Kinh nghiệm của người chuyên lái đường đèo

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em thì chỉ thấy lái xe trên núi thì họ nhường nhau lắm, mà lạ là rất nhiều biển 29, 30 mà vẫn cứ nhường nhau. Chắc lên đấy thì tác phong lái khác, không bon chen như trong thành phố nữa!
Lái xe trên đường đèo dốc thì xe xuống dốc phải nhường xe lên, xe bé nhường xe to không thì xuống hố cả nút.
Biển 29, 30 nhưng có thể không phải người HN. Xe tỉnh mang biển 29, 30 cũng nhiều.
 

taylailuapt

Xe hơi
Biển số
OF-147310
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
100
Động cơ
360,900 Mã lực
Trước khi leo đèo thì các cụ có nhớ kiểm tra kỹ về thắng, lốp gì ko?
Hay là quên và cứ thế mà chạy?
 

tumy19060708

Xe tải
Biển số
OF-79584
Ngày cấp bằng
5/12/10
Số km
214
Động cơ
419,140 Mã lực
Nơi ở
Thủy Nguyên - Hải Phòng
Theo em như thế này ạ:
1-Đi chậm , chú ý quan sát phần đường,không mở nhạc quá to( để xe khác còi còn nghe thấy)
2-Không nên rà phanh nhiều, như các bác đã nói, nóng phanh, dẫn đến lên nóc tủ ( chuẩn men)
3-Lên dốc số nào xuống dốc số đó, không nên đổ đèo bằng số cao
4-Côn số nhuần nhuyễn, ra vào hợp lý, xử lý lên xuống dốc thật nhanh tránh để xe mất đà khi lên dốc
5-Quan sát kỹ vạch liền không xxx cho biên bản
 

TOM GM

Xe tải
Biển số
OF-154723
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
387
Động cơ
356,880 Mã lực
Chuyện nhường đường với các bác tài chạy đường Tây bắc là luật bất thành văn rồi.Rất văn hóa.
Mình cũng xin góp thêm theo kinh nghiệm bản thân :
1. Tùy thuộc vào xe AT hay MT mà tay cầm volang cho phù hợp + thói quen (thành thục khi lâm sự).Như mình thì quen dùng tay trái cầm volang,tay phải để cần số (cả MT và AT).Riêng với MT thì tay số phải mềm và khớp với chân côn thì khi lâm sự mới tự tin được.
2.Vào cua kết hợp lên/xuống dốc là đặc trưng của đường Tây Bắc.TUy nhiên,vạch phân làn rất rõ và mình nên chủ động bám đúng phần đường(nên lấy cua già tới vạch để dự phòng khoảng trống phía trong),kiểm soát tốc độ theo tình trạng đường(cẩn trọng hơn khi gặp đường và thời tiết xấu) và tinh thần cảnh giác cao (tập trug) thì kể cả qua cua gặp khủng long chổng pha (chạy đêm) vẫn xử lý kịp.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em không hiểu cụ đi xe AT gì mà có thể vặn méo thân dùng 2 chân ạ!
Em lái cũng mới mới nhưng Tây Bắc - Đông Bắc em cũng lượn lờ cả rồi, vào cua thì em cứ chắc ăn là đi đúng phần đường giảm tốc chân kê phanh, còi thì em không bóp mấy.
Xe cụ tốt hoặc cụ chưa đi vào chỗ khó nên chưa hình dung tình huống này: Dốc quá cao ( hoặc phanh tay yếu) nên phanh tay + garranty không giữ nổi xe tụt dốc vì vậy phải vừa ga vừa đạp phanh chân. Nới dần phanh chân để xe tiến.
- Đối với xe MT thì chân phải đạp cả ga và phanh, chân trái đỡ côn, AT chân phải ga, chân trái phanh.
- Nếu vẫn chưa yên tâm thì phải có hòn chèn để đảm bảo khởi hành an toàn. Đây chính là lý do đi đường núi thỉnh thoảng lại thấy có hòn đá nằm giữa đường do lái xe bỏ lại do lười/ hoặc không thể xuống xe bỏ nó ra khỏi mặt đường sau khi đã khởi hành xe.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xe cụ tốt hoặc cụ chưa đi vào chỗ khó nên chưa hình dung tình huống này: Dốc quá cao ( hoặc phanh tay yếu) nên phanh tay + garranty không giữ nổi xe tụt dốc vì vậy phải vừa ga vừa đạp phanh chân. Nới dần phanh chân để xe tiến.
- Đối với xe MT thì chân phải đạp cả ga và phanh, chân trái đỡ côn, AT chân phải ga, chân trái phanh.
- Nếu vẫn chưa yên tâm thì phải có hòn chèn để đảm bảo khởi hành an toàn. Đây chính là lý do đi đường núi thỉnh thoảng lại thấy có hòn đá nằm giữa đường do lái xe bỏ lại do lười/ hoặc không thể xuống xe bỏ nó ra khỏi mặt đường sau khi đã khởi hành xe.
Em chịu cách đi lên dốc xe MT của cụ đấy. Đèo dốc em cũng leo kha khá, kể cả dốc 14%, chở đủ tải, xe em nhỏ mà vẫn leo bình thường. Về số 1 mà chiến thôi. Dốc đã cao lại còn đạp phanh nữa thì máy nào chịu cho nổi ?
Kể cả AT em cũng chạy và chưa bao giờ cần cách vừa đạp ga vừa đạp côn cả. Lên ngon lành cành đào.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em chịu cách đi lên dốc xe MT của cụ đấy. Đèo dốc em cũng leo kha khá, kể cả dốc 14%, chở đủ tải, xe em nhỏ mà vẫn leo bình thường. Về số 1 mà chiến thôi. Dốc đã cao lại còn đạp phanh nữa thì máy nào chịu cho nổi ?
Kể cả AT em cũng chạy và chưa bao giờ cần cách vừa đạp ga vừa đạp côn cả. Lên ngon lành cành đào.
Như trên em nói xe tốt, phanh tay tốt thì ko cần dùng cách này. Khi xe bị tụt dốc, phanh tay ko ăn thì đương nhiên cụ phải dùng phanh chân phải không ạ. Dĩ nhiên là trong cả vòng đời cái xe thì không phải lúc nào phanh tay của nó cũng tốt cho nên cách này áp dụng cho những trường hợp như vậy.
 

laobeo

Xe hơi
Biển số
OF-139507
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
109
Động cơ
367,560 Mã lực
một kinh nghiệm đi đường đèo núi đơn giản thôi ợ,vd:time đi 100km đường đồng bằng là 1h45p thì đi 100km đường đèo núi là 2h45p hoặc hơn thì càng tốt ợ.áp dụng cho lái mới và lái cũ.tuyệt đối không sốt ruột khi đi đường đèo núi.
 

Getz9204

Xe tải
Biển số
OF-65688
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
232
Động cơ
436,990 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn.
Xe cụ tốt hoặc cụ chưa đi vào chỗ khó nên chưa hình dung tình huống này: Dốc quá cao ( hoặc phanh tay yếu) nên phanh tay + garranty không giữ nổi xe tụt dốc vì vậy phải vừa ga vừa đạp phanh chân. Nới dần phanh chân để xe tiến.
- Đối với xe MT thì chân phải đạp cả ga và phanh, chân trái đỡ côn, AT chân phải ga, chân trái phanh.
- Nếu vẫn chưa yên tâm thì phải có hòn chèn để đảm bảo khởi hành an toàn. Đây chính là lý do đi đường núi thỉnh thoảng lại thấy có hòn đá nằm giữa đường do lái xe bỏ lại do lười/ hoặc không thể xuống xe bỏ nó ra khỏi mặt đường sau khi đã khởi hành xe.
Cụ đi kiểu này thế nào hôm nào cụ chỉ cho e biết với nhé :P
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,039
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1/ Tư thế lái: Chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.
2/ Cách cầm vô-lăng: Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
Lý thuyết suông! ngồi hay cầm vô lăng như thế nào mà người lái cảm thấy thoải mái là đc, và rồi còn tùy xe nào nữa

3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều.
Đến F1 vào cua còn phải giảm tốc,
Mà vào cua lại lên dốc mà bảo con người ta thả chân ga đặt lên chân phanh... dở hơi!

4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát được. Cua liên tục, cua tay áo....thì tùy theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.

Cả mấy thứ thằng cha này nói đều hâm :D hoặc chả cần nói cũng biết ...
Đi đường đèo mà mở kua cho lắm vào có khi gặp xe tải nó táng cho thì ốm đòn... đồ hâm :D

5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.

Mỗi câu này là đc!

Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.


6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.

thằng cha này nói nhảm!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Như trên em nói xe tốt, phanh tay tốt thì ko cần dùng cách này. Khi xe bị tụt dốc, phanh tay ko ăn thì đương nhiên cụ phải dùng phanh chân phải không ạ. Dĩ nhiên là trong cả vòng đời cái xe thì không phải lúc nào phanh tay của nó cũng tốt cho nên cách này áp dụng cho những trường hợp như vậy.
Nói chung là em cũng chịu cụ thôi. Đi đường đèo mà phanh tay không ăn thì em chưa thử bao giờ. Gặp dốc Tam đảo với Ba vì thì chả hiểu cụ đi kiểu gì. Hay là cụ chỉ tưởng tượng đi như vậy, hoặc đi thử mấy cái dốc gọi là xung quanh Hà Nội ?
Định đi đèo dốc, xe các cụ cứ phải chuẩn chỉnh các thiết bị an toàn như: phanh chính, phanh tay, côn ga ngọt ngào thì mới nên chạy, chúng ta có phải thời chiến tranh đâu.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ba vì có cái cua tay áo. Trời mưa lun phun như hôm nay mà đi xe dẫn động cầu trước thì có khi bánh quay tít mù mà xe vẫn tụt xuống ( xe cầu sau ko bị). Lại phải lùi lấy đà để vọt lên.
Tam đảo thì có đoạn bị ù tai, cụ có còi thì xe đối diện cũng chả nghe được vì vậy nên đi chậm.
Kiểm tra thiết bị an toàn trước khi vượt đèo dốc là thói quen tốt. Các cụ nên làm. Nhưng nhà cháu một ngày vượt dốc ít nhất là 4 lượt nên chỉ có thể trông chờ vào bảo dưỡng định kỳ.
 
Chỉnh sửa cuối:

cucho

Xe tăng
Biển số
OF-76328
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
1,223
Động cơ
433,240 Mã lực
Em đảm bảo là các bác anhtho - Get9202 - thaibinhdutu vẫn chưa hiểu vì
- Có thể do các bác chưa đủ từng trải
- Do các bác chưa đọc kỹ những kinh nghiệm leo và xoay sở trên đèo
- Do người viết kém quá, các bác đọc mãi chẳng hình dung được.

Mong cho các bác tự học hỏi thêm được gì quí giá, còn nếu thấy những trải nghiệm đó khó tin quá cũng chả sao cứ coi như chưa biết là được. Em rất xin lỗi nếu ý kiến của em sai hoặc chưa thấu đáo
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đảm bảo là các bác anhtho - Get9202 - thaibinhdutu vẫn chưa hiểu vì
- Có thể do các bác chưa đủ từng trải
- Do các bác chưa đọc kỹ những kinh nghiệm leo và xoay sở trên đèo
- Do người viết kém quá, các bác đọc mãi chẳng hình dung được.

Mong cho các bác tự học hỏi thêm được gì quí giá, còn nếu thấy những trải nghiệm đó khó tin quá cũng chả sao cứ coi như chưa biết là được. Em rất xin lỗi nếu ý kiến của em sai hoặc chưa thấu đáo
Kinh nghiệm đi đèo thì mỗi người một kiểu, phải đi mới biết được. Nếu viết ra thì nên viết rõ để lính mới biết. Em cũng chưa dám nhận từng trải, nhưng cũng đi hơn chục con đèo ở VN rồi đấy ạ.
 

kienjapan

Xe buýt
Biển số
OF-156237
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
766
Động cơ
357,970 Mã lực
Lâu rồi cũng ít nghe tin xe đi đường đèo bị lao xuống vực. Ngày trước em định đi làm dự án ở Sơn La, Điện Biên nhưng sau sợ cảnh đi xe khách đường đèo quá nên rút lui. Lái xe đêm đường đèo chắc các bác tài quen với nhịp sinh học rồi nên ít bị buồn ngủ các bác nhỉ!
 

quancan

Xe tăng
Biển số
OF-22054
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
1,908
Động cơ
511,477 Mã lực
Nơi ở
18 H-Q-Viet. Email :quancancan@gmail.com
KHông nhường đâu chẳng qua là cùng cảm thấy nguy hiểm đấy,,,,,,,,,,,,:))
Em thì chỉ thấy lái xe trên núi thì họ nhường nhau lắm, mà lạ là rất nhiều biển 29, 30 mà vẫn cứ nhường nhau. Chắc lên đấy thì tác phong lái khác, không bon chen như trong thành phố nữa!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lâu rồi cũng ít nghe tin xe đi đường đèo bị lao xuống vực. Ngày trước em định đi làm dự án ở Sơn La, Điện Biên nhưng sau sợ cảnh đi xe khách đường đèo quá nên rút lui. Lái xe đêm đường đèo chắc các bác tài quen với nhịp sinh học rồi nên ít bị buồn ngủ các bác nhỉ!
Bây giờ đường đèo được cải thiện nhiều, thường có rào ngăn bên ta luy âm. Hồi năm 97 bọn em đi Sơn la, em nhớ có rất nhiều đoạn vực sâu hun hút mà không có lấy một đoạn rào nào, nói dại trượt một phát là trượt luôn xuống. Giờ thì họ xây nhiều các đoạn rào bê tông cũng khá chắc chắn, đường lại được mở rộng thêm.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Bây giờ đường đèo được cải thiện nhiều, thường có rào ngăn bên ta luy âm. Hồi năm 97 bọn em đi Sơn la, em nhớ có rất nhiều đoạn vực sâu hun hút mà không có lấy một đoạn rào nào, nói dại trượt một phát là trượt luôn xuống. Giờ thì họ xây nhiều các đoạn rào bê tông cũng khá chắc chắn, đường lại được mở rộng thêm.

Bác đi Hà Giang lên Đồng Văn-Lũng Cú thì cũng thế
 

danca

Xe điện
Biển số
OF-134039
Ngày cấp bằng
11/3/12
Số km
3,073
Động cơ
401,333 Mã lực
Nơi ở
TP VINH -NGHỆ AN
Em chịu cách đi lên dốc xe MT của cụ đấy. Đèo dốc em cũng leo kha khá, kể cả dốc 14%, chở đủ tải, xe em nhỏ mà vẫn leo bình thường. Về số 1 mà chiến thôi. Dốc đã cao lại còn đạp phanh nữa thì máy nào chịu cho nổi ?
Kể cả AT em cũng chạy và chưa bao giờ cần cách vừa đạp ga vừa đạp côn cả. Lên ngon lành cành đào.
cụ này nói chuẩn, leo dốc cao,đông đúc chen nhau thì cứ số 1 mà chiến,sử dụng côn và phanh chân để dừng xe,khi đề fa buông fanh chân, mớm ga từ từ mà tiến.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top