[ATGT] Kinh nghiệm của người chuyên lái đường đèo

baby_incar

Xe đạp
Biển số
OF-154688
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
49
Động cơ
354,090 Mã lực
Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 1 năm), tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:

1/ Tư thế lái: Chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.

2/ Cách cầm vô-lăng: Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.

3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều.

4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát được. Cua liên tục, cua tay áo....thì tùy theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.

5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.

Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.

6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.

(Nguồn: visuantoancuaban.com)​
 
Biển số
OF-154411
Ngày cấp bằng
28/8/12
Số km
545
Động cơ
357,890 Mã lực
Cụ chắc chuyên lái AT rồi ^^
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này có vẻ lý thuyết suông hơi nhiều.
Ví dụ
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy
Em thấy khó hiểu, chỉ biết rằng đi đèo, nếu cua gấp là chỉ có giảm tốc cho phù hợp, kẻo lại văng ra theo lực ly tâm thì khốn.
Với lại cứ thích cắt cua, góc khuất tự nhiên lù lù hiện ra một khủng long hoặc chỉ cần 1 chiếc 2b là đã đủ cà cuống rồi. Nói chung cứ phải giờ bay nhiều và đi chậm thôi nếu ít kinh nghiệm.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,677
Động cơ
912,327 Mã lực
Em thì chỉ thấy lái xe trên núi thì họ nhường nhau lắm, mà lạ là rất nhiều biển 29, 30 mà vẫn cứ nhường nhau. Chắc lên đấy thì tác phong lái khác, không bon chen như trong thành phố nữa!
 

baby_incar

Xe đạp
Biển số
OF-154688
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
49
Động cơ
354,090 Mã lực
Vâng các cụ, vì em thấy bài hay nhưng hình như có vẻ hơi nhiều lý thuyết nên mong các bác nào có kn đổ đèo vào giúp.
Lỡ mà có xuyên Việt gặp đèo thì đỡ run hơn.
 

minhdao1905

Xe hơi
Biển số
OF-25368
Ngày cấp bằng
7/12/08
Số km
137
Động cơ
490,950 Mã lực
Kinh nghiệm là đi đúng phần đường của mình, không lấn đường vì tầm nhìn rất hạn chế. Khi đổ đèo đi số thấp hạn chế sử dụng phanh. Vì phanh nhiều--> nóng má phanh----> tỏa nhiệt không kịp---> cháy phanh---> mất phanh----> lên nóc tủ.
 

truong80

Đi bộ
Biển số
OF-89839
Ngày cấp bằng
27/3/11
Số km
8
Động cơ
405,880 Mã lực
Cái này hay, nhưng phải tùy tính huống
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng các cụ, vì em thấy bài hay nhưng hình như có vẻ hơi nhiều lý thuyết nên mong các bác nào có kn đổ đèo vào giúp.
Lỡ mà có xuyên Việt gặp đèo thì đỡ run hơn.
XV cũng không nhiều đèo dốc lắm. Từ HN vào SG, cụ phải đi qua một số đèo : Ninh bình (nếu có thể cho là đèo), Hà tĩnh - Quảng bình, đèo Ngang đã thành hầm. Huế có 2 đèo: Phú gia và Phước tượng. Hải vân thì chạy hầm. tới Phú yên có Cù mông, hết Phú yên có đèo Cả. Còn mấy cái đèo dốc nhỏ nhỏ thì không đáng kể (Yên ngựa, Rọ tượng..)
Cụ đi lên mấy tính phía Bắc, hoặc lên Tây nguyên thì mới nhiều đèo dốc cao.

Kinh nghiệm đi đèo của em là:

- Xử côn, ga, số nhuyễn. Nếu đi đường bằng còn bỡ ngỡ thì đừng nên đi đèo.
- Cua chắc và tròn.
- Nắm vững luật ly tâm: vòng cua cỡ nào thì được đi nhanh bao nhiêu.
- Cua khuất: không được vượt liều. Đi đúng phần đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Những chỗ quan sát dc thì nên cắt cua xe đỡ lắc và giảm độ dài quãng đường, nhìn rõ chẳng có ai mà vẫn ôm cua đúng làn thì cũng hơi máy móc.
Nhưng lạm dụng cái này mà lấn làn xe ngược chiều thì cực kỳ nguy hiểm, phải tuỵet đối quan sát dc một khoảng dài k có xe thì mới cắt cua
 
Chỉnh sửa cuối:

taylailuapt

Xe hơi
Biển số
OF-147310
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
100
Động cơ
360,900 Mã lực
XV cũng không nhiều đèo dốc lắm. Từ HN vào SG, cụ phải đi qua một số đèo : Ninh bình (nếu có thể cho là đèo), Hà tĩnh - Quảng bình, đèo Ngang đã thành hầm. Huế có 2 đèo: Phú gia và Phước tượng. Hải vân thì chạy hầm. tới Phú yên có Cù mông, hết Phú yên có đèo Cả. Còn mấy cái đèo dốc nhỏ nhỏ thì không đáng kể (Yên ngựa, Rọ tượng..)
Cụ đi lên mấy tính phía Bắc, hoặc lên Tây nguyên thì mới nhiều đèo dốc cao.

Kinh nghiệm đi đèo của em là:

- Xử côn, ga, số nhuyễn. Nếu đi đường bằng còn bỡ ngỡ thì đừng nên đi đèo.
- Cua chắc và tròn.
- Nắm vững luật ly tâm: vòng cua cỡ nào thì được đi nhanh bao nhiêu.
- Cua khuất: không được vượt liều. Đi đúng phần đường.
Những chỗ quan sát dc thì nên cắt cua xe đỡ lắc và giảm độ dài quãng đường, nhìn rõ chẳng có ai mà vẫn ôm cua đúng làn thì cũng hơi máy móc.
Nhưng lạm dụng cái này mà lấn làn xe ngược chiều thì cực kỳ nguy hiểm, phải tuỵet đối quan sát dc một khoảng dài k có xe thì mới cắt cua
Những kinh nghiệm quý báu!
Cảm ơn các cụ!
Đã cụng ly ạ.
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,831
Động cơ
572,092 Mã lực
Kinh nghiệm của e là cứ làm vài ve lấy tinh thần rồi mới vượt đèo ợ :D
 
Biển số
OF-154411
Ngày cấp bằng
28/8/12
Số km
545
Động cơ
357,890 Mã lực
Kinh nghiệm của e là cứ làm vài ve lấy tinh thần rồi mới vượt đèo ợ :D
Vật chất nằm trong chai
Tinh thần ở ngoài chai
Muốn lên sự nghiệp lớn
Mỗi ngày phải dăm quai...
(st) He he he :))
 

sieuquaybt

Xe đạp
Biển số
OF-146323
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
25
Động cơ
360,950 Mã lực
Em chưa đi đèo bao giờ.
Cảm ơn kn của các cụ ạ.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Đầu tiên trước khi đi đèo núi người lái xe đó nên tìm hiểu xem xe có những hệ thống nào hỗ trợ.Ví dụ như ABS,EBD,ASR,VSC,ESP v.v.....

Tính năng các hệ thống hỗ trợ trên xe
ABS hệ thống chống bó cứng phanh.Chạy xe không có ABS khi phanh bị lết bánh,tuy quãng đường phanh ngắn hơn xe có ABS nhưng không kiểm soát được hướng lái.Thế nên khi phanh xe không có ABS thì nên giảm tốc từ xa ngoài ra còn kết hợp dồn số(xe MT).Còn đang đi xe không có ABS rồi sang xe có ABS thì nên phanh sớm hơn vì quãng đường phanh dài hơn và phải kết hợp đánh lái.Nhưng nếu chạy quá nhanh mà đánh lái thì khi phanh(nhất là xe không có ABS) đến khi bánh dừng quay nhưng lực quán tính còn quá lớn hoặc đường mưa thì dễ bị văng đuôi xe

EBD hệ thống hộ trợ phân phối lực phanh điện tử.Trong các tình huống khẩn cấp mà phanh xe sẽ phanh cả 4 bánh.Có hệ thống này khi phanh sẽ không bị cắm đầu như những xe chỉ có ABS.Khi cua bình thường xe có hệ thống EBD này phanh hiệu quả hơn đối với xe có và không có ABS

ASR hệ thống chống trơn trượt khi tăng tốc.Với xe không có hệ thống này khi đi đường trường tránh bị ép ra vệ đường vệ cỏ.Bởi chỉ cần khi xe ngược chiều vượt nhau ép xe của bạn vào vệ cỏ thì rất dễ bị trượt và quay ngang.Đối với xe không có là phải phanh trước và phải phanh trên đường nhựa hoặc đường mà cả 4 bánh đi trên đường có loại mặt đường giống nhau.Không nên phanh xe mà 2 bánh bên lái trên đường nhựa còn 2 bánh kia trên vệ cỏ,đường đất.Còn xe có lắp thì xe bị trượt là phanh xe tự phanh các bánh xe khác nhau để phù hợp.Ngoài ra khi đi đường trơn như đường có đất nhão cái này cũng rất có hiệu quả.Với xe không có thì tốt nhất nên quay đầu hoặc dừng lại khi đi đường trơn trượt

ESP Hệ thống cân bằng điện tử.Với hệ thống này giúp xe ổn định khi ôm cua xe có hệ thống này giúp xe cua nhanh và gọn xe hơn.Với xe không có tránh ôm cua trên các cung đường quanh co trên 60km/h,đường đèo núi trên 50km/h nếu không xe sẽ bị trượt đuôi tạo ra các cú driff nhẹ.Nếu chạy nhanh sẽ dễ tạo ra các cú driff mạnh và dẫn đến các tình huống mất lái đó cũng là 1 trong các lý do tại sao đường vắng,đường thẳng xe lại mất lái.Ngoài ra những xe không có không nên chạy nhanh rồi bất ngờ đánh lái sang lần bên để tránh.Quảng cáo xe có ABS là chỉ cần đánh lái tránh các vật cản.Nó có hiệu quả khi bạn phanh gấp,nhưng trong những tình huống khẩn cấp mà bạn phải tránh mà không thể phanh hoặc có những lúc không thể phanh kịp mà chỉ kịp đánh lái thì hệ thống ESP giúp xe ổn định lại hướng xe tránh bị quay xe nếu bạn tránh vật cản rồi trở lại phần đường của mình.Xe không có thì đừng có chạy bám đuôi theo đoàn với những xe có ESP.Bởi những xe có thêm VSC hay ESP nó bám đường hơn nên xe không có hỗ trợ ổn định điện tử hay cân bằng điện tử thì đừng có đuổi theo

Ngoài các hệ thống có và không có thì bạn nên hiểu giới hạn của xe bạn là bao nhiêu.Có những gì hỗ trợ người lái.Xem xe đi tốc độ bao nhiêu là an toàn,cua trên đèo tốc độ bao nhiêu là phù hợp,phanh khẩn cấp xe trôi được bao xa với tốc độ bao nhiêu v.v...Càng không thể đem xe cỏ ra so tốc độ và độ an toàn với xe thể thao

Nếu không tìm hiểu được giới hạn của xe,không hiểu về xe thì cũng mật lắm
 

HaJolie

Xe buýt
Biển số
OF-139456
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
780
Động cơ
374,390 Mã lực
Nơi ở
Nơi đâu cũng là nhà - vợ cả để cho ai
Cụ chắc chuyên lái AT rồi ^^
Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 1 năm), tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:
....
(Nguồn: visuantoancuaban.com)​
Không phải là kinh nghiệm của cụ chủ theard đâu cụ ơi. Vì đã dẫn Nguồn: visuantoancuaban.com
 

cucho

Xe tăng
Biển số
OF-76328
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
1,222
Động cơ
433,240 Mã lực
em chia sẻ với các bác thế này
Vừa rồi e đi Sapa
- Đường đèo: như các bác đã nói, không có gì đặc biệt, chỉ cần chú ý là ổn. Mỗi tội leo đèo tốn xăng lắm mà xuống cũng chẳng dám đi nhanh. Tóm lại đi đèo dốc là tốn xăng hơn đường bằng rất nhiều, chẳng tận dụng đc quán tính như đng bằng phẳng
- Em đi AT nên lúc xuống tham quan các bản dưới thung lũng đường rất xấu. và độ dốc cao. Khi quay đầu giữa chừng hoắc dừng đỗ đều phải dùng 2 chân. Chân trái gìm phanh, chân phải mớm tí ga rồi lựa mà lùi - tiến. Vì độ dốc lớn quá máy không gìm đc. Nhả phanh là xe từ từ trôi, ngay cả khi cài số D hay R.

Vậy bác nào sắp đi đường đèo núi AT thì tham khảo nhé

Em thấy đi đường đèo không trở ngại gì ngoài việc phải tập trung cao độ và không đi nhanh được. Vây thôi
 

thaibinhdutu

Xe buýt
Biển số
OF-80813
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
642
Động cơ
423,152 Mã lực
em chia sẻ với các bác thế này
Vừa rồi e đi Sapa
- Đường đèo: như các bác đã nói, không có gì đặc biệt, chỉ cần chú ý là ổn. Mỗi tội leo đèo tốn xăng lắm mà xuống cũng chẳng dám đi nhanh. Tóm lại đi đèo dốc là tốn xăng hơn đường bằng rất nhiều, chẳng tận dụng đc quán tính như đng bằng phẳng
- Em đi AT nên lúc xuống tham quan các bản dưới thung lũng đường rất xấu. và độ dốc cao. Khi quay đầu giữa chừng hoắc dừng đỗ đều phải dùng 2 chân. Chân trái gìm phanh, chân phải mớm tí ga rồi lựa mà lùi - tiến. Vì độ dốc lớn quá máy không gìm đc. Nhả phanh là xe từ từ trôi, ngay cả khi cài số D hay R.

Vậy bác nào sắp đi đường đèo núi AT thì tham khảo nhé

Em thấy đi đường đèo không trở ngại gì ngoài việc phải tập trung cao độ và không đi nhanh được. Vây thôi
Em không hiểu cụ đi xe AT gì mà có thể vặn méo thân dùng 2 chân ạ!
Em lái cũng mới mới nhưng Tây Bắc - Đông Bắc em cũng lượn lờ cả rồi, vào cua thì em cứ chắc ăn là đi đúng phần đường giảm tốc chân kê phanh, còi thì em không bóp mấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top