[Thảo luận] Kinh nghiệm của người chuyên lái đường đèo

kia forte 2012

Xe buýt
Biển số
OF-173544
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
789
Động cơ
349,543 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành Phố Vĩnh Yên
Từ hôm đọc tin xe khách bị tai nạn ở lào cai e thấy các bác tài xe khách càng ngày càng coi thường tính mạng của hành khách nên e mạn phép chia sẻ kinh nghiệp lái xe đường đèo, mong các cụ ném gạch đá vừa thôi nhé:-|:-|:-bd:-bd:-bd:-h:-h:-h
Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và ngày nào cũng vĩnh yên - khu nghỉ mát tam đảo.
Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 1 năm), tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:

1/ Tư thế lái: Chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.

2/ Cách cầm vô-lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.

3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều.

4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát được. Cua liên tục, cua tay áo....thì tùy theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.

5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.

Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.

6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
2/ Cách cầm vô-lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
Theo tôi, hai tay phải ôm bên ngoài chứ, vị trí 10h10.
Và khi xoay, chỉ xoay 1 tay, tay kia đợi, quay tiếp khi 1 tay đã hết chỗ.
Không bao giờ quay vô lăng bằng cách xoay tay ở bên trong vô lăng.
 

Rượu Ngô

Xe tải
Biển số
OF-316674
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
476
Động cơ
319,485 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
2/ Cách cầm vô-lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
Em thì lần đầu nghe thầy dạy thế này vì đa số các thầy dạy tay ôm vô lăng, ngón cái đặt trên vành vô lăng (để đỡ vướng khi đánh lái) tay trái đặt cao hơn tay phải 1 chút thường là trái 10h, phải 3h,...
Còn bản thân em nếu đi xe nhật thì không nói (vì thường nút còi cạnh vô lăng di xoay ngón cái là bấm được), xe hàn còi thường chính giữa vô lăng nên tay trái giữ vành vô lăng, lúc nào cần còi thì dùng gan bàn tay phải đưa vào giữa nhấn hoặc khi chuyển số thì dùng tay phải chuyển. Còn bác thì tay trái lại cho vào giữa bấm còi khi chuyển số lại phải làm ngược lại thì có bất tiện không?

5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.

Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
Em thì đi đường đèo hầu như không cắt cua vì thường là đường hẹp nguy hiểm, xe lắc hay không phần lớn do tốc độ vào cua nên cua gấp quá thì không nên đi tốc độ cao vừa nguy hiểm vừa lắc xe. Với lại thường khúc cua là vạch liền nên bác cắt cua cũng là phi phạm luật giao thông đấy :D
 

Dũngg Trần

Xe hơi
Biển số
OF-196095
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
144
Động cơ
327,840 Mã lực
Cụ kia forte2012 cho em hỏi kinh nghiệm xuống dốc như cụ nói đi từ số 2-4, em đi số 2 nó vẫn nhanh quá( chỗ biển báo dốc 10o ý) đi số 1 có hại xe không hay đi số 2 rồi rà phanh, còn nữa là khi thả dốc nó xe đi nhanh quá giảm số không đạp phanh có hại xe không cụ ( xe số tự động)
 

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
11,604
Động cơ
20,593 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
em hóng cái; nhà em chỉ đi đồng bằng thỉnh thoảng gặp vài con dốc nhỏ nên cũng không để ý lắm đến đường đèo; ngày xưa khi học lái, các thầy dạy rằng lên dốc số nào thì xuống bằng số ấy nhưng em chưa có nhiều kinh nghiệm và điều kiện để áp dụngb-)
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Đi đường đèo dốc tóm lại ôm cua đúng phần đương của mình. Cua khuất tầm nhìn nên còi 1 chút để cảnh báo xe đối diện nêú có. Đổ đèo tối đa đi số 3. Không dùng phanh liên tục, nếu dùng phanh thì phanh và nhả liên tục để phanh ko bị nóng. Tập trung lái và giữ vô lăng hai tay. Tối kỵ khi vào cua lại đạp côn đổi số.
 

Đam mê

Xe tăng
Biển số
OF-19175
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
1,395
Động cơ
516,929 Mã lực
Cái món "cắt cua, hay còn gọi là chém cua" e thấy nó vô lý cực kỳ, vì như vậy là đã lấn sang làn ngược chiều, rất nguy hiểm.
E đang thắc mắc liệu con morning vàng trong vụ TN ở Lào Cai có đang "cắt cua" ko.......~X(
 

trikhanh

Xe tải
Biển số
OF-158153
Ngày cấp bằng
25/9/12
Số km
468
Động cơ
354,527 Mã lực
Cái món "cắt cua, hay còn gọi là chém cua" e thấy nó vô lý cực kỳ, vì như vậy là đã lấn sang làn ngược chiều, rất nguy hiểm.
E đang thắc mắc liệu con morning vàng trong vụ TN ở Lào Cai có đang "cắt cua" ko.......~X(
Em lại thấy hoàn toàn bình thường,với điều kiện tầm quan sát xa,không có xe ngược chiều thì nên cắt cua,xe sẽ đi thẳng,không bị lắc.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,335
Động cơ
899,645 Mã lực
Đã nói đường đèo thì khi vào cua tầm nhìn toàn bị vách núi chắn. Cua gấp cần giảm tốc độ cho phù hợp sẽ an toàn hơn rất nhiều với thói quen cắt cua. Cắt cua trên đường đèo dốc sẽ thường xuyên bị đối đầu, phản ứng không bình tĩnh (không chỉ mỗi mình mà cả người kia) sẽ gặp tai nạn. Chạy đồi núi, đường thẳng, hay vào cua cũng vậy, đều phải cố giữ được tốc độ để có thể phản ứng được với chướng ngại bất ngờ hiện ra (tốc độ phù hợp với tầm nhìn thấy được". Kinh nghiệm khi đã lỡ chiếm làn đường bên kia có xe ngược chiều mà là xe khách hay biển số địa phương thì chỉ cần cố trờ về đến vạch ngăn cách, chỉ cần phanh giảm tốc độ vừa phải dù có cảm giác 2 xe rất sát nhau, nhưng họ chạy quen nên xe họ sẽ không chạm vfao giải phân cách còn phần mình cũng chỉ cần giữ để xe ổn định, không nên cố tránh quá sẽ nguy hiểm hơn nhiều!
Người lái lâu năm thì khi lên 1 cái xe lạ thì chặng đường ngắn đầu tiên bao giờ cũng chú ý cảm nhận phản ứng của cái xe, nhất là bộ lốp+phanh để sau đó mới thật sự "lái xe"!
Vị trí đặt tay trên vô lăng phụ thuộc vào hướng và góc cua, không nên máy móc. Lúc chạy thẳng mà đòi hỏi thường xuyên phải xoay vô lăng thì góc đặt tay tốt nhất là tay trái ở góc 10 giờ, tay phải dưới 3 giờ 1 chút, trong khi ngón trỏ tay trái ôm nhẹ vành vô lăng thì tay phải để dọc vô lăng (với nhũng người đã quen lái xe số sàn->tay trái lái tốt hơn tay phải)!
Đi ở vùng đồi núi, cua gấp mà thấy phía trước cua tự nhiên thoáng đãng hẳn ra (không thấy cây cối chắn tầm nhìn) thì nên biết sau mép đường là vực rất sâu!
Dù cố gắng tìm mọi cách lái bằng 2 tay, nhưng với xe số sàn cố tìm cách chuyển số thường xuyên phù hợp với tốc độ+độ dốc và mặt đường. Chạy hơi ép số 1 chút (số thấp-chuyển lên chậm, chuyền về sớm) sẽ làm máy khoẻ hơn hỗ trợ rất nhiều trong các tình huống cân thiết!
Có gắng hạn chế phanh, giảm tốc độ (kể cá xe số tự động) chủ yếu bằng lực cản của máy (không cùng suy nghĩ với bác chủ thớt vể trường hợp bác ấy "quên không phanh" mà gặp nguy hiểm)...
Chắc còn nhiều nữa, nhưng em mới nghĩ được thế!
 
Chỉnh sửa cuối:

sansonsan

Xe tăng
Biển số
OF-61513
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,154
Động cơ
451,718 Mã lực
Tuổi
49
có cái quan trọng nhất thì chẳng thấy nói đến đó là quan sát biển báo để biết độ dốc này là bao nhiêu % dài bao nhiêu và có cua liên tiếp hay không ?lên dốc hay xuống dốc.Em thì cứ chạy theo cảm tính nó thành phản xạ rồi lý thuyết thì em cũng có thể phân tích được nhưng mất thời gian lắm!với lại mỗi dòng xe thì cách chạy khác nhau quan trọng mình phải hiểu về nguyên lý của xe mình chạy.ví dụ như xe có phanh ABS thì mình phải đạp như thế nào ?không ABS phải xử lý ra sao? xe có tải hay ko tải ,xe thân dài hay xe thân ngắn,xe có hệ thống đóng cổ bô để giảm tốc khi xuống dốc không ?hệ thống phanh hơi sử dụng lốc- kê hay dầu trợ lực chân không? phanh tay cả 4 bánh hay 2 bánh? xe ăn lái nhiều hay ít ?động cơ khỏe hay yếu ? xe sử dụng cầu nhanh hay chậm? số AT hay MT ...vv
 

ducbinh94

Xe tăng
Biển số
OF-101929
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
1,386
Động cơ
411,279 Mã lực
Nơi ở
Bia hơi Hà Nội
Cách đây 1 tháng e có việc nên Sơn La rồi quay về ngay trong đêm, trời mưa to và em lái con hilux, lần đầu chạy đường đồi núi e cũng run. Về tốc độ em chủ động sẽ chạy không quá 60 vì trời mưa, xe luôn chạy từ số 2-3-4. Vào cua chủ động giảm ga, chuyển chân ga sang chân phanh. Lúc leo dốc nếu xe có hiện tượng yếu máy, ngoài về số em tắt AC cho chắc. Ngại nhất lúc chạy đêm trời mưa gặp mấy xe khách giường năm đi ngc chiều, xe em đi hilux vẫn bị bắn đầy nước lên kính.
Cụ nào có nhiều kinh nghiệm thì chia sẻ thêm
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,335
Động cơ
899,645 Mã lực
...xe luôn chạy từ số 2-3-4. Vào cua chủ động giảm ga, chuyển chân ga sang chân phanh. Lúc leo dốc nếu xe có hiện tượng yếu máy, ngoài về số em tắt AC cho chắc...
Động tác thứ nhất của bác, thì chạy số thấp sẽ hơi tốn nhiên liệu một chút, nhưng an toàn hơn rất nhiều vì có đủ "dự trữ" cho trường hợp khẩn cấp!
Nhưng động tác thứ hai tất nhiên đó là phản ứng tự vệ, chân đặt trên bàn đạp phanh, luôn sẵn sàng... Nhưng thầy giáo, sách vở nước ngoài họ dạy ngược lại. Nghĩ và sử dụng em thấy họ có lý: Không cần đường dốc mà cứ vào cua thì trước khi đến cua, đệm nhẹ ga để tốc độ thấp hơn khả năng chạy của xe 1 chút, khi bắt đầu vào cua chân luôn ga nhẹ, có thể giữ cho xe tăng tốc chậm hoặc giữ nguyên tốc độ cho đến hết cua. Khi chạy trên cua, bánh xe được kéo sẽ bám đường hơn là để bánh tự lăn. Xe hai câu khi vào cua sẽ bám dường hơn xe một cầu vì như vậy!
Tất nhiên gặp tình huống bắt ngờ thì phải chuyển chân từ ga sang phanh,
nhưng nếu không gấp quá thì chỉ cần nới ga ra tốc độ xe đã giảm rất nhanh rồi, nhất là khi xe đang lên dốc!
Còn thực tế chạy, khi xe lên đốc thì trước đó nếu quan sát đường thoáng em sẽ ga lên, rồi sau đó khi tốc độ giảm mới lùi số. Đến gần đỉnh dốc (thường là gần hết cua) sẽ ga mạnh dần, đến lúc qua đỉnh dốc, quan sát được quãng đường dài phía bên kia thì tăng hẳn ga đủ tốc độ mới lên tiếp số. Dốc và của liên tục thì động tác này được nhắc lại liên tục!
 
Chỉnh sửa cuối:

hakaraoke

Xe tăng
Biển số
OF-198555
Ngày cấp bằng
15/6/13
Số km
1,161
Động cơ
336,210 Mã lực
Nơi ở
Số 2 ngách 124 Văn chương, Đống đa, Hà nội
Cái món "cắt cua, hay còn gọi là chém cua" e thấy nó vô lý cực kỳ, vì như vậy là đã lấn sang làn ngược chiều, rất nguy hiểm.
E đang thắc mắc liệu con morning vàng trong vụ TN ở Lào Cai có đang "cắt cua" ko.......~X(
Đi đường đèo mà không cắt cua (chém cua) thì tất cả các cụ các mợ trên xe "cho ché ăn chò" hết. Quan trọng là phải quan sát được khoảng cách của xe ngược chiều hoặc chỗ cua đường đủ rộng.
Em thì có chút kinh nghiệm đi đường đèo, những chỗ cua mà không quan sát được xe ngược chiều thì em cứ đi ở giữa đường, vạch ngăn cách sẽ nằm đứng giữa xe, khi gặp xe ngược chiều em chỉ cần trả lái là xe lại về đúng phần đường của mình trong vòng vài giây. Không biết như vậy có nguy hiểm không. Em vẫn đi như vậy gần 20 năm rồi nhưng chưa bị quả nào cả, hay là thần may mắn vẫn luôn ở bên cạnh !!!!!!!!!!!!!!!!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đi đường đèo mà không cắt cua (chém cua) thì tất cả các cụ các mợ trên xe "cho ché ăn chò" hết. Quan trọng là phải quan sát được khoảng cách của xe ngược chiều hoặc chỗ cua đường đủ rộng.
Em thì có chút kinh nghiệm đi đường đèo, những chỗ cua mà không quan sát được xe ngược chiều thì em cứ đi ở giữa đường, vạch ngăn cách sẽ nằm đứng giữa xe, khi gặp xe ngược chiều em chỉ cần trả lái là xe lại về đúng phần đường của mình trong vòng vài giây. Không biết như vậy có nguy hiểm không. Em vẫn đi như vậy gần 20 năm rồi nhưng chưa bị quả nào cả, hay là thần may mắn vẫn luôn ở bên cạnh !!!!!!!!!!!!!!!!
Đồng ý với cụ. Nhiều khúc cua mình có thể nhìn rõ từ xa, kiểu như vách núi bên phải, nhưng lại cua trái, thì cắt cua sẽ làm xe đỡ lắc. Còn các khúc cua khuất thì tuyệt đối không bao giờ cắt cua.
Đi đường đèo dốc không chỉ cua phải, cua trái mà còn có đỉnh dốc. Nhiều khi không để ý, đường vẫn thẳng ,nhưng tới nơi mới thấy cái xe to lù lù hiện ra !
Tóm lại nguyên tắc quan trọng nhất là 'lên số nào, xuống số đó' hay nói cho có vẻ kỹ thuật là 'phanh động cơ'. Ngoài ra tay cua phải tròn, vào cua phù hợp tốc độ: cua càng gắt, tốc độ càng phải giảm. Tránh đi // hay đi sát xe tải khi gặp cua tay áo, đường gập ghềnh (nhỡ nó đổ).
Các cụ mới đi thì có thể thực tập đi Đền Thượng hoặc Tam đảo, chỉ cách tt Hà Nội vài chục km. Chắc tay rồi có thể đi xa hơn như Mộc châu, Yên bái Lào cai...
Riêng có một điều này nếu em nói thì nhiều cụ có thể sẽ phản đối: đi xe AT các cụ cũng nên chuyển về L1, L2 kể cả lúc lên dốc. Em đã thử nghiệm thấy đi như vậy cảm giác chắc tay hơn nhiều so với để D. Trong các tài liệu HDSD họ cũng nói như vậy.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Nhiều người mới chạy chưa có thói quen quan sát đèo.Có những đoạn đèo có thể nhìn thấy phía trước hoặc có những đoạn khuất góc không thể nhìn thấy.Nhưng đoạn không khuất,có tầm nhìn xa thậm chí hàng km đường đèo không có xe nhưng vẫn cứ phanh và rà phanh khi cua khi thấy cua thay vì nhìn cả đoạn đèo xem có xe hay không để phanh.Nhiều người cũng chỉ nhìn phía trước rồi chạy bám cua,bám vạch thay vì cắt cua cho đỡ lắc xe nếu đường không có xe.

Ngoài ra đối với xe không có hệ thống cân bằng điện tử thì khả năng ôm cua trong vạch liền dễ có vấn đề.Nhiều người từng nói ở VN chạy xe không bao giờ chạy quá tốc độ nên không cần hệ thống cân bằng điện tử.Nhưng xin thưa,nếu bạn ôm cua trên đèo khi đang đổ đèo dù tốc độ đèo hơn 40km/h với xe không có cân bằng luôn làm cho xe bị thiếu lái nếu phải cua hơi gấp

Hệ thống phanh cũng phải chú ý,phần lớn xe ở VN chỉ có ABS 2 bánh trước.Còn nếu có cả phanh sau thì thường chỉ có tang trống phụ thêm.Vì thế nếu đã chạy đèo với xe không có phân bổ lực phanh thì cũng chỉ có thể giảm tốc ở đoạn thẳng.Còn đến đoạn cua,đoạn cong mà đạp phanh là dễ bị ly tâm văng sang bên kia.Đối với xe có cả phân bổ lực phanh,nếu trọng tải bị vượt mức thì khi cua cũng bị trượt đuôi như thường.Còn đối với xe có cân bằng điện tử mà xe cầu sau,như xe của em thì em giảm tốc trước khi cua và khi đã cua thì thêm chút ga để nó ổn định hướng.Cách này hiệu quả với xe có ESP và cầu sau.Tại sao,vì xe cầu sau khi vào cua,xe cua bên nào thì bánh bên đó mất truyền động từ trục khủy cộng với bánh bên đó bị phanh lại làm trụ cho 3 bánh kia chạy nhanh để không bị thiếu lái .Lực phanh tùy theo góc đánh lái mà trên chỗ tay lái có 1 cái vòng cảm biến góc lái.Nên khi cua chỉ có 1 bánh bên kia chạy,do đạp phanh nên tuy cùng 1 tốc độ thì đạp phanh nó sẽ dễ trượt ly tâm hơn(xe trọng lượng càng tăng càng dễ bị) là thêm ga tăng tốc

Xe các cụ phải biết xe mình có những loại phanh nào.Chỉ có 2 bánh đĩa trước,bánh đĩa trước có cả ABS,Bánh đĩa trước có ABS có cả bánh sau tang trống hỗ trợ hoặc xe 4 bánh đĩa.Thường xe 4 bánh đĩa có phân bổ lực phanh và mát phanh nhanh và hiệu quả nhất do lực phanh được dồn đều.Chính vì có nhiều loại khác nhau nên cách sử dụng và xử lý cũng khác nhau

Điều hòa của xe cũng ít người tận dụng.Nhiều người lên dốc tắt điều hòa nhưng xuống dốc cũng vẫn tắt.Khi lên dốc cần tải để kéo xe nên tắt điều hòa xe không phải kéo thêm lốc điều hòa nên khi lên máy cũng nhẹ hơn.Còn khi xuống các cụ mở lạnh hết cỡ rồi đổ đèo cho em,Nếu nhanh quá thì về 1 số là xe cũng được gìm tốc lại kha khá

Còn khi phanh,trước cua cứ đạp phanh mạnh 1 chút để giảm tốc nhanh.Khi giảm tốc nhanh đồng nghĩa với bỏ chân phanh nhanh,khi đó sẵn sàng thêm ga khi ôm cua.Nhiều bác hay ôm cua khi phanh,chạy nhanh rồi vừa cua vừa phanh.Cách này hơi sai 1 chút,đối với những xe cao cấp,hệ thống phân bổ lực phanh được chia không đồng đều nên những xe nàu có cua có phanh cũng chả bị văng đuôi.Nhưng với xe có nhưng trọng lượng quá mức thiết kế của nó sẽ làm nó bị trượt đuôi 1 chút.Nếu đang chạy xe mà bỏ chân ga ra ôm cua nhiều xe trọng tâm hơi cao mọi người thấy xe có vẻ thiếu lái xe có vẻ tròng trành,thay vì phanh lại giảm tốc thì các cụ nên thêm chút ga để bánh nó đẩy xe.Ngoài ra với xe có ESP thì khi cua nó đã sử dụng phanh chéo để giữ hướng chạy trong làn thì đừng có đạp phanh mà dễ bị ly tâm

Còn cách phanh thì như em nói ở trên,phanh dứt khoát cho nó giảm tốc rồi lại nhả phanh đổ đèo tiếp,sử dụng điều hòa khi xuống dốc,lên số nào về số đó chỉ áp dụng cho xe với 1 lái thôi.Còn thực tế nếu đã chở gia đình,khi đi chơi,đi mua sắm đồ thì khi lên 1 số,nhưng đổ đèo về số thấp hơn do trọng lượng tăng.Nếu thấy máy quá gằn thì kệ nó,gằn quá thì đạp phanh mạnh để nó giảm tốc.Thời gian phanh không nên quá 10 giây.Em chạy đạp phanh chỉ đến 5 giây là quá nhiều

Còn lời khuyên của em,nếu các cụ có tiền thì nên mua 1 cái có nhiều tính năng hỗ trợ lái,càng nhiều càng tốt.Chả có thằng ngu nào thiết kế ra nó rồi bảo là không cần thiết.Thà thừa mà ít dùng cũng được,chứ không đến lúc cần thì lại tiếc đấy các cụ
 

Chaukga

Xe container
Biển số
OF-1616
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
5,859
Động cơ
1,658,999 Mã lực
Cụ kia forte2012 cho em hỏi kinh nghiệm xuống dốc như cụ nói đi từ số 2-4, em đi số 2 nó vẫn nhanh quá( chỗ biển báo dốc 10o ý) đi số 1 có hại xe không hay đi số 2 rồi rà phanh, còn nữa là khi thả dốc nó xe đi nhanh quá giảm số không đạp phanh có hại xe không cụ ( xe số tự động)
Cứ số nào mà cụ có thể phải dung đến cả chân ga nữa là ổn.
Em thấy còn hay bị nhầm là lên số nào xuống số đó mọi người cứ hay hiểu là 2 chiều lên và xuống đèo. Thực ra không phải, mà chính con dốc đèo đó khi ta lên dốc đó số nào thì chiều xuống của chính dốc đó cũng phải đi số đó mới an toàn. Vì vậy khi em đổ đèo cứ ước đoán dốc đó nếu chạy lên mình phải bò số nào thì em đấm số đó mafchayj sẽ hầu như chả mấy khi phanh.
 

kia forte 2012

Xe buýt
Biển số
OF-173544
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
789
Động cơ
349,543 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành Phố Vĩnh Yên
Cụ kia forte2012 cho em hỏi kinh nghiệm xuống dốc như cụ nói đi từ số 2-4, em đi số 2 nó vẫn nhanh quá( chỗ biển báo dốc 10o ý) đi số 1 có hại xe không hay đi số 2 rồi rà phanh, còn nữa là khi thả dốc nó xe đi nhanh quá giảm số không đạp phanh có hại xe không cụ ( xe số tự động)
Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay số AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.

Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Đi đường đèo mà không cắt cua (chém cua) thì tất cả các cụ các mợ trên xe "cho ché ăn chò" hết. Quan trọng là phải quan sát được khoảng cách của xe ngược chiều hoặc chỗ cua đường đủ rộng.
Em thì có chút kinh nghiệm đi đường đèo, những chỗ cua mà không quan sát được xe ngược chiều thì em cứ đi ở giữa đường, vạch ngăn cách sẽ nằm đứng giữa xe, khi gặp xe ngược chiều em chỉ cần trả lái là xe lại về đúng phần đường của mình trong vòng vài giây. Không biết như vậy có nguy hiểm không. Em vẫn đi như vậy gần 20 năm rồi nhưng chưa bị quả nào cả, hay là thần may mắn vẫn luôn ở bên cạnh !!!!!!!!!!!!!!!!
Gọi là "cắt cua" thì ko đúng lắm và thực sự cắt cua là nguy hiểm vì chiếm đường xe ngược chiều chỗ khuất. Thưc tế là cần "mở cua" trước khi vào cua để mở rộng tầm nhìn, sau đó đối với của phải, khi đến chỗ cua thì nhanh chóng về đúng phần đường của mình (h2), với cua trái, trước khi vào cua nếu quan sát được đủ xa ko có xe ngược chiều thì có thể cắt cua (H1). Chạy như vậy vừa quan sát tốt hơn vừa đỡ lắc xe.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top