- Biển số
- OF-298013
- Ngày cấp bằng
- 9/11/13
- Số km
- 1,126
- Động cơ
- 321,317 Mã lực
- Nơi ở
- 20 Nguyễn Văn Cừ, HN
- Website
- www.tuvanxe.com
Các bước kiểm tra dưới đây được em hệ thống lại cho đơn giản và dễ hiểu, phù hợp cho các cụ không phải buôn xe cũng áp dụng được.
Mọi góp ý cc/cm có thể comment bên dưới hoặc inbox em
Rất mong được trao đổi và hợp tác cùng cc/cm!
Các bước kiểm tra ô tô cũ phức tạp hay đơn giản?
Kiểm tra ô tô cũ không phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Thực chất ô tô chỉ là phương tiện di chuyển như xe máy nhưng rất an toàn. Bạn hãy bóc tách ra thành các phần để kiểm tra sẽ thấy cực kỳ đơn giản.
Kể từ chiếc Ford model T được sản xuất hàng loạt năm 1908 đến nay, công nghiệp sản xuất ô tô đã được tự động hóa nhưng vẫn qua 3 giai đoạn chính: khung vỏ - nội thất – máy và gầm. Bạn nên xem video quá trình sản xuất từ những cuộn thép thành chiếc xe BMW 320, giúp bạn hiểu hơn về quy trình kiểm tra ô tô cũ sẽ được mô tả ở phần dưới.
Video quá trình sản xuất ô tô BMW 3 series 2012
Chiếc xe hơi đã qua sử dụng được đánh giá là xe chất phải có những yếu tố sau:
- Tình trạng kỹ thuật của máy và gầm tốt (40%).
- Khung, vỏ không đâm đụng (30%).
- Đẹp về thẩm mỹ, nội thất và ngoại thất bắt mắt (20%)
- Xe đi ít, lịch sử bảo dưỡng rõ ràng (10%).
Quy trình kiểm tra ô tô cũ bao gồm các phần:
- Kiểm tra thân vỏ và khung xe, phát hiện xe tai nạn
- Kiểm tra nội thất
- Kiểm tra khoang động cơ, gầm xe
- Lái thử xe
So với quy trình kiểm tra xe cũ của các hãng xe tại Mỹ từ 150 – 200 bước (CPO Car / Certified Pre-own Car ), cơ bản không có gì khác biệt với các bước tôi hướng dẫn bạn. Các hãng xe chỉ cấp CPO đối với xe sản xuất dưới 5 năm, chạy dưới 80.000 miles và cộng thêm chi phí vào giá xe để bảo hành. Bạn có thể search từ khóa “used car inspection” trên Youtube hoặc Google nếu muốn tìm hiểu thêm.
Phần 1: Kiểm tra khung vỏ - check xe đã từng tai nạn
Phạm vi áp dụng: tất cả các loại xe (bình dân đến cao cấp, đời sâu hoặc đời cao)
Kiểm tra xe tai nạn rất đơn giản. Các va chạm của xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần vỏ ngoài và khung xe. Phân loại mức độ va chạm:
- Xước xát: chỉ ảnh hưởng phần sơn, không tính.
- Mức độ nhẹ: xước sơn, móp nhỏ ở vỏ ngoài (capo, tai xe, cánh cửa, cốp xe), không ảnh hưởng đến khung xe nhưng là điểm trừ để đánh giá xe chất, định giá xe do đã không còn nguyên bản.
- Mức độ nặng: va chạm mạnh ảnh hưởng đến sắt xi và khung xe, thậm chí ảnh hưởng đến máy và gầm xe, nếu gặp các xe này chúng ta không nên mua.
Chỉ cần quan sát bằng mắt, bạn có thể phát hiện ra các điểm phục hồi, đánh giá mức độ va chạm. Căn cứ vào tình trạng thân vỏ có thể chia ra làm 4 loại xe cũ:
- Xe nguyên bản: các điểm zin của nhà máy vẫn còn.
- Xe va chạm chưa phục hồi: ai nhìn cũng thấy nên tôi không đề cập.
- Xe mới phục hồi: các điểm va chạm, móp méo vừa được sơn hoặc gò lại, rất mới nên khó phát hiện. Phải so sánh với các điểm nguyên bản của hãng để tìm ra sai sót, xác định vị trí va chạm. Thợ gò hoặc sơn dù cẩn thận đến mấy cũng không phục hồi được 100%.
- Xe phục hồi đã lâu: ngoài 6 tháng đến 1 năm, các điểm phục hồi bắt đầu bong tróc bề mặt sơn, vết gò có dấu hiệu han gỉ, là căn cứ để xác định vị trí va chạm dễ hơn so với xe mới phục hồi.
Các hình ảnh minh họa ở dưới sẽ giúp bạn phân biệt giữa các loại xe trên. Phần này sẽ có 3 bước chính cần thực hiện:
Bước thứ 1: Quan sát tổng thể bên ngoài
Mục đích của bước này giúp bạn:
- Tìm ra những điểm khả nghi, khoanh vùng lại những chỗ đó, kiểm tra chi tiết bước 2.
- Ước tính chi phí sơn nếu muốn làm đẹp, thường trong khoảng 10 triệu.
Đa phần người đi mua xe không có kinh nghiệm thường dừng ở bước này. Đừng để vẻ ngoài bóng loáng làm bạn sao nhãng, bỏ qua 2 bước tiếp theo. Bước này không cần đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm.
1. Quan sát khe hở giữa các cánh cửa, mép capô và tai xe.
Nếu xe nguyên bản, các khe hở phải đều nhau từ trên xuống dưới, giữa 2 bên mép capô và cốp sau.
Khe hở chuẩn của Toyota Camry 2.4 2010
Khe hở Hyundai i10 2011 chỉnh chưa đúng do đã tháo ra
Quan sát các điểm bất thường đập vào mắt, các chi tiết phải theo nguyên tắc đồng đều nhau về độ cũ và màu sắc.
- Các vết nứt, vỡ ở cản trước và cản sau.
Ví dụ cản trước xe Ford Ranger XL 2015
2. Quan sát bề mặt nước sơn (nên rửa xe trước khi xem, đặc biệt xe màu đen)
Nước sơn nguyên bản của ô tô là sơn tĩnh điện. Nếu quan sát ngoài trời hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang, nhìn 1 góc 30 – 45 độ, từ từ di chuyển sẽ thấy bề mặt sơn lượn sóng, không có bụi sơn hoặc sơn bị chảy.
Ví dụ sơn xe nguyên bản Land Rover Range Rover HSE 2015 lượn sóng theo các đường phản chiếu
Các xe mới sử dụng 1 – 3 năm, sơn nguyên bản sẽ là điểm cộng của xe chất. Đối với các xe đã sử dụng ngoài 5 năm, hoặc xe ở thành thị, bạn đừng nên quá đặt tiêu chí sơn nguyên bản lên hàng đầu.
Với công nghệ sơn chuyên nghiệp hiện nay, bạn phải quan sát kỹ mới phân biệt được sơn zin hay sơn lại. Dù thợ sơn làm kỹ vẫn có những chỗ sót. Ví dụ như bụi sơn bám trên bề mặt nhìn giống hạt sạn hoặc sơn bị chảy, quan sát các mép nhìn thấy nhiều lớp sơn…Sơn chất lượng thấp thông thường sau 6 tháng đến 1 năm sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc hoặc bị nổ bề mặt sơn.
Những điểm han gỉ do gò hàn (không phải do han gỉ tự nhiên), bong tróc sơn, lệch màu sơn cần lưu ý kiểm tra kỹ ở bước 2.
Phát hiện xe đổi màu sơn: mỗi xe đều có mã màu - color code đi mặc định cùng xe và số vin. Bạn có thể quan sát ở tem xe dán ở cột B bên lái/bên phụ hoặc khoang động cơ
Ví dụ mã màu của xe là 202, tra cứu trên trang paintscratch.com là màu sơn đen, đúng với hiện trạng của xe.
3. Kiểm tra đèn
Nhìn sự đồng đều giữa 2 bên đèn pha, đèn hậu. Nếu 1 bên mới, 1 bên cũ chứng tỏ đã có sự thay thế.
Quan sát chân đèn pha, chỉ cần va chạm nhỏ (chưa ảnh hưởng đến khung xe) là chân đèn đã bị gãy và phải hàn lại nhựa.
Ví dụ chân đèn pha Camry bị gãy do va chạm và hàn lại
4. Kiểm tra kính xe
Kiểm tra tất cả kính xe (kính lái, kính sau, kính các cánh cửa) xem còn nguyên bản hay không? Đa phần các nhà sản xuất đều ghi năm sản xuất lên kính. Nếu chiếc xe sản xuất 2012 nhưng kính lái lại ghi năm sản xuất 2014 chứng tỏ đã thay mới.
Ảnh minh họa năm sản xuất kính lái Toyota Vios E 2010 viết tắt là số 0
Lưu ý: có một số hãng không ghi năm sản xuất trên kính, hãy quan sát các mép kính xem có keo thừa hoặc xung quanh bị han gỉ không? Kiểm tra bề mặt kính có bị rạn, nứt hay không?
5. Kiểm tra lốp xe
Lốp xe phản ánh cây số đã chạy của chiếc xe. Bạn nên quan sát độ sâu của rãnh lốp và tuần - năm sản xuất của tất cả lốp. Độ sâu rãnh lốp của xe sedan thông thường 10/32 inch = 8 mm. Nếu điều kiện đường đẹp, xe ô tô con chạy khoảng 5 vạn sẽ thay lốp mới, xe gầm cao khoảng 8 vạn. Lưu ý không nên chạy lốp quá mòn, độ sâu rãnh lốp tối thiểu 1,6 mm khi đi đường ướt sẽ xảy ra hiện tượng trượt nước. Lốp bị chém rách cũng nên thay thế.
Ảnh minh họa lốp xe Toyota Camry sản xuất tuần 15 năm 2013
Nếu chủ xe nói xe chạy 1 vạn km nhưng lốp quá mòn hoặc đã thay lốp mới, chứng tỏ xe đã bị quay đồng hồ. Nếu chiếc xe chạy ít, lốp zin theo xe, lốp sơ cua chưa hạ, điểm cộng cho chiếc xe chất.
Ảnh minh họa độ sâu rãnh lốp Kia Rondo 2015, khi lốp xe mòn đến gờ mũi tên bạn nên thay lốp mới
Mọi góp ý cc/cm có thể comment bên dưới hoặc inbox em
Rất mong được trao đổi và hợp tác cùng cc/cm!
Các bước kiểm tra ô tô cũ phức tạp hay đơn giản?
Kiểm tra ô tô cũ không phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Thực chất ô tô chỉ là phương tiện di chuyển như xe máy nhưng rất an toàn. Bạn hãy bóc tách ra thành các phần để kiểm tra sẽ thấy cực kỳ đơn giản.
Kể từ chiếc Ford model T được sản xuất hàng loạt năm 1908 đến nay, công nghiệp sản xuất ô tô đã được tự động hóa nhưng vẫn qua 3 giai đoạn chính: khung vỏ - nội thất – máy và gầm. Bạn nên xem video quá trình sản xuất từ những cuộn thép thành chiếc xe BMW 320, giúp bạn hiểu hơn về quy trình kiểm tra ô tô cũ sẽ được mô tả ở phần dưới.
Video quá trình sản xuất ô tô BMW 3 series 2012
Chiếc xe hơi đã qua sử dụng được đánh giá là xe chất phải có những yếu tố sau:
- Tình trạng kỹ thuật của máy và gầm tốt (40%).
- Khung, vỏ không đâm đụng (30%).
- Đẹp về thẩm mỹ, nội thất và ngoại thất bắt mắt (20%)
- Xe đi ít, lịch sử bảo dưỡng rõ ràng (10%).
Quy trình kiểm tra ô tô cũ bao gồm các phần:
- Kiểm tra thân vỏ và khung xe, phát hiện xe tai nạn
- Kiểm tra nội thất
- Kiểm tra khoang động cơ, gầm xe
- Lái thử xe
So với quy trình kiểm tra xe cũ của các hãng xe tại Mỹ từ 150 – 200 bước (CPO Car / Certified Pre-own Car ), cơ bản không có gì khác biệt với các bước tôi hướng dẫn bạn. Các hãng xe chỉ cấp CPO đối với xe sản xuất dưới 5 năm, chạy dưới 80.000 miles và cộng thêm chi phí vào giá xe để bảo hành. Bạn có thể search từ khóa “used car inspection” trên Youtube hoặc Google nếu muốn tìm hiểu thêm.
Phần 1: Kiểm tra khung vỏ - check xe đã từng tai nạn
Phạm vi áp dụng: tất cả các loại xe (bình dân đến cao cấp, đời sâu hoặc đời cao)
Kiểm tra xe tai nạn rất đơn giản. Các va chạm của xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần vỏ ngoài và khung xe. Phân loại mức độ va chạm:
- Xước xát: chỉ ảnh hưởng phần sơn, không tính.
- Mức độ nhẹ: xước sơn, móp nhỏ ở vỏ ngoài (capo, tai xe, cánh cửa, cốp xe), không ảnh hưởng đến khung xe nhưng là điểm trừ để đánh giá xe chất, định giá xe do đã không còn nguyên bản.
- Mức độ nặng: va chạm mạnh ảnh hưởng đến sắt xi và khung xe, thậm chí ảnh hưởng đến máy và gầm xe, nếu gặp các xe này chúng ta không nên mua.
Chỉ cần quan sát bằng mắt, bạn có thể phát hiện ra các điểm phục hồi, đánh giá mức độ va chạm. Căn cứ vào tình trạng thân vỏ có thể chia ra làm 4 loại xe cũ:
- Xe nguyên bản: các điểm zin của nhà máy vẫn còn.
- Xe va chạm chưa phục hồi: ai nhìn cũng thấy nên tôi không đề cập.
- Xe mới phục hồi: các điểm va chạm, móp méo vừa được sơn hoặc gò lại, rất mới nên khó phát hiện. Phải so sánh với các điểm nguyên bản của hãng để tìm ra sai sót, xác định vị trí va chạm. Thợ gò hoặc sơn dù cẩn thận đến mấy cũng không phục hồi được 100%.
- Xe phục hồi đã lâu: ngoài 6 tháng đến 1 năm, các điểm phục hồi bắt đầu bong tróc bề mặt sơn, vết gò có dấu hiệu han gỉ, là căn cứ để xác định vị trí va chạm dễ hơn so với xe mới phục hồi.
Các hình ảnh minh họa ở dưới sẽ giúp bạn phân biệt giữa các loại xe trên. Phần này sẽ có 3 bước chính cần thực hiện:
Bước thứ 1: Quan sát tổng thể bên ngoài
Mục đích của bước này giúp bạn:
- Tìm ra những điểm khả nghi, khoanh vùng lại những chỗ đó, kiểm tra chi tiết bước 2.
- Ước tính chi phí sơn nếu muốn làm đẹp, thường trong khoảng 10 triệu.
Đa phần người đi mua xe không có kinh nghiệm thường dừng ở bước này. Đừng để vẻ ngoài bóng loáng làm bạn sao nhãng, bỏ qua 2 bước tiếp theo. Bước này không cần đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm.
1. Quan sát khe hở giữa các cánh cửa, mép capô và tai xe.
Nếu xe nguyên bản, các khe hở phải đều nhau từ trên xuống dưới, giữa 2 bên mép capô và cốp sau.
Khe hở chuẩn của Toyota Camry 2.4 2010
Khe hở Hyundai i10 2011 chỉnh chưa đúng do đã tháo ra
Quan sát các điểm bất thường đập vào mắt, các chi tiết phải theo nguyên tắc đồng đều nhau về độ cũ và màu sắc.
- Các vết nứt, vỡ ở cản trước và cản sau.
Ví dụ cản trước xe Ford Ranger XL 2015
2. Quan sát bề mặt nước sơn (nên rửa xe trước khi xem, đặc biệt xe màu đen)
Nước sơn nguyên bản của ô tô là sơn tĩnh điện. Nếu quan sát ngoài trời hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang, nhìn 1 góc 30 – 45 độ, từ từ di chuyển sẽ thấy bề mặt sơn lượn sóng, không có bụi sơn hoặc sơn bị chảy.
Ví dụ sơn xe nguyên bản Land Rover Range Rover HSE 2015 lượn sóng theo các đường phản chiếu
Các xe mới sử dụng 1 – 3 năm, sơn nguyên bản sẽ là điểm cộng của xe chất. Đối với các xe đã sử dụng ngoài 5 năm, hoặc xe ở thành thị, bạn đừng nên quá đặt tiêu chí sơn nguyên bản lên hàng đầu.
Với công nghệ sơn chuyên nghiệp hiện nay, bạn phải quan sát kỹ mới phân biệt được sơn zin hay sơn lại. Dù thợ sơn làm kỹ vẫn có những chỗ sót. Ví dụ như bụi sơn bám trên bề mặt nhìn giống hạt sạn hoặc sơn bị chảy, quan sát các mép nhìn thấy nhiều lớp sơn…Sơn chất lượng thấp thông thường sau 6 tháng đến 1 năm sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc hoặc bị nổ bề mặt sơn.
Những điểm han gỉ do gò hàn (không phải do han gỉ tự nhiên), bong tróc sơn, lệch màu sơn cần lưu ý kiểm tra kỹ ở bước 2.
Phát hiện xe đổi màu sơn: mỗi xe đều có mã màu - color code đi mặc định cùng xe và số vin. Bạn có thể quan sát ở tem xe dán ở cột B bên lái/bên phụ hoặc khoang động cơ
Ví dụ mã màu của xe là 202, tra cứu trên trang paintscratch.com là màu sơn đen, đúng với hiện trạng của xe.
3. Kiểm tra đèn
Nhìn sự đồng đều giữa 2 bên đèn pha, đèn hậu. Nếu 1 bên mới, 1 bên cũ chứng tỏ đã có sự thay thế.
Quan sát chân đèn pha, chỉ cần va chạm nhỏ (chưa ảnh hưởng đến khung xe) là chân đèn đã bị gãy và phải hàn lại nhựa.
Ví dụ chân đèn pha Camry bị gãy do va chạm và hàn lại
4. Kiểm tra kính xe
Kiểm tra tất cả kính xe (kính lái, kính sau, kính các cánh cửa) xem còn nguyên bản hay không? Đa phần các nhà sản xuất đều ghi năm sản xuất lên kính. Nếu chiếc xe sản xuất 2012 nhưng kính lái lại ghi năm sản xuất 2014 chứng tỏ đã thay mới.
Ảnh minh họa năm sản xuất kính lái Toyota Vios E 2010 viết tắt là số 0
Lưu ý: có một số hãng không ghi năm sản xuất trên kính, hãy quan sát các mép kính xem có keo thừa hoặc xung quanh bị han gỉ không? Kiểm tra bề mặt kính có bị rạn, nứt hay không?
5. Kiểm tra lốp xe
Lốp xe phản ánh cây số đã chạy của chiếc xe. Bạn nên quan sát độ sâu của rãnh lốp và tuần - năm sản xuất của tất cả lốp. Độ sâu rãnh lốp của xe sedan thông thường 10/32 inch = 8 mm. Nếu điều kiện đường đẹp, xe ô tô con chạy khoảng 5 vạn sẽ thay lốp mới, xe gầm cao khoảng 8 vạn. Lưu ý không nên chạy lốp quá mòn, độ sâu rãnh lốp tối thiểu 1,6 mm khi đi đường ướt sẽ xảy ra hiện tượng trượt nước. Lốp bị chém rách cũng nên thay thế.
Ảnh minh họa lốp xe Toyota Camry sản xuất tuần 15 năm 2013
Nếu chủ xe nói xe chạy 1 vạn km nhưng lốp quá mòn hoặc đã thay lốp mới, chứng tỏ xe đã bị quay đồng hồ. Nếu chiếc xe chạy ít, lốp zin theo xe, lốp sơ cua chưa hạ, điểm cộng cho chiếc xe chất.
Ảnh minh họa độ sâu rãnh lốp Kia Rondo 2015, khi lốp xe mòn đến gờ mũi tên bạn nên thay lốp mới
Chỉnh sửa cuối: