- Biển số
- OF-30654
- Ngày cấp bằng
- 6/3/09
- Số km
- 1,804
- Động cơ
- 498,783 Mã lực
- Nơi ở
- Đường Trần Đại Nghĩa
- Website
- www.facebook.com
Em tình cờ đọc 1 bài viết rất hay của 1 nhà báo, có những điều mà không phải ai cũng nghĩ đến. Mọi người đọc sẽ thấy rút ra được vài điều bổ ích và thú vị (b)
VN Airlines mất phanh
http://hieuminh.wordpress.com/2009/08/09/vn-airlines-mất-phanh/
Máy bay bị nổ lốp
Viết entry này để chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm nhân chuyện Vietnam Airlines bị mất phanh và nổ lốp trên Tân Sơn Nhất. Sự cố hy hữu không làm ai bị thương quả là kỳ diệu, được báo chí khen hết lời. Cách thức xử lý cũng chuyên nghiệp. Duy chỉ có vài chi tiết nhỏ…
Tiếp viên…chân trần
Xin trích đoạn viết về sự cố máy bay tại Tân Sơn Nhất ngày 7/8/2009 đăng trên TPO “Máy bay tiếp đất, hai tiếng lốp nổ càng làm hành khách nhốn nháo. Máy bay lựng khựng, chạy dằn vành rồi dừng lại. Tiếp viên trưởng Ngọc Mai hét to nhiều lần trấn an rằng mọi việc đã an toàn, hành khách cần bình tĩnh làm theo chỉ dẫn. “Em đã hô khẩu lệnh như một phản xạ tự nhiên”, Ngọc Mai kể.
Các tiếp viên chân trần nhanh như sóc tiếp cận tám cửa thoát hiểm và đồng loạt hô khẩu lệnh để hành khách tháo giây an toàn, cởi dép. Một số hành khách là nam giới ngồi gần lối thoát hiểm thao tác như máy theo tiếng hô của tiếp viên…”
Đó không phải màn diễn tập mà chính là sự cố có thể gây chết 164 người trong gang tấc. Nhiều hành khách trên máy bay đó chưa lường hết được sự nguy hiểm của việc hạ cánh bắt buộc này. Người đọc hoảng hồn nhìn ảnh một số khách mang theo hành lý xách tay và quay lại chụp ảnh, quay phim chiếc máy bay có thể nổ tung bất kỳ lúc nào.
Tại sao tiếp viên lại đi chân trần?. Trong lúc sự cố, máy bay nổ, mảnh kim loại hay kính vỡ thì chân trần có thể bị chấn thương và nhiệm vụ sẽ không hoàn thành vì không thể giúp hành khách. Tiếp viên trưởng Ngọc Mai nên kể thêm làm sao chị có thể chạy nhanh với bộ áo dài tha thướt hợp với ballroom hơn là dịch vụ trên máy bay, không giầy dép.
Nữ tiếp viên Việt Nam với bộ áo dài truyền thống, rất đẹp, nhưng chỉ mê hồn khi đang trên mặt đất hay máy bay đi đến nơi về đến chốn. Sự cố xảy ra, trang phục tha thướt kia chính là tội đồ gây ra bao phiền toái. Vietnam Airlines có tiếp viên xinh như trong mộng (dù các nàng ít khi cười), hành khách rất thích, nhưng đôi lúc không khỏi lo lắng thấy tà áo dài và đôi giầy cao đi lại phấp phới trên khoang.
Lời khuyên chân thành
Mỗi lần lên máy bay, dù đã nghe hàng trăm lần giới thiệu cách thoát hiểm, tôi đều theo dõi từ đầu đến cuối. Mỗi máy bay có cấu tạo khác nhau. Theo phản xạ, tôi kiểm tra phao cứu sinh ở đâu dưới ghế ngồi hay phía trước, để chắc chắn rằng, nếu sự cố xảy ra, mình biết “cái nớ ở lỗ mô”. Nếu ngồi gần cửa thoát hiểm, thường được các tiếp viên thì thầm, anh nên xoay cánh nắm đấm thế nào để mở lúc cần thiết.
Trên máy bay tốt nhất là cài dây an toàn trên suốt chuyến bay. Người viết bài này đã vài lần chứng kiến, đang ở độ cao 10.000m thì bỗng “tụt” xuống đột ngột vài chục mét, cốc đĩa bay tứ tung, vài người không đeo dây an toàn bị tung lên và rơi tự do như một quả bóng.
Vẫn mang theo hành lý?
Khi máy bay chuẩn bị cất cánh hay hạ cánh, bạn nên buộc giầy cho cẩn thận. Trừ phi bạn là VIP ngoại giao sang trọng trên khoang thương gia hay hạng nhất, tốt nhất nên dùng giầy thể thao, tiện lợi, dễ chịu lại chạy nhanh.
