốc,tốc độ càng nhanh,lượng khí thải đi ra cũng càng nhanh theo tốc độ nén của động cơ.Nên khi chế cổ bô đóng mở bằng tay khi cần chỉ cần phép nhỏ cho lượng khí thải đi qua ít thì xe lập tức bị ỳ lại kể cả có đi số cao hay số thấp.Ngoài ra khi xuống dốc do chỉ nén khí là chính nên động cơ tiêu hao ít và sinh nhiệt ít hơn khi lên dốc
Em định chỉ đọc thôi nhưng nhắc đến xe tải lại ngứa nghề phải đeo kỉnh lên viết vài dòng.
Dòng xe tải XHCN trước kia bao giờ cũng có bộ phận đóng cửa xả( phần ống xả) điều khiển bằng khí nén hoặc điện.( ifa,kamat,maz... Xe nhật đời cũ cũng có..) chỉ dùng cho đ/c dầu.
Xe tải chạy dầu thường có cái tắt máy( ngắt nhiên liệu) riêng không liên quan đến khoá điện.
Trình tự đổ đèo thường theo các bước,,,ở đỉnh dốc ( xuống đèo thường căng thẳng hơn lên đèo) kiểm tra lại là chắc chắn đang cài số.,,,,thường để số 2( dốc nhỏ hơn 10%) tắt máy( ngắt cái đường nhiên liệu) khoá điện vẫn mở ,máy vẫn tua,bơm hơi,máy phát, trợ lực lái làm việc bình thường,,,,, đóng súp cài ống xả lại( xe ghì lại ngay)
Nếu xe trôi chậm thì lại mở súp ống xả ra, xe lại trôi nhanh hơn,,,, nếu chậm nữa thì lại đóng đường nhiên liệu vào, máy nổ bình thường.
Khi xuống dốc tắt máy( không đóng súp,ống xả)đường cho phép cài số 3, thì lúc đó có bạn có một cảm giác( em nghĩ trên diễn đàn này ít ai đã trải qua)các cụ chỉ nghe thấy gió và tiếng lốp mà thôi.
Xe xuống đèo chắc chắn máy sẽ nguội và mát hơn lên rất nhiều( chỉ quan trọng là cách đi như thế nào mà thôi)
Xe có bộ phận cài súp ống xả chạy đèo sẽ nhàn hơn rất nhiều so với những xe không có, chủ yếu chỉ phanh những lúc cua gấp( xuống) và khi chuyển số,
Lưu ý khi chuyển số khi xuống đốc bắt buộc phải phanh ( cảm thấy có lực hãm xe) rồi mới được chuyển số ,và hơi phanh khi vào cua, thao tác chuyển số chỉ làm trước hoặc sau khi vào cua( tránh đoạn cua)
Kính các cụ lái xe an toàn:)):)):))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có gì mà chưa hình dung hả cụ.đến đoạn cua xuống dốc,nếu chưa biết thì em nhìn vào GPS để tính góc cua.Nếu xuống dài hoặc gấp em đạp phanh và về số bằng tay trái khi này xe đang thẳng.Sau đó vê 1 tay trái đổ đèo thôi
Theo em an toàn nhất là nên dùng 2 tay khi đổ đèo, tất nhiên trừ khi chuyển số.
Còn nói về thói quen thì có nhiều kiểu, ai quen kiểu gì đi kiểu đó. Có người còn chạy AT bằng 2 chân được và vẫn cảm thấy thoải mái vì họ quen rồi.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Theo em an toàn nhất là nên dùng 2 tay khi đổ đèo, tất nhiên trừ khi chuyển số.
Còn nói về thói quen thì có nhiều kiểu, ai quen kiểu gì đi kiểu đó. Có người còn chạy AT bằng 2 chân được và vẫn cảm thấy thoải mái vì họ quen rồi.
Khổ,bữa đó ham chụp ảnh bị té trật giãn cơ cổ tay phải nên đi 1 tay,chứ đèo núi đi 1 tay đánh lái không nhanh được với các khúc cua và cua tay áo
 

noobie_uds

Xe hơi
Biển số
OF-49189
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
156
Động cơ
459,460 Mã lực
Theo em an toàn nhất là nên dùng 2 tay khi đổ đèo, tất nhiên trừ khi chuyển số.
Còn nói về thói quen thì có nhiều kiểu, ai quen kiểu gì đi kiểu đó. Có người còn chạy AT bằng 2 chân được và vẫn cảm thấy thoải mái vì họ quen rồi.
vụ 2 chân đi AT vạn lần không nên bác ạ. đến lúc cuống là giậm cả 2 thôi, lúc đó là phần vô thức của người điều khiển rồi, ý thức không tác dụng mấy đâu
 

noobie_uds

Xe hơi
Biển số
OF-49189
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
156
Động cơ
459,460 Mã lực
em thấy Tam Đảo chỉ để cho mấy cụ tập lái thôi ạ
dễ đi mà
em thấy đường vườn quốc gia ba vì còn khó hơn tam đảo :))
chạy đèo lấy cảm giác thì đi tượng đài thánh gióng hay hơn cụ ạ, cảm giác mạnh hơn, gần hơn. mỗi tội leo lên lại leo xuống, chả có gì làm trên đó cả
 

