Nhiều loại gỗ nguồn gốc Châu Phi và Nam Mỹ có tên dài cả gang tay, mà việc tìm ra tên khoa học chính xác của nó đến kỹ sư lâm nghiệp cũng bối rối. Dân buôn gỗ cứ thấy đặc điểm sinh học giống loại gỗ nào thì đặt tên cho nó như vậy và kèm theo xuất xứ khai thác đằng sau. Rất có thể sau này sẽ xảy ra tình trạng nhiều loại gỗ có giá thành rẻ nhưng lại thực sự là gỗ quý và ngược lại.
Vấn đề pháp lý cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt những ai tham gia buôn bán gỗ tròn, thành khí hoặc bán thành phẩm không đủ giấy tờ kèm theo. Buôn bán các sản phẩm đồ gỗ đã chế tác thì đa phần là đã được hợp thức hóa nên cũng đơn giản hơn.
Chả cứ gỗ châu Phi hay Nam Mĩ, mà gỗ nào thì cũng có tên khoa học thường là dưới dạng danh pháp 2 phần, gồm 2 từ la-tin (từ trước chỉ chi, từ sau chỉ loài) loằng ngoằng khó nhớ. Chí có điều khi ở trong nước nói chuyện với nhau thì đinh, lim, sến táu nghiến ngủng nghe có vẻ dễ hiểu. Nhưng khi gỗ có nguồn gốc từ nơi khác thì tên thường gọi chỉ có tính tương đối, và muốn chính xác thì phải dựa vào tên khoa học. Tất nhiên là trong giao dịch hàng ngày trên thị trường thì ít ai mang cái tên la-tin loằng tà là ngoằng kia ra để mà nói, nhưng nếu để nắm chắc thông tin về loại gỗ mình làm việc thì cũng cần phải biết.
Chẳng hạn mẫu gỗ này, theo các cụ gọi là "Hương đỏ" có được không?
Gọi nó là gỗ "hương" vì tên khoa học của nó là "Pterocarpus soyauxii", cùng họ "Pterocarpus" của Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gọi là "hương đỏ" vì nó có màu đỏ.
Theo các cụ thì giá bán lẻ loại gỗ này trên thị trường bây giờ khoảng bao nhiêu một m3?