Khi máy bay bị cháy, với loại xăng đặc biệt, nếu trong vòng vài chục giây, bạn không chạy xa máy bay thì quả cầu lửa khổng lồ có thể chùm lên đầu. Xuống mặt đất mà còn bị mất đời chỉ vì đôi giầy thật tiếc biết bao. Đã chạy, đừng ngoái đầu lại, đừng tiếc cái gì trong túi xách tay. Còn người còn của. Hãy vứt đồ đạc lại phía sau để cuộc đời còn phía trước.
Trong khi tiếp viên xinh đẹp hướng dẫn sử dụng thiết bị trước khi cất cánh, bạn có thể ngắm các “vòng 1-2-3” của các tiên nữ, nhưng cũng đừng quên học cách cài dây an toàn, chụp áo phao. Nếu không biết, khi sự cố xảy ra, bạn là người hoảng loạn nhất và đôi khi hành động ngu xuẩn vì cái chết đã cận kề.
Máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất so với xe hơi, tầu hỏa hay xe máy. Tuy thế, tai nạn xảy ra lại khủng khiếp. Cả chiếc máy bay như tòa nhà 4 tầng có thể nổ tung trên trời như một quả bom lửa khổng lồ, hay lao xuống mặt đất và tan xác, kéo theo toàn bộ mấy trăm hành khách về thế giới bên kia.
Rất nhiều khách là những người giầu có, sang trọng, chính trị gia hay nhà kinh tế nổi tiếng. Giới truyền thông thích đưa tin về các vụ tai nạn máy bay vài trăm người chết hơn là thống kê Việt Nam ta hàng năm có khoảng 30-40 ngàn người chết thảm trên đường quốc lộ.
Với tôi, bay là niềm vui bất tận vì được bồng bềnh trên chín tầng mây, đi đó đây, xem những số phận những dân tộc thật sự khác nhau dưới những làn mây trắng. Nhìn qua cửa sổ máy bay thấy đời rất đẹp, nhưng cũng nên chuẩn bị tình huống xấu nhất.
Vài giây nhanh hơn người và sự hiểu biết, cuộc đời của bạn còn trên mặt đất. Nếu không biết lắng nghe các tiếp viên hướng dẫn, đôi khi không còn cơ hội cho bài học thứ hai vì khi đó, cả nàng tiên chân trần lẫn hành khách trong khoang thực sự ”mất phanh”.
Hiệu Minh. 7-8-2009.
VN Airlines mất phanh
http://hieuminh.wordpress.com/2009/08/09/vn-airlines-mất-phanh/
Máy bay bị nổ lốp
Viết entry này để chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm nhân chuyện Vietnam Airlines bị mất phanh và nổ lốp trên Tân Sơn Nhất. Sự cố hy hữu không làm ai bị thương quả là kỳ diệu, được báo chí khen hết lời. Cách thức xử lý cũng chuyên nghiệp. Duy chỉ có vài chi tiết nhỏ…
Tiếp viên…chân trần
Xin trích đoạn viết về sự cố máy bay tại Tân Sơn Nhất ngày 7/8/2009 đăng trên TPO “Máy bay tiếp đất, hai tiếng lốp nổ càng làm hành khách nhốn nháo. Máy bay lựng khựng, chạy dằn vành rồi dừng lại. Tiếp viên trưởng Ngọc Mai hét to nhiều lần trấn an rằng mọi việc đã an toàn, hành khách cần bình tĩnh làm theo chỉ dẫn. “Em đã hô khẩu lệnh như một phản xạ tự nhiên”, Ngọc Mai kể.
Các tiếp viên chân trần nhanh như sóc tiếp cận tám cửa thoát hiểm và đồng loạt hô khẩu lệnh để hành khách tháo giây an toàn, cởi dép. Một số hành khách là nam giới ngồi gần lối thoát hiểm thao tác như máy theo tiếng hô của tiếp viên…”
Đó không phải màn diễn tập mà chính là sự cố có thể gây chết 164 người trong gang tấc. Nhiều hành khách trên máy bay đó chưa lường hết được sự nguy hiểm của việc hạ cánh bắt buộc này. Người đọc hoảng hồn nhìn ảnh một số khách mang theo hành lý xách tay và quay lại chụp ảnh, quay phim chiếc máy bay có thể nổ tung bất kỳ lúc nào.
Tại sao tiếp viên lại đi chân trần?. Trong lúc sự cố, máy bay nổ, mảnh kim loại hay kính vỡ thì chân trần có thể bị chấn thương và nhiệm vụ sẽ không hoàn thành vì không thể giúp hành khách. Tiếp viên trưởng Ngọc Mai nên kể thêm làm sao chị có thể chạy nhanh với bộ áo dài tha thướt hợp với ballroom hơn là dịch vụ trên máy bay, không giầy dép.
Nữ tiếp viên Việt Nam với bộ áo dài truyền thống, rất đẹp, nhưng chỉ mê hồn khi đang trên mặt đất hay máy bay đi đến nơi về đến chốn. Sự cố xảy ra, trang phục tha thướt kia chính là tội đồ gây ra bao phiền toái. Vietnam Airlines có tiếp viên xinh như trong mộng (dù các nàng ít khi cười), hành khách rất thích, nhưng đôi lúc không khỏi lo lắng thấy tà áo dài và đôi giầy cao đi lại phấp phới trên khoang.
Lời khuyên chân thành
Mỗi lần lên máy bay, dù đã nghe hàng trăm lần giới thiệu cách thoát hiểm, tôi đều theo dõi từ đầu đến cuối. Mỗi máy bay có cấu tạo khác nhau. Theo phản xạ, tôi kiểm tra phao cứu sinh ở đâu dưới ghế ngồi hay phía trước, để chắc chắn rằng, nếu sự cố xảy ra, mình biết “cái nớ ở lỗ mô”. Nếu ngồi gần cửa thoát hiểm, thường được các tiếp viên thì thầm, anh nên xoay cánh nắm đấm thế nào để mở lúc cần thiết.
Trên máy bay tốt nhất là cài dây an toàn trên suốt chuyến bay. Người viết bài này đã vài lần chứng kiến, đang ở độ cao 10.000m thì bỗng “tụt” xuống đột ngột vài chục mét, cốc đĩa bay tứ tung, vài người không đeo dây an toàn bị tung lên và rơi tự do như một quả bóng.
Vẫn mang theo hành lý?
Khi máy bay chuẩn bị cất cánh hay hạ cánh, bạn nên buộc giầy cho cẩn thận. Trừ phi bạn là VIP ngoại giao sang trọng trên khoang thương gia hay hạng nhất, tốt nhất nên dùng giầy thể thao, tiện lợi, dễ chịu lại chạy nhanh.
Khi máy bay bị cháy, với loại xăng đặc biệt, nếu trong vòng vài chục giây, bạn không chạy xa máy bay thì quả cầu lửa khổng lồ có thể chùm lên đầu. Xuống mặt đất mà còn bị mất đời chỉ vì đôi giầy thật tiếc biết bao. Đã chạy, đừng ngoái đầu lại, đừng tiếc cái gì trong túi xách tay. Còn người còn của. Hãy vứt đồ đạc lại phía sau để cuộc đời còn phía trước.
Trong khi tiếp viên xinh đẹp hướng dẫn sử dụng thiết bị trước khi cất cánh, bạn có thể ngắm các “vòng 1-2-3” của các tiên nữ, nhưng cũng đừng quên học cách cài dây an toàn, chụp áo phao. Nếu không biết, khi sự cố xảy ra, bạn là người hoảng loạn nhất và đôi khi hành động ngu xuẩn vì cái chết đã cận kề.
Máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất so với xe hơi, tầu hỏa hay xe máy. Tuy thế, tai nạn xảy ra lại khủng khiếp. Cả chiếc máy bay như tòa nhà 4 tầng có thể nổ tung trên trời như một quả bom lửa khổng lồ, hay lao xuống mặt đất và tan xác, kéo theo toàn bộ mấy trăm hành khách về thế giới bên kia.
Rất nhiều khách là những người giầu có, sang trọng, chính trị gia hay nhà kinh tế nổi tiếng. Giới truyền thông thích đưa tin về các vụ tai nạn máy bay vài trăm người chết hơn là thống kê Việt Nam ta hàng năm có khoảng 30-40 ngàn người chết thảm trên đường quốc lộ.
Với tôi, bay là niềm vui bất tận vì được bồng bềnh trên chín tầng mây, đi đó đây, xem những số phận những dân tộc thật sự khác nhau dưới những làn mây trắng. Nhìn qua cửa sổ máy bay thấy đời rất đẹp, nhưng cũng nên chuẩn bị tình huống xấu nhất.
Vài giây nhanh hơn người và sự hiểu biết, cuộc đời của bạn còn trên mặt đất. Nếu không biết lắng nghe các tiếp viên hướng dẫn, đôi khi không còn cơ hội cho bài học thứ hai vì khi đó, cả nàng tiên chân trần lẫn hành khách trong khoang thực sự ”mất phanh”.
Hiệu Minh. 7-8-2009.