Chun SUV

Xe buýt
Biển số
OF-375623
Ngày cấp bằng
29/7/15
Số km
590
Động cơ
266,635 Mã lực
Cụ Anh thơ lúc đầu thì xuống đèo máy vẫn nóng, giờ lại có người đi AT 2 chân thấy thoải mái..., biết trình cụ roài.
 

tuhuynh

Đi bộ
Biển số
OF-382843
Ngày cấp bằng
15/9/15
Số km
3
Động cơ
242,430 Mã lực
Tuổi
33
Cá Bác ơi.cho em hỏi tí.e đang chạy con captiva2009 AT.khi e chuẩn bị đổ dốc qua khúc cua tay áo, theo kinh nghiệm thì e gạt cần số về D2.Xe vẫn chạy từ từ rồi đến khúc cua thì nó chạy theo quán tính mỗi lúc một nhanh hơn.nhìn đồng hồ hiển thị nó chỉ lên 35km/h gần 40.e phải rà phanh và đi qua khúc cua thành công,như vậy là bình thường hay là hộp số xe e có vấn đề hay e đi sai kỹ thuật.theo e đc biết thì thường thì về số D2 thì chỉ cần đi ga thôi.Còn đến đoạn dốc khoan thai và dài thì e đi số D4 thấy nó trôi nhanh nên e về lại D2 thì xe nó chay chậm lại.máy xe rung và vòng tua máy lên trên 2000 vòng.vậy cho e hỏi đi như vậy đã đúng kỹ thuật chưa.và xe e hộp số nó có bị gì ko.e và gia đình chuẩn bị đi đà lạt.xin bác tư vấn giúp e
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khổ,bữa đó ham chụp ảnh bị té trật giãn cơ cổ tay phải nên đi 1 tay,chứ đèo núi đi 1 tay đánh lái không nhanh được với các khúc cua và cua tay áo
À, nếu cụ là "thương binh" thì nói làm gì :).
Nhiều cung đường cua liên tục,đánh lái mỏi hết cả tay, nếu dùng 1 tay thì ko thể nào kịp được hoặc phải đi chặm lại so với bình thường.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cá Bác ơi.cho em hỏi tí.e đang chạy con captiva2009 AT.khi e chuẩn bị đổ dốc qua khúc cua tay áo, theo kinh nghiệm thì e gạt cần số về D2.Xe vẫn chạy từ từ rồi đến khúc cua thì nó chạy theo quán tính mỗi lúc một nhanh hơn.nhìn đồng hồ hiển thị nó chỉ lên 35km/h gần 40.e phải rà phanh và đi qua khúc cua thành công,như vậy là bình thường hay là hộp số xe e có vấn đề hay e đi sai kỹ thuật.theo e đc biết thì thường thì về số D2 thì chỉ cần đi ga thôi.Còn đến đoạn dốc khoan thai và dài thì e đi số D4 thấy nó trôi nhanh nên e về lại D2 thì xe nó chay chậm lại.máy xe rung và vòng tua máy lên trên 2000 vòng.vậy cho e hỏi đi như vậy đã đúng kỹ thuật chưa.và xe e hộp số nó có bị gì ko.e và gia đình chuẩn bị đi đà lạt.xin bác tư vấn giúp e
Vòng tua tầm 2000 thì quá bình thường. Chạy D2, nếu dốc quá, quá tốc chút thì rà phanh có sao đâu.
 

ORIENT8228

Xe máy
Biển số
OF-323657
Ngày cấp bằng
15/6/14
Số km
88
Động cơ
288,990 Mã lực
.Chủ nhật vừa rồi tôi đi xe Aveo 1.5 Mt đổ đèo Ô Quý Hồ Từ Sa Pa đi Lai Châu, xe chở 4 người lớn và 1 trẻ con. Đèo rất dốc, dài và quanh co nguy hiểm.
.Khi tôi đi số 3, thì xe lao vun vút, muốn ghìm tốc độ thì tôi phải sử dụng phanh rất nhiều, rà phanh thì không dám, mà đạp mạnh thì sợ người già và trẻ con mệt.
.Khi tôi đi số 2, thì vòng tua máy lên rất cao, và máy gầm lên rất dữ. Tôi đỡ phải dùng phanh nhiều nhưng tôi nghĩ là cũng ko tốt cho máy.
Vậy tôi nên đi thế nào cho đúng?
Cụ nên đi số 2 tuy vòng tua máy cao, động cơ gầm rú nhưng nhiệt độ nước làm mát thấp-đừng sợ nghe tiếng gầm gào của động cơ,đó là động cơ đang "phanh"cho mình.Nên xuống dốc ở số 2 và tốc đọ khoảng 40Km/h,nếu có tình huống bất trắc ở tốc độ này dễ xử lý
 

thanhhiennd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-383292
Ngày cấp bằng
18/9/15
Số km
118
Động cơ
243,435 Mã lực
Tuổi
33
mấy bữa nữa em cũng đi thi B2 mà ko biết lái lên dốc . hic
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top