Các cụ 6x, 7x hẳn còn nhớ ngày trước, quần áo và chăn hiếm, chỉ có áo bông, chăn bông, dùng lâu bông nó vón lại... Vậy là trước mùa đông phải mang đi bật lại, ấy thế cho nên cái nghề bật bông đâu đâu cũng có. Dụng cụ bật bông rất đơn giản, đó là 1 cái khung chữ nhật khuyết 1 cạnh, ở cạnh khuyết đó căng 1 dây thép, người thợ đưa cái dây vào đám bông rồi dùng 1 cái gậy gỗ đập vào dây thép, dây nó rung lên làm tơi bông ra, tiếng bật nghe khá đặc trưng : bậc bậc, bưng bưng...
Bật bông còn dùng làm tơi bông nguyên liệu để may chăn, áo, mũ bông...
Chăn áo bông tuy dày mà ko được ấm cho nên khi trời lạnh buốt mới thêm nhiều biện pháp nữa như : Đốt than trong nhà, đi học thì mang theo ống bơ than, mỗi thằng một cái ống bơ, đục lỗ, nhồi than bên trong, buộc 1 cái dây rồi quay tít mù. Hồi e ở Hà Nội thêm 1 kinh nghiệm nữa khi qua cầu là lót giấy báo vào ngực, mặc áo mưa cũng đỡ
Giờ thì khá hơn nên nghề bật bông cũng ko còn mấy, cái ống bơ cũng chỉ lác đác trên miền núi cao...