- Biển số
- OF-40518
- Ngày cấp bằng
- 13/7/09
- Số km
- 525
- Động cơ
- 473,140 Mã lực
- Nơi ở
- Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội
Chẳng là em cũng như các cụ, đến cái lúc nhà có xe, mình thì đi nhậu cùng anh em bạn bè mà gấu thì không thể lái xe về thay mình thì mệt. Vậy thì chỉ có cách là dạy gấu lái xe, đồng thời cho đi học để lấy bằng về còn thay mình lái, sau còn đưa F1 đi học nữa chứ nhỉ!
Trong bài này em chỉ dám chia sẻ những kinh nghiệm của cá nhân em, có thể biết đâu sẽ giúp ích cho các cụ trong chuyện dậy Gấu và dạy cả những đối tượng khác nhiều hơn thế nữa nhỉ?
Trước khi dậy Gấu thì cũng phải hiểu là mình có đủ trình và kinh nghiệm dậy gấu không, và nhất là mình dậy thì có sai quy định của LGTDB không?
Em xin trích LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Điều 56. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
2. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ngoài việc phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có đủ thời gian và số cây số lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
5. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được cấp phép theo quy định.
7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.
8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tổ chức đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Nếu như theo quy định thì cho dù có thế nào, "Gấu" cũng phải vào trường mà học, chẳng được tự học ở nhà đâu. Vậy thì bài viết của em còn ý nghĩa gì nữa nhi? Trước đây ở Nga, theo quy định thì nếu lái xe có bằng lái trên 3 năm kinh nghiệm, có thể truyền đạt lại kinh nghiệm cho người có nhu cầu, khi dạy phải dán hai chữ "U"-"Tập lái" ở kính trước và sau nhằm báo hiệu cho các xe khác khi tham gia giao thông.
Người tự học lái có thể đến đăng ký thi lấy bằng mà không cần qua các trung tâm.
Với kinh nghiệm lái 10 năm, chuyện dậy anh em lúc ở nước ngoài đã xảy ra với em nhiều lần rồi, lần này thôi thì đánh liều vi phạm luật Việt Nam tranh thủ dạy gấu nhà mình trong đường nội bộ của khu Ciputra vậy.
Có một số "gấu" thường hay đưa cái ví dụ rất trẻ con là nhà đã có chồng lái rồi gấu còn lái làm gì, rồi chồng đừng đi với bạn uống rượu, bắt gấu học lái chỉ để phục vụ chồng say hay sao.
Về phần em thì em thường hay động viên gấu là cố gắng kiếm tiền làm cho gấu thêm "con bọ", gấu mà không học thì sao mà sau này lái bây giờ. Rồi viện thêm vài ví dụ, chị A, B có bằng, lấy xe chồng chạy đi làm, đi công việc với bạn bè ầm ầm, làm gương lay chuyển mấy cái suy nghĩ lười của gấu.
Để dạy gấu nhanh và có hiệu quả nên chia làm các bài như sau:
Phần lý thuyết và phần thực hành, đương nhiên là các gấu khoái thực hành hơn, nên lý thuyết nên mua quyển luật về cho các gấu tham khảo, kết hợp với những lần chở gấu đi chơi, tranh thủ hỏi gấu và các biển báo trên đường, như vậy tập cho gấu được thói quen quan sát biển báo và nhớ các tuyến đường thường xuyên qua lại.
Sau đó chuyển sang phần thực hành, theo từng bước:
1. Làm quen với xe:
a. Ngồi lên xe, thắt dây an toàn cái đã.
b. Hướng dẫn sử dụng cho gấu các nút điện trên xe như còi, bật đèn, điều hòa, xinhan. Nên có những ví dụ để gấu dễ hiểu như xinhan thì để xin đường khi rẽ, điều hòa Auto, hay chỉnh tay. Bật nháy đèn xi nhan làm gì...
c. Hướng dẫn sử dụng chân Côn, Phanh, Ga; rồi số tay, số tự động, phanh tay.
d. Hướng dẫn gấu về cách xoay vô lăng, cầm tay dạng 10h10, khi đánh lái sang trái thì tay phải làm chủ xoay, tay trái thả lỏng rồi tóm đón tay phải, như vậy không bị xoắn tay lái. Và ngược lại
e. Kết hợp C,D cho gấu tập đánh lái, côn số.
Nhớ nhất là khoản tập cho gấu những câu khẩu lệnh:
Giảm tốc, Phanh gấp, Dừng, Đi chậm, Ga.......
Bởi khi Gấu quen những câu này của cụ, cách phản ứng khi đi trên đường sẽ bớt cuống và chính xác hơn.
* Đối với thày dạy bắt buộc, nên ngồi ghế phụ bên lái, gần nhất sao cho có thể giật tay phanh, đẩy số về P, hoặc giật lái của gấu. Tuy nhiên các cụ không nên ngồi che gương chiếu hậu bên phải của gấu nhé, nên đẩy ghế ra sau cùng để tạo cho Gấu nhà một cảm giác lái xe thoải mái nhất và chỉ rõ rằng tính mạng mình và vợ hai là giờ dành cho gấu.
2. Bắt đầu lăn bánh:
a. Cái này dặn gấu là bắt buộc cho mọi lần tham gia giao thông: Trước khi lên xe là quan sát chướng ngại vật xung quanh, rồi lên xe ngồi là phải cài dây an toàn cho mình, rồi cho các F1. Chỉnh ghế, chỉnh gương.
b. Đạp phanh, nổ máy, nhìn gương, xi nhan trái xin đường ra cho dù không có xe.
c. Ga nhẹ nhàng bắt đầu cho xe chạy ra đường.
d. Bài này kết hợp các câu khẩu lệnh để gấu làm quen điều khiển xe.
* Gầu lần đầu lái xe nên rất căng thẳng chú ý, không nên bật nhạc to quá, và không nên để nhạc có lời (vì gấu hay thích hát nhép, mất tập trung), cũng như nên tắt cả chuông điện thoại của mình và gấu cho gấu có thể thoải mái tâm lý, không bị gián đoạn khi lái.
Không nên quát mắng các gấu vì các gấu hay dỗi lắm đấy, nên nhẹ nhàng, thường xuyên dùng các lời khuyên nhẹ nhàng, ôi giỏi quá, em lái chuẩn hơn cả anh, khích lệ gấu càng nhiều càng tốt. Đem theo chai nước mát. hoặc 30 phút nghỉ uống cốc mía đá cho các gấu thoải mái tinh thần.
3. Làm quen với các ngã ba, tư...a. Trước chỗ rẽ hướng Gấu đi vào đúng phần làn đường, nhìn gương bên rẽ quan sát
b. Cách chỗ định rẽ xi nhan theo hướng đó, nhìn bên ngược lại bên rẽ quan sát chứong ngại vật lao từ bên đó vào xe
c. Chuẩn bị rẽ đạp rà phanh giảm tốc độ, kết hợp xoay tay lái về đúng hướn
d. đến giữa nút rẽ thì bắt đầu trả lái, tăng tốc, lấy đúng làn đường bên phía rẽ đi thẳng, tránh đánh làn gấp hoặc đi chéo xe.
e. Từ từ rẽ trái ra làn ngoài và đi tiếp theo đúng làn của mình.
*
Lái xe qua các nút giao thông là nơi mà có nhiều thao tác nhất và giúp Gấu làm quen đường và điều khiển xe dễ và nhanh lên trình nhất. Ta nên chọn những nơi có nhiều nút giao thông liên tiếp sẽ tăng khả năng điều khiển xe của gấu. Cái bài này rất giống bài lùi vào chuồng, quay đầu em sẽ nói sau. Bài này làm càng nhiều các gấu càng khoái và nhanh mệt, quay lại áp dụng giải lao.
4. Dừng đèn đỏ, và đi thẳng qua các ngã tư:a. Nhìn thấy ngã tư phía trước, bỏ chân khỏi chân ga, đặt lên phanh cho dù không có chướng ngại vật.
c. Từ từ đi qua ngã tư, đến giữa ngã tư không có chướng ngại vật thì tăng ga đi qua.
* Đây là cách hữu hiệu để đi qua ngã tư, VN mình không phải ai cũng nhường đường khi qua ngã tư, do vậy mình nên chủ động nhường thì hơn.
Trước có ông anh ở cơ quan em đi học lái về, chẳng hiểu thầy dậy thế nào, qua ngã tư ông ấy vẫn thốc ga ầm ầm, xe máy nó lao ra giữa đường ông ấy vẫn ga, chỉ đánh lái tránh, hix, bọn xe máy nó cú dúi lên, tí nữa thì ông ấy đâm, hix. Sau khi được em chỉ dẫn cụ ấy thấy chiêu qua ngã tư này đúng nên lần sau áp dụng đều đều.
5. Cách xem đèn đỏ:
* cách xem đèn đỏ giúp các cụ chủ động hơn khi đỗ đầu tiên, vì nếu mình chậm tí là các bác sau đã còi ầm ĩ. Ở nước ngoài mà nó bấm còi là nó chửi mình, do vậy mình đỗ đầu phải chủ động ngay khi đèn mới chuyển vàng là vọt luôn đỡ ăn chửi.
a. Đang dừng xe đợi đèn đỏ, nếu có đồng hồ đếm giờ thì đến 5 giây là vào só zot. Còn nếu không có đồng hồ thì nhìn đèn xanh đỏ của làn đang đi, khi thấy chuyển vàng là mình vào số đi là vừa
b. Đi qua ngã tư không nên phi nhanh, áp dụng chiêu 4 ở trên vì lúc này có nhiều bác vọt đèn đỏ lắm.
6. Cẩn thận với các cụ lao trong ngõ ra:
* Cái này giống với chiêu 4, vì bất cừ ở nút giao thông nào cũng nên cẩn thận, nhưng nhiều khi các gấu thấy ngõ là rất chủ quan phi qua, chỗ này các bác trong ngõ lao ra không nhường đường là nhiều lắm.
7. Đi tốc độ cao:
* cái này các gấu khoái lắm, phi cứ ầm ầm mà chẳng thèm để ý đến đồng hồ tốc độ đâu, có bao giờ biết đâm là gì. Các cụ cứ chọn đường ngoại thành cho gấu chạy là ổn hoặc ra Mỹ Đình, nhưng chỗ này thứ 7,CN xxx hay lên bắt các cụ dạy lái cho bạn gái và gấu lắm.
Bổ xung mới:
8. Căn giữ khoảng cách:
Giữ khoảng cách ở đây là tránh xa xe đi trước như oto, xe máy, xe đạp, người đi bộ băng qua đường. Đây là một trong những nghệ thuật lái xe, để tránh để gấu phải phanh gấp ta có thế hướng dẫn gấu một số kỹ năng như:
a. Chướng ngại vật là oto:
Có những lúc có thể phải nhìn đèn tín hiệu của xe đi trước, như đèn đỏ, đèn xi nhan và cả xuyên xe đi trước, lên xe đi trước nữa vì nếu xe đi trước nữa mà phanh thì xe đi trước mình không thể thốc ga được, do vậy mình không cần phải nhìn đèn phanh xe đi trước mà chủ động phanh giảm tốc theo xe đi trước nữa để duy trì khoảng cách an toàn với xe đi trước.
Hoặc nhìn đèn tín hiệu, đèn đỏ thì xe đi trước chắc chắn phải dừng, ta cứ nhả ga, nhẹ phanh cho xe trôi đến, vừa an toàn vừa tích kiệm xăng.
b. chướng ngại vật là xe máy:
Xe máy thì thường xuyên có trò phanh gấp, tạt đầu, rẽ không xi nhan.
Cách dạy gấu đơn giản nhất là thấy xe máy cách khoảng 3-5 mét trước đầu xe mình; đang đi trên làn xe mình hoặc trong phạm vi an toàn 1m bên trái hoặc bên phải xe là các bác cứ bảo gấu bấm còi là hữu hiệu, cứ phanh giảm tốc đợi vượt qua hoặc xe máy đi khuất đã rồi tính.
c. người đi bộ qua đường:
Thời buổi này cũng ít người đi bộ qua đường, nhưng cứ dặn gấu là rẽ phải quan sát và nhường đường cho người đi bộ. Đoạn nào có người lấp ló dưới đường là nên cẩn thẩn, nhất là có người đang đứng trên vỉa hè, mắt láo liên, nghe điện thoại, mấy loại này thường ngẫu hứng như mất trí băng vèo qua đường không kịp phanh là ta cho họ về chầu diêm vương ngay.
Về lái đường thế là cũng ổn sau khoảng dăm buổi cho gấu, các cụ cứ chú trọng truyền đạt các câu khẩu lệnh cho gấu nhớ là ổn.
Sau mọi chặng đường bao giờ cũng phải dạy kỹ cái bài đỗ xe, khu nhà em nó kết cấu lùi xe vào chuồng nên em chỉ dám hứong dẫn kỹ bài này:
1. Đi sát về phía bên chuồng định đỗ, sao cho xe và chỗ đỗ vuông góc 90 độ
2. Khi trục trước cắt vói thành phải của chỗ đỗ thì đánh hết lái sang phía ngược lại với chỗ đỗ
3. Cho xe trôi ra một đoạn gần được góc 45 độ và quan sát gương phụ thấy phía sau vừa đít xe
4. Vào số lùi và bắt đầu đánh lái ngược lại, bắt đầu lùi dần xe vào chuồng, trả lái thẳng từ từ và lùi vào đúng chỗ.
Em xin phép sơ qua vài kinh nghiệm nhỏ, chúc các cụ nào định dạy gấu lái xe sẽ đúc kết ra được nhiều điều bổ ích, và cụ nào có kinh nghiệm khác xin chia sẻ cùng em ...
chân thành cảm ơn. C&C
Trong bài này em chỉ dám chia sẻ những kinh nghiệm của cá nhân em, có thể biết đâu sẽ giúp ích cho các cụ trong chuyện dậy Gấu và dạy cả những đối tượng khác nhiều hơn thế nữa nhỉ?
Trước khi dậy Gấu thì cũng phải hiểu là mình có đủ trình và kinh nghiệm dậy gấu không, và nhất là mình dậy thì có sai quy định của LGTDB không?
Em xin trích LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Điều 56. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
2. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ngoài việc phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có đủ thời gian và số cây số lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
5. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được cấp phép theo quy định.
7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.
8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tổ chức đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Nếu như theo quy định thì cho dù có thế nào, "Gấu" cũng phải vào trường mà học, chẳng được tự học ở nhà đâu. Vậy thì bài viết của em còn ý nghĩa gì nữa nhi? Trước đây ở Nga, theo quy định thì nếu lái xe có bằng lái trên 3 năm kinh nghiệm, có thể truyền đạt lại kinh nghiệm cho người có nhu cầu, khi dạy phải dán hai chữ "U"-"Tập lái" ở kính trước và sau nhằm báo hiệu cho các xe khác khi tham gia giao thông.
Người tự học lái có thể đến đăng ký thi lấy bằng mà không cần qua các trung tâm.
Với kinh nghiệm lái 10 năm, chuyện dậy anh em lúc ở nước ngoài đã xảy ra với em nhiều lần rồi, lần này thôi thì đánh liều vi phạm luật Việt Nam tranh thủ dạy gấu nhà mình trong đường nội bộ của khu Ciputra vậy.
Có một số "gấu" thường hay đưa cái ví dụ rất trẻ con là nhà đã có chồng lái rồi gấu còn lái làm gì, rồi chồng đừng đi với bạn uống rượu, bắt gấu học lái chỉ để phục vụ chồng say hay sao.
Về phần em thì em thường hay động viên gấu là cố gắng kiếm tiền làm cho gấu thêm "con bọ", gấu mà không học thì sao mà sau này lái bây giờ. Rồi viện thêm vài ví dụ, chị A, B có bằng, lấy xe chồng chạy đi làm, đi công việc với bạn bè ầm ầm, làm gương lay chuyển mấy cái suy nghĩ lười của gấu.
Để dạy gấu nhanh và có hiệu quả nên chia làm các bài như sau:
Phần lý thuyết và phần thực hành, đương nhiên là các gấu khoái thực hành hơn, nên lý thuyết nên mua quyển luật về cho các gấu tham khảo, kết hợp với những lần chở gấu đi chơi, tranh thủ hỏi gấu và các biển báo trên đường, như vậy tập cho gấu được thói quen quan sát biển báo và nhớ các tuyến đường thường xuyên qua lại.
Sau đó chuyển sang phần thực hành, theo từng bước:
1. Làm quen với xe:
a. Ngồi lên xe, thắt dây an toàn cái đã.
b. Hướng dẫn sử dụng cho gấu các nút điện trên xe như còi, bật đèn, điều hòa, xinhan. Nên có những ví dụ để gấu dễ hiểu như xinhan thì để xin đường khi rẽ, điều hòa Auto, hay chỉnh tay. Bật nháy đèn xi nhan làm gì...
c. Hướng dẫn sử dụng chân Côn, Phanh, Ga; rồi số tay, số tự động, phanh tay.
d. Hướng dẫn gấu về cách xoay vô lăng, cầm tay dạng 10h10, khi đánh lái sang trái thì tay phải làm chủ xoay, tay trái thả lỏng rồi tóm đón tay phải, như vậy không bị xoắn tay lái. Và ngược lại
e. Kết hợp C,D cho gấu tập đánh lái, côn số.
Nhớ nhất là khoản tập cho gấu những câu khẩu lệnh:
Giảm tốc, Phanh gấp, Dừng, Đi chậm, Ga.......
Bởi khi Gấu quen những câu này của cụ, cách phản ứng khi đi trên đường sẽ bớt cuống và chính xác hơn.
* Đối với thày dạy bắt buộc, nên ngồi ghế phụ bên lái, gần nhất sao cho có thể giật tay phanh, đẩy số về P, hoặc giật lái của gấu. Tuy nhiên các cụ không nên ngồi che gương chiếu hậu bên phải của gấu nhé, nên đẩy ghế ra sau cùng để tạo cho Gấu nhà một cảm giác lái xe thoải mái nhất và chỉ rõ rằng tính mạng mình và vợ hai là giờ dành cho gấu.
2. Bắt đầu lăn bánh:
a. Cái này dặn gấu là bắt buộc cho mọi lần tham gia giao thông: Trước khi lên xe là quan sát chướng ngại vật xung quanh, rồi lên xe ngồi là phải cài dây an toàn cho mình, rồi cho các F1. Chỉnh ghế, chỉnh gương.
b. Đạp phanh, nổ máy, nhìn gương, xi nhan trái xin đường ra cho dù không có xe.
c. Ga nhẹ nhàng bắt đầu cho xe chạy ra đường.
d. Bài này kết hợp các câu khẩu lệnh để gấu làm quen điều khiển xe.
* Gầu lần đầu lái xe nên rất căng thẳng chú ý, không nên bật nhạc to quá, và không nên để nhạc có lời (vì gấu hay thích hát nhép, mất tập trung), cũng như nên tắt cả chuông điện thoại của mình và gấu cho gấu có thể thoải mái tâm lý, không bị gián đoạn khi lái.
Không nên quát mắng các gấu vì các gấu hay dỗi lắm đấy, nên nhẹ nhàng, thường xuyên dùng các lời khuyên nhẹ nhàng, ôi giỏi quá, em lái chuẩn hơn cả anh, khích lệ gấu càng nhiều càng tốt. Đem theo chai nước mát. hoặc 30 phút nghỉ uống cốc mía đá cho các gấu thoải mái tinh thần.
3. Làm quen với các ngã ba, tư...a. Trước chỗ rẽ hướng Gấu đi vào đúng phần làn đường, nhìn gương bên rẽ quan sát
b. Cách chỗ định rẽ xi nhan theo hướng đó, nhìn bên ngược lại bên rẽ quan sát chứong ngại vật lao từ bên đó vào xe
c. Chuẩn bị rẽ đạp rà phanh giảm tốc độ, kết hợp xoay tay lái về đúng hướn
d. đến giữa nút rẽ thì bắt đầu trả lái, tăng tốc, lấy đúng làn đường bên phía rẽ đi thẳng, tránh đánh làn gấp hoặc đi chéo xe.
e. Từ từ rẽ trái ra làn ngoài và đi tiếp theo đúng làn của mình.
*
Lái xe qua các nút giao thông là nơi mà có nhiều thao tác nhất và giúp Gấu làm quen đường và điều khiển xe dễ và nhanh lên trình nhất. Ta nên chọn những nơi có nhiều nút giao thông liên tiếp sẽ tăng khả năng điều khiển xe của gấu. Cái bài này rất giống bài lùi vào chuồng, quay đầu em sẽ nói sau. Bài này làm càng nhiều các gấu càng khoái và nhanh mệt, quay lại áp dụng giải lao.
4. Dừng đèn đỏ, và đi thẳng qua các ngã tư:a. Nhìn thấy ngã tư phía trước, bỏ chân khỏi chân ga, đặt lên phanh cho dù không có chướng ngại vật.
c. Từ từ đi qua ngã tư, đến giữa ngã tư không có chướng ngại vật thì tăng ga đi qua.
* Đây là cách hữu hiệu để đi qua ngã tư, VN mình không phải ai cũng nhường đường khi qua ngã tư, do vậy mình nên chủ động nhường thì hơn.
Trước có ông anh ở cơ quan em đi học lái về, chẳng hiểu thầy dậy thế nào, qua ngã tư ông ấy vẫn thốc ga ầm ầm, xe máy nó lao ra giữa đường ông ấy vẫn ga, chỉ đánh lái tránh, hix, bọn xe máy nó cú dúi lên, tí nữa thì ông ấy đâm, hix. Sau khi được em chỉ dẫn cụ ấy thấy chiêu qua ngã tư này đúng nên lần sau áp dụng đều đều.
5. Cách xem đèn đỏ:
* cách xem đèn đỏ giúp các cụ chủ động hơn khi đỗ đầu tiên, vì nếu mình chậm tí là các bác sau đã còi ầm ĩ. Ở nước ngoài mà nó bấm còi là nó chửi mình, do vậy mình đỗ đầu phải chủ động ngay khi đèn mới chuyển vàng là vọt luôn đỡ ăn chửi.
a. Đang dừng xe đợi đèn đỏ, nếu có đồng hồ đếm giờ thì đến 5 giây là vào só zot. Còn nếu không có đồng hồ thì nhìn đèn xanh đỏ của làn đang đi, khi thấy chuyển vàng là mình vào số đi là vừa
b. Đi qua ngã tư không nên phi nhanh, áp dụng chiêu 4 ở trên vì lúc này có nhiều bác vọt đèn đỏ lắm.
6. Cẩn thận với các cụ lao trong ngõ ra:
* Cái này giống với chiêu 4, vì bất cừ ở nút giao thông nào cũng nên cẩn thận, nhưng nhiều khi các gấu thấy ngõ là rất chủ quan phi qua, chỗ này các bác trong ngõ lao ra không nhường đường là nhiều lắm.
7. Đi tốc độ cao:
* cái này các gấu khoái lắm, phi cứ ầm ầm mà chẳng thèm để ý đến đồng hồ tốc độ đâu, có bao giờ biết đâm là gì. Các cụ cứ chọn đường ngoại thành cho gấu chạy là ổn hoặc ra Mỹ Đình, nhưng chỗ này thứ 7,CN xxx hay lên bắt các cụ dạy lái cho bạn gái và gấu lắm.
Bổ xung mới:
8. Căn giữ khoảng cách:
Giữ khoảng cách ở đây là tránh xa xe đi trước như oto, xe máy, xe đạp, người đi bộ băng qua đường. Đây là một trong những nghệ thuật lái xe, để tránh để gấu phải phanh gấp ta có thế hướng dẫn gấu một số kỹ năng như:
a. Chướng ngại vật là oto:
Có những lúc có thể phải nhìn đèn tín hiệu của xe đi trước, như đèn đỏ, đèn xi nhan và cả xuyên xe đi trước, lên xe đi trước nữa vì nếu xe đi trước nữa mà phanh thì xe đi trước mình không thể thốc ga được, do vậy mình không cần phải nhìn đèn phanh xe đi trước mà chủ động phanh giảm tốc theo xe đi trước nữa để duy trì khoảng cách an toàn với xe đi trước.
Hoặc nhìn đèn tín hiệu, đèn đỏ thì xe đi trước chắc chắn phải dừng, ta cứ nhả ga, nhẹ phanh cho xe trôi đến, vừa an toàn vừa tích kiệm xăng.
b. chướng ngại vật là xe máy:
Xe máy thì thường xuyên có trò phanh gấp, tạt đầu, rẽ không xi nhan.
Cách dạy gấu đơn giản nhất là thấy xe máy cách khoảng 3-5 mét trước đầu xe mình; đang đi trên làn xe mình hoặc trong phạm vi an toàn 1m bên trái hoặc bên phải xe là các bác cứ bảo gấu bấm còi là hữu hiệu, cứ phanh giảm tốc đợi vượt qua hoặc xe máy đi khuất đã rồi tính.
c. người đi bộ qua đường:
Thời buổi này cũng ít người đi bộ qua đường, nhưng cứ dặn gấu là rẽ phải quan sát và nhường đường cho người đi bộ. Đoạn nào có người lấp ló dưới đường là nên cẩn thẩn, nhất là có người đang đứng trên vỉa hè, mắt láo liên, nghe điện thoại, mấy loại này thường ngẫu hứng như mất trí băng vèo qua đường không kịp phanh là ta cho họ về chầu diêm vương ngay.
Về lái đường thế là cũng ổn sau khoảng dăm buổi cho gấu, các cụ cứ chú trọng truyền đạt các câu khẩu lệnh cho gấu nhớ là ổn.
Sau mọi chặng đường bao giờ cũng phải dạy kỹ cái bài đỗ xe, khu nhà em nó kết cấu lùi xe vào chuồng nên em chỉ dám hứong dẫn kỹ bài này:
1. Đi sát về phía bên chuồng định đỗ, sao cho xe và chỗ đỗ vuông góc 90 độ
2. Khi trục trước cắt vói thành phải của chỗ đỗ thì đánh hết lái sang phía ngược lại với chỗ đỗ
3. Cho xe trôi ra một đoạn gần được góc 45 độ và quan sát gương phụ thấy phía sau vừa đít xe
4. Vào số lùi và bắt đầu đánh lái ngược lại, bắt đầu lùi dần xe vào chuồng, trả lái thẳng từ từ và lùi vào đúng chỗ.
Em xin phép sơ qua vài kinh nghiệm nhỏ, chúc các cụ nào định dạy gấu lái xe sẽ đúc kết ra được nhiều điều bổ ích, và cụ nào có kinh nghiệm khác xin chia sẻ cùng em ...
chân thành cảm ơn. C&C
Chỉnh sửa cuối: