- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 16,675
- Động cơ
- 567,456 Mã lực
19. Kinh nghiệm chơi đồ gỗ mỹ nghệ:
I. Các chủ đề, các tích cổ phổ biến trong chế tác gỗ mỹ nghệ:
- Tứ Dân, Tứ Linh, Tứ Quý trong nghệ thuật chế tác(Bài của bác Khoa Úc)
Bài viết chỉ là chút chia sẻ về kiến thức mà người viết học được. Mong được đóng góp về mặt kiến thức cho bài viết hoàn thiện hơn. Đa tạ.
Chú thích:
1. Tứ Dân trong bài này chỉ gói gọn trong phạm vi điêu khắc mỹ nghệ.
2. Các giả dụ trong bài là đa số và trung bình.
3. Đông Nam Á = ĐNA, Việt Nam = VN, Trung Quốc = TQ
4. Điêu khắc mỹ nghệ = ĐKMN
Mục đích
Chứng minh sự liên kết hệ thống và chặt chẽ giữa Tứ Linh, Tứ Dân và Tứ Quý.
A. Vào đề
Tiếp theo loạt bài về Bộ Tứ với sự nhiệm mầu của Tứ Linh trong"Bộ Tứ: Tập 1 --- Tứ Linh", chủ đề Tứ Dân, Tứ Quý và sự liên hệ giữa 3 Bộ Tứ trong điêu khắc mỹ nghệ (ĐKMN) sẽ được phân tích tìm hiểu trong bài này một cách khách quan. Những quy luật từ nghìn xưa sẽ được giải thích rõ, qua đó thấy được sự liên kết giữa Tứ Linh, Tứ Dân và Tứ Quý không phải là ngẫu nhiên tuỳ tiện.
B. Ý nghĩa của Tứ Dân(Ngư, tiều, canh, mục)
Thời xa xưa khoảng vài nghìn năm trước, con người chỉ biết đến Tứ Dân như là ngành nghề chính để tồn tại và tiêu khiển. Thú vui tao nhã hoà quyện với thiên nhiên tạo sự hữu ích và thảnh thơi. Khi xã hội phát triển với nhiều thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, thú vui điền viên của người xưa đã bị sao lãng phần nào nhưng vẫn còn rất nhiều người ghi nhớ và thực hiện thú tiêu khiển Tứ Dân trong thời "hại điện" @ này!
Tứ Dân gồm Ngư, Tiều, Canh, Mục chỉ Ngư Phủ, Tiều Phu, Nông Phu, Mục Phu. Đây là 4 thú điền viên mà người xưa thường cho rằng có thể làm cho tâm sáng, bụng đặc, trí thảnh thơi mà thành công quả sau này. Tổng quát hơn, Tứ Dân thuộc 12 nghề mà chế độ phong kiến xưa chia ra 3 tầng lớp: Quyền lực, Nghành nghề và Tiêu khiển. Liệt kê như sau:
Quyền lực:
1. Công
2. Hầu
3. Bá
4. Tước
Ngành nghề:
5. Sĩ: bàn giấy
6. Nông: nông nghiệp
7. Công: công nhân
8. Thương: doanh nghiệp
Tiêu khiển:
9. Ngư
10. Tiều
11. Canh
12. Mục
Mà đối với các cô gái đến tuổi lấy chồng thời xưa, thường được ví nôm na là "Thân gái dặm trường 12 bến nước, trong nhờ đục chịu". Chú ý là tầng lớp người tu hành hay sư không có trong "12 bến nước" vì họ không thể kết hôn! Trong xã hội @ với "you và me", 4 tầng lớp đầu có thể nói đã không còn tồn tại, nhưng tầng lớp 5-12 vẫn đóng góp 1 phần không nhỏ cho xã hội đương thời.
Cũng cần nói thêm rằng tầng lớp Quyền lực thường đi đôi với sự sung túc, giàu sang nên không xuất hiện trong Tứ Dân cho thấy đa số các vị trong tầng lớp này thường (i) không đạt được sự thảnh thơi mà phải nhức đầu đối phó, xử lý, quyết định, ... việc hành chính cho guồng máy nhà nước và (ii) không dân dã, gần gũi với bá tánh. Mặc dù thế, những vị quan thanh liêm như Bao Công là một trong số ít các vị quan rất được tín ngưỡng trong nhân gian.
C. Ý nghĩa và điêu khắc với Tứ Quý
Tương tự như Tứ Dân, Tứ Quý thường chỉ 4 loài cây và hoa tượng trưng cho 4 mùa:
1. Tùng (Mùa Đông),
2. Cúc (mùa Thu),
3. Trúc (mùa Hạ),
4. Mai (mùa Xuân).
Có thể nói điêu khắc với Tứ Quý thuộc về mảng điêu khắc chim hoa tinh xảo. Cây Tùng là hình tượng điêu khắc rất quen thuộc và chủ quan cảm nhận hàm chứa tính huyền bí bởi Tùng là loài cây thọ nghìn năm, có thể mọc trên những vách núi cheo leo hứng thở sương gió ngọt bùi chông gai của thời gian, chứng kiến những thành tựu và sụp độ của vạn vật. Tùng thường gắn liền với Hạc, một linh thú trong Đạo Giáo.
Cúc là một loài hoa lặng lẽ, không nổi bật như Mẫu Đơn là một loài hoa miêu tả sự phú quý vinh hoa. Khi tàn Cúc rũ xuống và héo đi chứ không rụng, nôm na "dù chết nhưng không bị khuất phục".
Trúc chỉ chung các loài Tre chứ không đơn thuần chỉ là cây trúc ở VN. Trúc được biết đến với thân thẳng ruột rỗng tượng trưng cho sự ngay thẳng không tinh vi xảo quyệt. Trúc cũng là biểu tượng của đấng quân tử.
Mai cánh mỏng, 5 cánh, nở rộ khi Xuân về. Lúc giao mùa Đông-Xuân tuyết chưa tan, những cánh Mai mỏng manh nở rộ trước gió Xuân se lạnh, mặc cho điều kiện khắc nghiệt.
Tứ Quý cũng không hẳn là Tùng, Cúc, Trúc, Mai như trên mà có thể là Mai, Lan, Cúc, Trúc hay Đào, Lan, Cúc, Trúc, ... Mục đích chính của Tứ Quý là diễn tả sự luân chuyển 4 mùa của thời gian nên không có sự áp đặt cứng nhắc.
D. Điêu khắc với côn trùng, nụ lá, chim hoa --- Nhận xét chủ quan
Ở trên đề cập Tứ Quý với 4 loài hoa tiêu biểu, vì thế ngoài tượng và linh thú, chủ đề chim hoa cũng rất quan trọng trong ĐKMN. Chủ đề thiên nhiên gồm các sinh vật nhỏ như chim én, bướm, chuồn chuồn, châu chấu, kiến, bọ ngựa, ... và hoa lá như mướp, sen, phù dung, cỏ, ... bắt nguồn từ hội họa trên giấy do các họa sĩ TQ sáng tác với những bức tranh sống động phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 7, đời Đường. Ý nghĩa và ảnh hưởng của chim hoa phụ thuộc vào ý niệm của người họa sĩ, đồng thời cũng là thi sĩ vào thời đó. Ví dụ, thi sĩ/họa sĩ TQ nổi tiếng Đào Tiềm đời Tấn là người từ quan sống ẩn dật và ông thường uống rượu, vẽ và thưởng thức hoa Cúc với những vần thơ ca ngợi cuộc sống điền viên không màng danh lợi. Từ đó Cúc gắn liền với sự ẩn dật. Trước thế kỷ thứ 7, với quan niệm "Nhất tượng, nhì thú, thứ đến chim hoa" nên hoa lá chim muông chỉ được dùng phụ họa để tôn lên vẻ đẹp của các chủ đề khác.
Chủ đề chim hoa đòi hỏi sự tinh xảo trong điêu khắc và chi tiết khi gọt nạo của người thợ. Đi xa hơn nữa, điêu khắc chim hoa phải thật và sống, ví dụ: cánh hoa mỏng, lá mỏng, chim, thú phải mềm mại với lông, cánh, vảy được tỉa kỹ. Chủ quan nhận xét, những pho chim hoa với cổ chim thường hay bị nghẹo hoặc bị quá mỏng nhìn phản cảm. Vảy chim nên được tỉa kỹ nhưng nếu làm kỹ và thật thì người mua nhiều lúc "không muốn chi nhiều cho công thợ" nên thợ đành làm "qua loa, miễn có là được". Mây, một chi tiết không thể thiếu trong ĐKMN, theo quan điểm cá nhân nên được tạc thành dải dài thì sẽ tượng hình và đẹp hơn mây hình tròn. Ngày nay, mặc dù tư tưởng "Nhất tượng, nhì thú, thứ đến chim hoa" vẫn tồn tại, song song với tượng và linh thú, điêu khắc chim hoa tinh xảo lập ra một mảng lớn trong điêu khắc ở ĐNA và rất đáng để người chơi thưởng thức ngưỡng mộ.
Hình 1d: Điêu khắc tinh xảo mướp và kiến trên mun sừng.
E. Sự liên kết giữa Tứ Dân và Tứ Quý
Tứ Dân thường được tạc với Tứ Quý: Tùng, Cúc, Trúc, Mai hoặc được tạc riêng rẻ. Việc liên kết Tứ Dân và Tứ Quý rất hợp lý vì Tứ Dân cần sự phụ hoạ của hoa lá và tiểu cảnh để làm sinh động bối cảnh. Tứ Quý tương ứng với 4 mùa trong năm và sự kết hợp giữa Tứ Dân và Tứ Quý cũng cần có sự tương ứng chặt chẽ chứ không nên tuỳ tiện theo ngẫu hứng như trào lưu hiện nay.
"Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng 2 trồng đậu tháng 3 trồng cà..." --- Ngạn ngữ
Cho thấy mùa Xuân khai mã đầu năm nên Canh-Mai được đi kèm. Ghi nhận rằng nghề nông bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào khoảng tháng 10 Âm Lịch khi gặt hái đã gần xong. Trong các tháng 11, 12, 1 Âm Lịch người nông dân nghỉ ngơi và chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Các tháng 11, 12, 1 Âm Lịch thuộc vào nửa cuối mùa Đông và đầu Xuân nên Canh không thể tương ứng với Tùng và Cúc.
"Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo..." --- Nguyễn Khuyến
Cho thấy Ngư-Cúc nên được đi kèm. Có thể lý giải phản biện rằng Ngư-Cúc không chặt chẽ nếu chỉ dựa trên bài thơ của Nguyễn Khuyến! Nhưng sự kết hợp Ngư-Cúccó thể coi là hợp lý như phân tích khách quan bên dưới.
Giả dụ như Ngư-Cúc là đúng, còn lại 2 mùa Đông, Hạ và 2 thú tiêu khiển Tiều, Mục. Mùa Đông thường lạnh nên ta liên tưởng đến Tiều: lên non đốn củi về sưởi ấm, gia súc cũng được cho trú Đông, sưởi ấm, ăn cỏ khô cầm hơi, vì thế Tiều-Tùng và Mục-Trúc nên được kết hợp. Hình tượng Mục-Trúc được ghi nhận qua quá trình "loại dần" bên trên. Suy nghĩ về hình tượng này: mục đồng thổi sáo, với cây gậy trúc nho nhỏ trên lưng trâu lững thững lùa đàn trâu lúc chiều tà về chuồng, một hình ảnh bình dị nên thơ đã được thể hiện rất nhiều trong thi ca, hội họa và điêu khắc VN, nên khách quan cảm nhận Mục-Trúc là hài hoà và hợp lý. Qua phân tích, cho thấy giả dụ Ngư-Cúclà đúng vì đã cho sự hài hoà trong 2 kết hợp Mục-Trúcvà Tiều-Tùng.
F. Sự liên kết giữa Tứ Quý, Tứ Dân và Tứ Linh
Theo Tứ Linh: Rồng-mùa Xuân, Lân-mùa Thu, Quy-mùa Đông, Phụng-mùa Hạ là hợp lý. Theo Tứ Quý-Tứ Dân: Ngư-mùa Thu, Tiều-mùa Đông, Canh-mùa Xuân, Mục-mùa Hạ như đã được diễn dãi ở trên. Từ đó có thể thấy được sự liên kết hợp nhất cho Tứ Quý, Tứ Linh và Tứ Dân. Cụ thể có 4 cách kết hợp cho nhu cầu ĐKMN vào mỗi mùa như sau:
1. Mùa Xuân --- Rồng-Canh, Rồng-Mai, Canh-Mai hay Rồng-Canh-Mai.
2. Mùa Hạ --- Phụng-Mục, Phụng-Trúc, Mục-Trúc hay Phụng-Mục-Trúc.
3. Mùa Thu --- Lân-Ngư, Lân-Cúc, Ngư-Cúc hay Lân-Ngư-Cúc.
4. Mùa Đông --- Quy-Tiều, Quy-Tùng, Tiều-Tùng hay Quy-Tiều-Tùng.
Để ý rằng Rồng-Canh là hợp lý vì Rồng phun mưa, tươi tốt cho mùa màng canh tác. Rồng-Mai đánh dấu mùa Xuân đâm chồi nảy lộc. Quy là biểu tượng trường tồn rất thích hợp với Tùng. Các cách kết hợp theo 4 mùa như trên căn cứ vào các lập luận về tương ứng của phong thủy cộng với ý nghĩa của Tứ Linh, Tứ Quý và Tứ Dân. Để thử nghiệm các lập luận trên, xin đưa ra 2 dẫn chứng thiết thực:
1. Chủ đề Tùng-Hạc là chủ đề đã luôn được công nhận, nói lên sự trường thọ và thanh cao. Quy trong Tứ Linh thường gắn liền với Hạc trong "Quy đội Hạc". Không những thế Quy thuộc mùa Đông theo Tứ Linh, trùng hợp với Tùng cũng thuộc mùa Đông theo Tứ Quý, nên sự phân tích đưa ra trong bài là có căn cứ và đúng. Sự trùng hợp này cá nhân không biết có ngẫu nhiên hay không? Mặc khác, chủ đề Quy-Tiều cũng xuất hiện nhưng ít.
Bàn thêm về hình tượng "Quy đội Hạc": Quy bơi lội giỏi nhưng không bay được, Hạc thì bay cao. Khi nước triều dâng cao, Hạc nhờ Quy mà sinh tồn. Khi nước rút đi, Quy lại dựa vào Hạc. Cặp đôi Quy-Hạc vì thế tương trợ cho nhau và là 2 linh thú quan trọng trong Đạo Giáo. Hình tượng "Quy đội Bia đá" cũng rất phổ biến nhưng qua thời gian chuyển thành "Quy đội Hạc".
2. Chủ đề nổi tiếng Kê-Cúc liên kết Kê với mùa Thu, theo Tứ Linh tương ứng với Lân. Mặt khác, Cúc tương ứng với mùa Thu trong Tứ Quý chứng minh phân tích trong bài này rất hợp lý.
G. Kết luận:
1. Tứ Dân và Tứ Quý là 2 đề tài gần gũi trong điêu khắc ở Đông Nam Á.
2. Sự kết hợp giữa Tứ Dân và Tứ Quý: Ngư-mùa Thu, Tiều-mùa Đông, Canh-mùa Xuân, Mục-mùa Hạ, cụ thể như sau:
Ngư-Cúc-Lân,
Tiều-Tùng-Quy,
Canh-Mai-Long,
Mục-Trúc-Phụng
là hài hoà trong điêu khắc và không nên kết hợp một cách tuỳ tiện.
3. Sự hiện diện của Tứ Dân và Tứ Quý mang lại sự may mắn trong tín ngưỡng và sự hoà nhập vào thiên nhiên của người chơi thông qua điêu khắc mỹ nghệ.
4. Vì có sự liên quan chặt chẽ với Tứ Linh, hình tượng Tứ Dân và Tứ Quý cầu may mắn và có tầm ảnh hưởng rất lớn cho sự thịnh vượng của người sở hữu.
Mong được đóng góp về mặt kiến thức cho bài viết hoàn thiện hơn. Đa tạ.
Chú thích:
1. Các chữ viết tắt:
Việt Nam = VN
Trung Quốc = TQ
Đông Nam Á = ĐNA
Điêu khắc mỹ nghệ = ĐKMN
2. Xin mod cho post hơn 12 hình. Cảm ơn.
A. Vào đề
Điêu khắc mỹ nghệ (ĐKMN) thường gắn liền với tín ngưỡng và niềm tin tâm linh đúc kết qua hàng nghìn năm. ĐKMN vì thế có bề dày lịch sử và thường mang tính "gia trưởng" với những quy luật "bất di bất dịch". Một trong những quy luật này là cách dùng những con số, với số 4 bị xem là số "chết" vì cách phát âm theo tiếng Quan Thoại nghe giống chữ "chết"! Một số nơi ở Hong Kong không có tầng 4 cho thấy tín ngưỡng "sợ" số 4 rất đậm!
Hình 1: thang máy của một toà nhà cao tầng ở Hong Kong không có tầng 4!
Số 4 là 2 cặp, 2x2, trong văn hoá VN mang tính chặt chẽ vững chắc. Tứ hướng, bốn phương, Tứ Quý, "tứ đổ tường", "tứ mã phanh thay", tứ Bất Tử thuần Việt gồm Thánh Mẫu, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Sơn Tinh, tứ Đại Thiên Vương là bốn Vị Hộ Pháp của Phật Giáo, 5 Châu 4 Bể, "Tứ Hải vai huynh đệ"... miêu tả sự ảnh hưởng khá sâu sắc của số 4. Nhưng vì ĐKMN chịu sự ảnh hưởng và tín ngưỡng của TQ mà số 4 thường không được tạc chung với các Vị như Phật Di Lặc 4 Tặc là 1 ví dụ điển hình. Người viết từ những dòng suy nghĩ trên mà cảm thấy số 4 bị "hắt hủi" và tự khách quan tìm tòi sự huyền diệu của "con số chết" này!
Thật ra, số 4 không đến nỗi "tệ" lắm với những đề tài ĐKMN rất phổ biến:
1. Tứ Linh: 4 linh thú
2. Tứ Quý: 4 loài hoa cho 4 mùa
3. Tứ Dân: 4 thú tiêu khiển
4. Tứ Bất Tử thuần Việt (chưa thấy tạc chung)
5. Tứ Đại Thiên Vương (chưa thấy tạc chung)
có tầm ảnh hưởng sâu đậm và tín ngưỡng rất cao.
B. Tứ Linh là gì?
Tứ Linh là một đề tài ĐKMN rất quen thuộc ở VN và TQ. Tứ Linh gồm 4 linh thú: Long, Lân, Quy, Phụng tương ứng với 4 chòm sao ở 4 hướng Đông, Tây, Bắc, Nam: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Ý nghĩa của Tứ Linh vì thế rất mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng đến thái cực vũ trụ, giao mùa và hoà quyện cân bằng trong thiên nhiên.
B1. Sao Thanh Long
Sao Thanh Long hay Rồng Xanh tượng trưng cho mùa Xuân và trấn ở hướng Đông.
Hình 1a: Long hay Rồng
Chòm sao Thanh Long gồm:
1. Giác Mộc Giảo (sao Giác)
2. Cang Kim Long (sao Cang)
3. Đê Thổ Lạc (sao Đê)
4. Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
5. Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
6. Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
7. Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Giới tính của Rồng cũng còn bí ẩn.
B2. Sao Bạch Hổ
Sao Bạch Hổ hay "Hổ Trắng" tương ứng với mùa Thu và trấn ở hướng Tây. Bạch Hổ là một hoá thân của Kỳ Lân. Chữ "Lân" chỉ giống nữ và "Kỳ" là giống nam.
Hình 1b: Bạch Hổ
Chòm sao Bạch Hổ gồm:
1. Khuê (sói),
2. Lâu (chó),
3. Vị (trĩ),
4. Mão (gà),
5. Tất (quạ),
6. Chủy (khỉ) và
7. Sâm (vượn).
B3. Sao Huyền Vũ
Sao Huyền Vũ hay Quy Đen tượng trưng cho mùa Đông và trấn ở hướng Bắc.
Hình 1c: Quy
Chòm sao Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm:
1. Đẩu (cua),
2. Ngưu (trâu),
3. Nữ (dơi),
4. Hư (chuột),
5. Nguy (én),
6. Thất (heo) và
7. Bích (nhím).
Sao Huyền Vũ tương ứng với Vị Thần trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ hay Thượng Đế, biểu tượng của trường tồn và trí tuệ. Vị Thần này được bá tánh tín ngưỡng trong việc cầu mưa thuận gió hoà cho nghề nông.
B4. Sao Chu Tước
Sao Chu Tước hay Chim Đỏ tượng trưng cho mùa Hạ và trấn hướng Nam. Chữ "Phụng" chỉ loài Tước nam và "Loan" là loài Tước nữ.
Hình 1d: Phụng
Chòm sao Chu Tước gồm:
1. Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
2. Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
3. Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
4. Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
5. Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
6. Dực Hỏa Xà (sao Dực)
7. Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Theo tuần hoàn 4 mùa Đông, Bắc, Tây, Nam tương ứng với Long, Quy, Lân, Phụng có thể thấy được sự liên hệ mật thiết của Long-Phụng, Long-Quy và Lân-Quy. Qua các chủ đề điêu khắc phổ biến như "Quy hoá Long", "Cá hoá Long" có thể nói Long là linh vật đứng đầu trong Tứ Linh. Cùng với Phụng, Long có hình thể dài và uyển chuyển, tạo sự mềm mại trong điêu khắc Tứ Linh.
Sự liên hệ Lân-Quy có thể thấy qua những tác phẩm điêu khắc tinh xảo với cặp Kỳ Lân và cặp Long Quy mà giới ĐKMN rất ngưỡng mộ. Sự sáng tạo của con người còn đi xa hơn với các hình tượng Long-Lân qua "Lân đầu Rồng", một biến hoá của Kỳ Lân, mặc dù Lân-Long không đứng sát nhau trong hệ tuần hoàn. Tuyệt nhiên không thấy điêu khắc: (1) "Phụng hoá Long" hay "Long hoá Phụng", (2) "Quy hoá Phụng" và (3) "Lân hoá Phụng". "Lân hoá Phụng" thì không thể vì không cùng giới tính! Do đó có thể nói Phụng đứng sau Long trong Tứ Linh và khẳng định 1 lần nữa Rồng là một linh thú đứng đầu trong Tứ Linh.
Hình 1e: Long-Quy
C. Căn cơ và bí ẩn của Âm Dương
"Tâm là cái hư không trống rỗng" --- Phật Giáo Thiền Tông
Tứ Linh bắt nguồn từ Thái Cực hay Âm Dương = Yin Yang. Thái Cực bắt nguồn từ Vô Cực = Hư Không. Chú ý rằng Vô Cực có thể rất lớn hay có thể rất nhỏ. Vậy có thể nói Tứ Linh bắt nguồn từ Đạo Giáo. Nhưng Hư Không = Trống Rỗng chỉ Tâm trong Phật Giáo. Từ đó cho thấy:
(i) Tứ Linh bắt nguồn từ Đạo Giáo,
(ii) Tứ Linh bắt nguồn từ Tâm trong Phật Giáo,
(iii) Đạo giáo và Phật Giáo đều bắt nguồn từ Hư Không và như đã phân tích trong bài "Thập Bát La Hán --- Tiểu Luận 2".
Hình 2a: Hư Không và Thái Cực
Hình 2b: Sơ đồ Bát Quái được dùng trong phong thủy từ xưa bằng cách gieo 3 đồng tiền Âm Dương cho 2^3=8 quẻ.
Hình 2c: Sơ đồ Tứ Linh, tuân theo căn số 2 bằng cách gieo 2 đồng tiền Âm Dương cho 2^2=4 quẻ. Tác giả vẽ ra sơ đồ này dùng chung một lập luận như cách thiết lập sơ đồ Bát Quái. Chú ý sự tương đồng hệ thống rằng nếu lấy ra 4 quẻ Tốn, Đoài, Chấn, Cấn và chỉ dùng 2 thanh đầu, sơ đồ Bát Quái trong Hình 2b sẽ trở thành sơ đồ Tứ Linh trong Hình 2c.
Qua Hình 2a, Hư Không chỉ có một nguyên tố và là biểu tượng của Thiền hay Zen. Đây là điểm then chốt liên can Đạo Giáo và Phật Giáo từ lúc sơ sinh. Theo Lão Tử, Hư Không là khởi nguồn của Vũ Trụ lúc ban sơ và không thể cảm được qua ngũ quan của con người. Năm sắc màu của Hư Không là: (1) không nghe được, (2) không thấy được, (3) không sờ được, (4) không nếm được và (5) không ngửi được. "Không cảm được" cũng được công nhận là sắc màu thứ 6. Vì thế số 5 và 6 Tặc thường được thấy thể hiện với Phật Di Lặc.
"Ngũ Tặc là Ngũ Uẩn Giai Không: năm nhóm gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức..." --- "Vân Lê"
Thái Cực là 2 nguyên tố Âm và Dương và chỉ đứng sau Hư Không hay Tâm nếu dựa vào hệ thống "binary" trên căn số 2. Âm Dương có thể hiểu là Trái-Phải, Có-Không, Trên-Dưới, Trong-Ngoài,...: mọi thứ trên đời đều có mặt trái và mặt phải, Trái sinh ra Phải và Phải sinh ra Trái, tuy Trái nhưng không phải Trái và tuy Phải nhưng không phải Phải. Trong thiền Tông, Có sinh ra Không và Không sinh ra Có là đạo lý của Thiền hay Zen: Có mà Không, Không mà Có. Tuy tương khắc nhưng thật ra là hỗ trợ cho nhau. Theo cảm nhận cá nhân, Hư Không nảy sinh vạn vật và do đó Hư Không là "Không" và "Âm Dương" là Có. "Âm Dương" miêu tả sự liên kết của vạn vật sau khi được tạo ra từ Hư Không và Âm Dương giữ một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và vận hành của sự sống. Âm Dương tạo Vô Cực = Hư Không như phân tích bên dưới nên có thể thấy rõ rằng Có tạo Không và Không tạo Có là nguyên lý vận hành của Vũ Trụ và đồng thời là nguyên lý của Zen.
D. Căn cơ và bí ẩn của Tứ Linh
Tứ Linh là 4 nguyên tố và Bát Quái là 8 nguyên tố do sự phối hợp giữa các hình thể hay quẻ của Âm và Dương mà ra. Số 8 ("bát") còn là số tài vận vì khi phát âm theo tiếng Quan Thoại nghe giống chữ "Phát" nên người TQ rất tín ngưỡng số 8. Bàn thêm về Bát Quái, chỉ 8 quẻ khác nhau khi gieo 3 đồng tiền Âm Dương và Bát Tiên là 8 Vị Tiên ở Đảo Bồng Lai trong Đạo Giáo, cũng liên quan đến số 8 nên số 8 vừa có ý nghĩa cầu tài vừa mang nguồn gốc tâm linh từ Đạo Giáo rất cao, rất đáng để được tín ngưỡng.
Tổng quan cho thấy, căn số 2 trong khoa học thực tiễn là nguồn gốc để thiết lập hệ thống Âm Dương mà Lão Tử và các triết gia xưa đã kỳ công xây dựng qua mấy ngàn năm. Điều này cho thấy khoa học hiện đại đã bắt nguồn từ rất xa xưa, từ thuở sơ khai. Ngoài căn số 2, còn có căn số 6 cho lập trình máy tính dùng "ngôn ngữ thấp" như "assembly", càng thấp thì càng khó, ví dụ "C" là ngôn ngữ "cao cấp" nên dễ hơn! Hệ đếm 10 được dùng trong toán học.
"Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên." --- Lão Tử trong Đạo Đức Kinh.
Âm Dương của Thái Cực theo máy tính thời @ tương ứng với "0" và "1" trong hệ "binary" dựa theo lũy thừa của số 2 để diễn tả các số lớn hơn. Sự thiên biến là Vô Cực. Theo căn số 2 có thể thấy:
Hư Không = 2^0 = 1 nguyên tố
Thái Cực = 2^1 = 2 nguyên tố
Tứ linh = 2^2 = 4 nguyên tố
Bát Quái = 2^3 = 8 nguyên tố
...
Nếu tiếp tục tăng lũy thừa 2 thì sẽ có 16, 32, 64 (Lục Thập Tứ Thần), 128, 256 (8 bits), ..., 1024 (2^10), ..., ... . Dựa theo lập luận trên, lũy thừa của số 2 tạo các Thánh số mà số 4 là một trong muôn vàn Thánh số được tạo ra theo thuyết Âm Dương để bảo vệ sự vận hành và trường tồn của Vũ Trụ, đó chính là Vô Cực.
E. 16 hay 18 La Hán?
Chú ý rằng số 16 là số các Vị La Hán ghi chép trong Kinh Sutra và 16 chuyển thành 18 trong Thập Bát La Hán từ thế kỷ thứ 10 với sự ra đời thêm của 2 Vị La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ mà nguyên nhân cũng không được rõ ràng. Số 16=2^4 bắt nguồn từ Thái Cực của Đạo Giáo mà có thể tư tưởng phong kiến thời đó muốn tách rời Phật Giáo và Đạo Giáo nên mới có sự hiện diện của 18 Vị La Hán thay vì chỉ 16 Vị.
Theo lập luận trong bài này một cách hệ thống và khách quan, sự bắt nguồn của 16 Vị La Hán từ Âm Dương và Hư Không là một điều hiển nhiên. Sự ra đời của 18 Vị La Hán có thể tóm gọn trong 2 ý chính: (1) tách rời Đạo Giáo và Phật Giáo và (2) số 18 là một số cầu tài. Mời bạn đọc tham khảo bài viết "Thập Bát La Hán --- Tiểu Luận 1/2" để có thêm chi tiết.
F. Nhị Thập Bát Tú
Có thể thấy sự hội tụ của Tứ Linh tạo Nhị Thập Bát Tú tương ứng với số 28 vì tinh tú mà thiên văn TQ cổ đại đặt ra để có thể theo dõi chu kỳ của Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất, hình thành Âm Lịch từ năm 500 Trước Công Nguyên và được chỉnh sửa cho đến năm 4 Trước Công Nguyên thì đã khá hoàn chỉnh.
Rất rõ rằng số 28 không thuộc căn số 2 như lý luận ở trên mà bắt nguồn từ 4 hướng mỗi hướng có 7 tinh tú, tạo tổng số tinh tú là 28, chủ quan nhận xét vô tình là một số cầu tài. Số "7" theo một số tài liệu đã được sử dụng thay cho số "10" trong thời cổ đại mà bằng chứng về việc cúng tế "7x7=49 ngày" vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Sự kết hợp của Nhị Thập Bát Tú với Ngũ Hành và các loài linh thú được dùng trong Tử Vi và phong thủy rất thịnh hành.
Sự ảnh hưởng của Nhị Thập Bát Tú rất sâu rộng và là nền tảng của Tử Vi trong định ngày tốt xấu theo cung Bát Quái, xem tuổi và thuật phong thủy. Trong văn hoá, sao Khuê trong chòm Bạch Hổ chỉ sự đài các, thơ mộng, đẹp đẽ trong thơ văn và bản tính của người thiếu nữ. Sự thành lập của hội Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú cũng dựa trên tên của 28 vì tinh tú và còn nhiều ví dụ khác nữa. Qua những ví dụ và phân tích ở trên, một điều rất rõ ràng: Nhị Thập Bát Tú và Tứ Linh là một nhưng trong các lĩnh vực khác nhau người xưa dùng từ khác nhau nhưng thật ra là có cùng ý nghĩa. Ví dụ, ĐKMN với Tứ Linh và Tử Vi với Nhị Thập Bát Tú. Nếu hoán đổi trở thành "ĐKMN với Nhị Thập Bát Tú" và "Tử Vi với Tứ Linh" có thể tạo sự nhầm lẫn!
G. Thắc mắc
Tại sao Tứ Linh phải là Long, Lân, Quy, Phụng?
Tứ Linh là sự hội tụ của tứ phương trong Vũ Trụ chứ không phải người xưa vô tình suy diễn ra Tứ Linh. Mỗi phương tương ứng với một màu tự nhiên, ngự bởi 1 linh thú và một mùa tự nhiên theo chu kỳ tuần hoàn của Trái Đất: Xuân xanh, Hạ đỏ, Thu trắng Đông đen. Vì mỗi linh thú trần giữ 1 phương, Tứ Linh phải bắt buộc là sự hội tụ của Long, Quy, Lân, Phụng và không có một bộ tứ nào khác có thể thay thế. Nếu Tứ Linh không gồm bốn linh thú trên thì sẽ có sự lệch cân bằng của tự nhiên và công lực của bộ tứ cũng chắc chắn giảm đi rất nhiều.
Rồng có thật sự hiện diện trên Trái Đất?
Rồng là linh vật đã ngàn đời được nhân gian thờ cúng và tín ngưỡng. Có nhiều ý kiến cho rằng Rồng là loài khủng long hiện diện trên Trái Đất trước khi "Đại Hồng Thuỷ" xảy ra. Khởi nguồn sự diệt chủng của khủng long theo khoa học hiện đại là do một thiên thạch va vào Trái Đất gây động đất, sóng thần, hỏa hoạn, ... tiêu diệt toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Có những mẫu đồ cổ 6000 năm tuổi chạm khắc hình Rồng cho thấy tín ngưỡng về Rồng đã có rất xa xưa, từ thuở khai thiên lập địa. Con người nhìn ngắm được hình ảnh Rồng qua hình tượng khủng long tiền sử. Cũng có ý kiến cho rằng Rồng là kết quả tưởng tượng tâm linh của loài người. Kỳ Lân cũng là sự tưởng tượng tâm linh mà hoàng gia thời xưa chỉ thấy được trong mơ. Trong Tứ Linh, Bạch Hổ và Quy là 2 linh vật ta vẫn có thể nhìn ngắm cảm nhận được trong đời thường.
Hổ là chúa rừng xanh và sự hiện diện của Hổ mang lại sự quyền uy và công lực. Theo tư tưởng của Đạo Giáo, Rồng và Hổ là biểu tượng cho đến khoảng thế kỷ thứ 10 khi có sự ra đời của 2 Vị La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ.
Tư tưởng Phật Giáo tin rằng khi giận dữ, tâm con người lồng lộn như Hổ... Rồng dữ cũng bị hàng phục bởi Đức Thế Tôn và các Vị La Hán. Cho nên nhìn nhận khách quan từ nhiều khía cạnh khác nhau, Rồng và Hổ khi ở trạng thái hiền hoà rất đáng tín ngưỡng và nên bị hàng phục nếu trở nên giận dữ quấy phá hại người.
Rồng vàng như Vua Chúa tín ngưỡng có công lực?
Rồng là linh thú có thể bay trên mây, lặn dưới nước và đi trên bộ. Do đó trong Tứ Linh, Rồng đứng đầu. Rồng Vàng có thể được coi là tương ứng với sao Kim Cang, tên đầy đủ là Kim Cang Long tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền và trường tồn.
Màu vàng là màu của "vàng bạc châu báu" cho thấy được sự sung túc. Biểu tượng "Rồng Vàng" vì thế tượng trưng cho sự sung túc và quyền lực mà vị Vua nào cũng mong ước. Nhưng lịch sử cho thấy, đã qua bao đời Vua, đời nào cũng đi đến kết thúc, chỉ là vấn đề thời gian. Nên không hẳn có Rồng là quyền lực và không hẳn có màu vàng là sẽ sung túc! Như đã phân tích ở trên, Rồng Xanh có quyền lực phong thủy rất mạnh và là Rồng uy, không đem lại điềm xấu cho người sở hữu. Sự linh nghiệm của Rồng Vàng hay Rồng Xanh tuỳ thuộc rất nhiều vào cách trưng bày, thời gian trưng bày, số mạng mỗi người, vị trí trưng bày, địa thế trưng bày, ... mà đi xâu vào thực tiễn đòi hỏi kiến thức sâu rộng về thiên văn phong thủy.
Tỳ Hưu, Long Mã, Nghê và Kỳ Lân khác nhau thế nào?
Tỳ Hưu không thuộc Tứ Linh và hiện diện trong một giấc mơ của 1 vị Vua thời Minh ở TQ. Trong mơ, ông ta thấy xuất hiện một linh thú thân Lân, có một sừng, 2 cánh, mặt sư tử chỉ ăn vàng nhưng không nhả đem vào trong cung. Hướng xuất hiện của Tỳ Hưu là trục Bắc Nam thuộc cung Tài. Vua cho tạc tượng Tỳ Hưu tại vị trí đó đồng thời cho chưng tượng của Tỳ Hưu trong cung. Từ khi có hình tượng Tỳ Hưu trong đại sảnh, ngân khố nhà Minh phát triển hẳn. Vì thế, có Tỳ Hưu trong nhà được tin là giữ được tài lộc. Thời phong kiến, không ai được dùng đồ của Vua nên những ông quan thời đó lén lút cho tạc tượng Tỳ Hưu giấu kỹ trong nhà. Thợ tạc cũng âm thầm gọt thêm tượng Tỳ Hưu để giữ lại trong nhà của họ. Tiếng lành đồn xa, hình tượng Tỳ Hưu theo thời gian đã rất phổ biến trong đại chúng. Giới tính của Tỳ Hưu cũng không được tiết lộ.
Hình 2d: Tỳ Hưu
Long Mã chỉ Ngựa đầu Rồng: Ngựa phi ngang nước đại dũng mãnh, Rồng thuộc Tứ Linh có thể bay cao. Ngựa phi ngang tượng trưng cho Vĩ Tuyến và Rồng tượng trưng cho Kinh Tuyến. Long Mã kết hợp chỉ sự rộng lớn vô bề của Trái Đất, tượng trưng cho Trời và Đất. Long Mã theo tiếng TQ có nghĩa là "chúa tể" và biểu tượng Long-Mã dùng nhiều trong binh kỵ thời Chiến Quốc.
Hình 2e: Long Mã
Nghê là linh thú của sự sáng tạo thuần Việt và không thuộc Tứ Linh. Nghê không có sừng như Lân nhưng có bộ lông dài, dáng sư tử nhưng nhỏ, linh động và uyển chuyển hơn. Nghê thoạt nhìn giống Lân nhưng không phải Lân. Dịch sang tiếng TQ, Nghê là sư tử dùng hộ vệ cho Phật Giáo. Tầm ảnh hưởng của Nghê có thể nói dùng chấn trạch là chủ yếu. Điêu khắc với "Song Nghê vờn cầu" rất phổ biến thể hiện sự cầu tài lộc và an lành cho gia chủ.
Hình 2f: Nghê
Kỳ Lân là 1 cặp với Kỳ là con đực, Lân là con cái. Kỳ Lân thuộc Tứ Linh và trấn ở hướng Tây, khác với trục Bắc Nam như Tỳ Hưu. Sự xuất hiện của Kỳ Lân đánh dấu sự ra đời của Vua hay người hiền tài. Do đó, Kỳ Lân dùng để chấn trạch, là biểu hiện của sự cát tường và cầu mong vượng khí. Tỳ Hưu theo truyền thuyết là linh vật vượng tài, mang lộc đến cho gia chủ.
Hình 2g: Kỳ Lân
H. Kết luận:
1. Tứ Linh có công lực tiềm tàng bao gồm sự thâu hoá và liên kết của vũ trụ.
2. Khi tạc Tứ Linh, những nguyên tắc về hướng phải được tuân thủ: Rồng phía Đông, Phụng phía Nam, Lân phía Tây và Quy phía Bắc. Ngoài ra sự bố trí tượng tứ diện của từng linh vật trong Tứ Linh cũng nên tuân thủ theo hướng của các chòm sao tương ứng để công lực được linh nghiệm.
3. Bốn linh màu của Tứ Linh là xanh, đỏ, trắng và đen miêu tả sự hài hoà về thiên nhiên và nếu tuân thủ được sẽ phát huy triệt để tác dụng của Tứ Linh.
4. Tứ Linh bắt nguồn từ Vô Cực trong Đạo Giáo và Tâm trong Phật Giáo Thiền Tông. Tầm ảnh hưởng của Tứ Linh vì thế rất mạnh mẽ và căn cơ tiềm tàn. Tứ Linh có thể coi là nền tảng của Bát Quái.
5. Bát Quái bắt nguồn từ Đạo Giáo Vô Cực và Phật Giáo Thiền Tông qua Tâm.
6. Vô Cực là Không và vạn vật là Có. Sự vận hành và tồn tại của Vũ Trụ tuân theo thuyết Âm Dương Thái Cực.
7. Số 4 là một trong những Thánh số theo lũy thừa của hệ số 2 nhưng chỉ vì tín ngưỡng nhân gian theo cách phát âm mà phải chịu thiệt thòi!
I. Các chủ đề, các tích cổ phổ biến trong chế tác gỗ mỹ nghệ:
- Tứ Dân, Tứ Linh, Tứ Quý trong nghệ thuật chế tác(Bài của bác Khoa Úc)
Bài viết chỉ là chút chia sẻ về kiến thức mà người viết học được. Mong được đóng góp về mặt kiến thức cho bài viết hoàn thiện hơn. Đa tạ.
Chú thích:
1. Tứ Dân trong bài này chỉ gói gọn trong phạm vi điêu khắc mỹ nghệ.
2. Các giả dụ trong bài là đa số và trung bình.
3. Đông Nam Á = ĐNA, Việt Nam = VN, Trung Quốc = TQ
4. Điêu khắc mỹ nghệ = ĐKMN
Mục đích
Chứng minh sự liên kết hệ thống và chặt chẽ giữa Tứ Linh, Tứ Dân và Tứ Quý.
A. Vào đề
Tiếp theo loạt bài về Bộ Tứ với sự nhiệm mầu của Tứ Linh trong"Bộ Tứ: Tập 1 --- Tứ Linh", chủ đề Tứ Dân, Tứ Quý và sự liên hệ giữa 3 Bộ Tứ trong điêu khắc mỹ nghệ (ĐKMN) sẽ được phân tích tìm hiểu trong bài này một cách khách quan. Những quy luật từ nghìn xưa sẽ được giải thích rõ, qua đó thấy được sự liên kết giữa Tứ Linh, Tứ Dân và Tứ Quý không phải là ngẫu nhiên tuỳ tiện.
B. Ý nghĩa của Tứ Dân(Ngư, tiều, canh, mục)
Thời xa xưa khoảng vài nghìn năm trước, con người chỉ biết đến Tứ Dân như là ngành nghề chính để tồn tại và tiêu khiển. Thú vui tao nhã hoà quyện với thiên nhiên tạo sự hữu ích và thảnh thơi. Khi xã hội phát triển với nhiều thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, thú vui điền viên của người xưa đã bị sao lãng phần nào nhưng vẫn còn rất nhiều người ghi nhớ và thực hiện thú tiêu khiển Tứ Dân trong thời "hại điện" @ này!
Tứ Dân gồm Ngư, Tiều, Canh, Mục chỉ Ngư Phủ, Tiều Phu, Nông Phu, Mục Phu. Đây là 4 thú điền viên mà người xưa thường cho rằng có thể làm cho tâm sáng, bụng đặc, trí thảnh thơi mà thành công quả sau này. Tổng quát hơn, Tứ Dân thuộc 12 nghề mà chế độ phong kiến xưa chia ra 3 tầng lớp: Quyền lực, Nghành nghề và Tiêu khiển. Liệt kê như sau:
Quyền lực:
1. Công
2. Hầu
3. Bá
4. Tước
Ngành nghề:
5. Sĩ: bàn giấy
6. Nông: nông nghiệp
7. Công: công nhân
8. Thương: doanh nghiệp
Tiêu khiển:
9. Ngư
10. Tiều
11. Canh
12. Mục
Mà đối với các cô gái đến tuổi lấy chồng thời xưa, thường được ví nôm na là "Thân gái dặm trường 12 bến nước, trong nhờ đục chịu". Chú ý là tầng lớp người tu hành hay sư không có trong "12 bến nước" vì họ không thể kết hôn! Trong xã hội @ với "you và me", 4 tầng lớp đầu có thể nói đã không còn tồn tại, nhưng tầng lớp 5-12 vẫn đóng góp 1 phần không nhỏ cho xã hội đương thời.
Cũng cần nói thêm rằng tầng lớp Quyền lực thường đi đôi với sự sung túc, giàu sang nên không xuất hiện trong Tứ Dân cho thấy đa số các vị trong tầng lớp này thường (i) không đạt được sự thảnh thơi mà phải nhức đầu đối phó, xử lý, quyết định, ... việc hành chính cho guồng máy nhà nước và (ii) không dân dã, gần gũi với bá tánh. Mặc dù thế, những vị quan thanh liêm như Bao Công là một trong số ít các vị quan rất được tín ngưỡng trong nhân gian.
C. Ý nghĩa và điêu khắc với Tứ Quý
Tương tự như Tứ Dân, Tứ Quý thường chỉ 4 loài cây và hoa tượng trưng cho 4 mùa:
1. Tùng (Mùa Đông),
2. Cúc (mùa Thu),
3. Trúc (mùa Hạ),
4. Mai (mùa Xuân).
Có thể nói điêu khắc với Tứ Quý thuộc về mảng điêu khắc chim hoa tinh xảo. Cây Tùng là hình tượng điêu khắc rất quen thuộc và chủ quan cảm nhận hàm chứa tính huyền bí bởi Tùng là loài cây thọ nghìn năm, có thể mọc trên những vách núi cheo leo hứng thở sương gió ngọt bùi chông gai của thời gian, chứng kiến những thành tựu và sụp độ của vạn vật. Tùng thường gắn liền với Hạc, một linh thú trong Đạo Giáo.
Cúc là một loài hoa lặng lẽ, không nổi bật như Mẫu Đơn là một loài hoa miêu tả sự phú quý vinh hoa. Khi tàn Cúc rũ xuống và héo đi chứ không rụng, nôm na "dù chết nhưng không bị khuất phục".
Trúc chỉ chung các loài Tre chứ không đơn thuần chỉ là cây trúc ở VN. Trúc được biết đến với thân thẳng ruột rỗng tượng trưng cho sự ngay thẳng không tinh vi xảo quyệt. Trúc cũng là biểu tượng của đấng quân tử.
Mai cánh mỏng, 5 cánh, nở rộ khi Xuân về. Lúc giao mùa Đông-Xuân tuyết chưa tan, những cánh Mai mỏng manh nở rộ trước gió Xuân se lạnh, mặc cho điều kiện khắc nghiệt.
Tứ Quý cũng không hẳn là Tùng, Cúc, Trúc, Mai như trên mà có thể là Mai, Lan, Cúc, Trúc hay Đào, Lan, Cúc, Trúc, ... Mục đích chính của Tứ Quý là diễn tả sự luân chuyển 4 mùa của thời gian nên không có sự áp đặt cứng nhắc.
D. Điêu khắc với côn trùng, nụ lá, chim hoa --- Nhận xét chủ quan
Ở trên đề cập Tứ Quý với 4 loài hoa tiêu biểu, vì thế ngoài tượng và linh thú, chủ đề chim hoa cũng rất quan trọng trong ĐKMN. Chủ đề thiên nhiên gồm các sinh vật nhỏ như chim én, bướm, chuồn chuồn, châu chấu, kiến, bọ ngựa, ... và hoa lá như mướp, sen, phù dung, cỏ, ... bắt nguồn từ hội họa trên giấy do các họa sĩ TQ sáng tác với những bức tranh sống động phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 7, đời Đường. Ý nghĩa và ảnh hưởng của chim hoa phụ thuộc vào ý niệm của người họa sĩ, đồng thời cũng là thi sĩ vào thời đó. Ví dụ, thi sĩ/họa sĩ TQ nổi tiếng Đào Tiềm đời Tấn là người từ quan sống ẩn dật và ông thường uống rượu, vẽ và thưởng thức hoa Cúc với những vần thơ ca ngợi cuộc sống điền viên không màng danh lợi. Từ đó Cúc gắn liền với sự ẩn dật. Trước thế kỷ thứ 7, với quan niệm "Nhất tượng, nhì thú, thứ đến chim hoa" nên hoa lá chim muông chỉ được dùng phụ họa để tôn lên vẻ đẹp của các chủ đề khác.
Chủ đề chim hoa đòi hỏi sự tinh xảo trong điêu khắc và chi tiết khi gọt nạo của người thợ. Đi xa hơn nữa, điêu khắc chim hoa phải thật và sống, ví dụ: cánh hoa mỏng, lá mỏng, chim, thú phải mềm mại với lông, cánh, vảy được tỉa kỹ. Chủ quan nhận xét, những pho chim hoa với cổ chim thường hay bị nghẹo hoặc bị quá mỏng nhìn phản cảm. Vảy chim nên được tỉa kỹ nhưng nếu làm kỹ và thật thì người mua nhiều lúc "không muốn chi nhiều cho công thợ" nên thợ đành làm "qua loa, miễn có là được". Mây, một chi tiết không thể thiếu trong ĐKMN, theo quan điểm cá nhân nên được tạc thành dải dài thì sẽ tượng hình và đẹp hơn mây hình tròn. Ngày nay, mặc dù tư tưởng "Nhất tượng, nhì thú, thứ đến chim hoa" vẫn tồn tại, song song với tượng và linh thú, điêu khắc chim hoa tinh xảo lập ra một mảng lớn trong điêu khắc ở ĐNA và rất đáng để người chơi thưởng thức ngưỡng mộ.
Hình 1d: Điêu khắc tinh xảo mướp và kiến trên mun sừng.
E. Sự liên kết giữa Tứ Dân và Tứ Quý
Tứ Dân thường được tạc với Tứ Quý: Tùng, Cúc, Trúc, Mai hoặc được tạc riêng rẻ. Việc liên kết Tứ Dân và Tứ Quý rất hợp lý vì Tứ Dân cần sự phụ hoạ của hoa lá và tiểu cảnh để làm sinh động bối cảnh. Tứ Quý tương ứng với 4 mùa trong năm và sự kết hợp giữa Tứ Dân và Tứ Quý cũng cần có sự tương ứng chặt chẽ chứ không nên tuỳ tiện theo ngẫu hứng như trào lưu hiện nay.
"Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng 2 trồng đậu tháng 3 trồng cà..." --- Ngạn ngữ
Cho thấy mùa Xuân khai mã đầu năm nên Canh-Mai được đi kèm. Ghi nhận rằng nghề nông bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào khoảng tháng 10 Âm Lịch khi gặt hái đã gần xong. Trong các tháng 11, 12, 1 Âm Lịch người nông dân nghỉ ngơi và chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Các tháng 11, 12, 1 Âm Lịch thuộc vào nửa cuối mùa Đông và đầu Xuân nên Canh không thể tương ứng với Tùng và Cúc.
"Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo..." --- Nguyễn Khuyến
Cho thấy Ngư-Cúc nên được đi kèm. Có thể lý giải phản biện rằng Ngư-Cúc không chặt chẽ nếu chỉ dựa trên bài thơ của Nguyễn Khuyến! Nhưng sự kết hợp Ngư-Cúccó thể coi là hợp lý như phân tích khách quan bên dưới.
Giả dụ như Ngư-Cúc là đúng, còn lại 2 mùa Đông, Hạ và 2 thú tiêu khiển Tiều, Mục. Mùa Đông thường lạnh nên ta liên tưởng đến Tiều: lên non đốn củi về sưởi ấm, gia súc cũng được cho trú Đông, sưởi ấm, ăn cỏ khô cầm hơi, vì thế Tiều-Tùng và Mục-Trúc nên được kết hợp. Hình tượng Mục-Trúc được ghi nhận qua quá trình "loại dần" bên trên. Suy nghĩ về hình tượng này: mục đồng thổi sáo, với cây gậy trúc nho nhỏ trên lưng trâu lững thững lùa đàn trâu lúc chiều tà về chuồng, một hình ảnh bình dị nên thơ đã được thể hiện rất nhiều trong thi ca, hội họa và điêu khắc VN, nên khách quan cảm nhận Mục-Trúc là hài hoà và hợp lý. Qua phân tích, cho thấy giả dụ Ngư-Cúclà đúng vì đã cho sự hài hoà trong 2 kết hợp Mục-Trúcvà Tiều-Tùng.
F. Sự liên kết giữa Tứ Quý, Tứ Dân và Tứ Linh
Theo Tứ Linh: Rồng-mùa Xuân, Lân-mùa Thu, Quy-mùa Đông, Phụng-mùa Hạ là hợp lý. Theo Tứ Quý-Tứ Dân: Ngư-mùa Thu, Tiều-mùa Đông, Canh-mùa Xuân, Mục-mùa Hạ như đã được diễn dãi ở trên. Từ đó có thể thấy được sự liên kết hợp nhất cho Tứ Quý, Tứ Linh và Tứ Dân. Cụ thể có 4 cách kết hợp cho nhu cầu ĐKMN vào mỗi mùa như sau:
1. Mùa Xuân --- Rồng-Canh, Rồng-Mai, Canh-Mai hay Rồng-Canh-Mai.
2. Mùa Hạ --- Phụng-Mục, Phụng-Trúc, Mục-Trúc hay Phụng-Mục-Trúc.
3. Mùa Thu --- Lân-Ngư, Lân-Cúc, Ngư-Cúc hay Lân-Ngư-Cúc.
4. Mùa Đông --- Quy-Tiều, Quy-Tùng, Tiều-Tùng hay Quy-Tiều-Tùng.
Để ý rằng Rồng-Canh là hợp lý vì Rồng phun mưa, tươi tốt cho mùa màng canh tác. Rồng-Mai đánh dấu mùa Xuân đâm chồi nảy lộc. Quy là biểu tượng trường tồn rất thích hợp với Tùng. Các cách kết hợp theo 4 mùa như trên căn cứ vào các lập luận về tương ứng của phong thủy cộng với ý nghĩa của Tứ Linh, Tứ Quý và Tứ Dân. Để thử nghiệm các lập luận trên, xin đưa ra 2 dẫn chứng thiết thực:
1. Chủ đề Tùng-Hạc là chủ đề đã luôn được công nhận, nói lên sự trường thọ và thanh cao. Quy trong Tứ Linh thường gắn liền với Hạc trong "Quy đội Hạc". Không những thế Quy thuộc mùa Đông theo Tứ Linh, trùng hợp với Tùng cũng thuộc mùa Đông theo Tứ Quý, nên sự phân tích đưa ra trong bài là có căn cứ và đúng. Sự trùng hợp này cá nhân không biết có ngẫu nhiên hay không? Mặc khác, chủ đề Quy-Tiều cũng xuất hiện nhưng ít.
Bàn thêm về hình tượng "Quy đội Hạc": Quy bơi lội giỏi nhưng không bay được, Hạc thì bay cao. Khi nước triều dâng cao, Hạc nhờ Quy mà sinh tồn. Khi nước rút đi, Quy lại dựa vào Hạc. Cặp đôi Quy-Hạc vì thế tương trợ cho nhau và là 2 linh thú quan trọng trong Đạo Giáo. Hình tượng "Quy đội Bia đá" cũng rất phổ biến nhưng qua thời gian chuyển thành "Quy đội Hạc".
2. Chủ đề nổi tiếng Kê-Cúc liên kết Kê với mùa Thu, theo Tứ Linh tương ứng với Lân. Mặt khác, Cúc tương ứng với mùa Thu trong Tứ Quý chứng minh phân tích trong bài này rất hợp lý.
G. Kết luận:
1. Tứ Dân và Tứ Quý là 2 đề tài gần gũi trong điêu khắc ở Đông Nam Á.
2. Sự kết hợp giữa Tứ Dân và Tứ Quý: Ngư-mùa Thu, Tiều-mùa Đông, Canh-mùa Xuân, Mục-mùa Hạ, cụ thể như sau:
Ngư-Cúc-Lân,
Tiều-Tùng-Quy,
Canh-Mai-Long,
Mục-Trúc-Phụng
là hài hoà trong điêu khắc và không nên kết hợp một cách tuỳ tiện.
3. Sự hiện diện của Tứ Dân và Tứ Quý mang lại sự may mắn trong tín ngưỡng và sự hoà nhập vào thiên nhiên của người chơi thông qua điêu khắc mỹ nghệ.
4. Vì có sự liên quan chặt chẽ với Tứ Linh, hình tượng Tứ Dân và Tứ Quý cầu may mắn và có tầm ảnh hưởng rất lớn cho sự thịnh vượng của người sở hữu.
Mong được đóng góp về mặt kiến thức cho bài viết hoàn thiện hơn. Đa tạ.
Chú thích:
1. Các chữ viết tắt:
Việt Nam = VN
Trung Quốc = TQ
Đông Nam Á = ĐNA
Điêu khắc mỹ nghệ = ĐKMN
2. Xin mod cho post hơn 12 hình. Cảm ơn.
A. Vào đề
Điêu khắc mỹ nghệ (ĐKMN) thường gắn liền với tín ngưỡng và niềm tin tâm linh đúc kết qua hàng nghìn năm. ĐKMN vì thế có bề dày lịch sử và thường mang tính "gia trưởng" với những quy luật "bất di bất dịch". Một trong những quy luật này là cách dùng những con số, với số 4 bị xem là số "chết" vì cách phát âm theo tiếng Quan Thoại nghe giống chữ "chết"! Một số nơi ở Hong Kong không có tầng 4 cho thấy tín ngưỡng "sợ" số 4 rất đậm!
Hình 1: thang máy của một toà nhà cao tầng ở Hong Kong không có tầng 4!
Số 4 là 2 cặp, 2x2, trong văn hoá VN mang tính chặt chẽ vững chắc. Tứ hướng, bốn phương, Tứ Quý, "tứ đổ tường", "tứ mã phanh thay", tứ Bất Tử thuần Việt gồm Thánh Mẫu, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Sơn Tinh, tứ Đại Thiên Vương là bốn Vị Hộ Pháp của Phật Giáo, 5 Châu 4 Bể, "Tứ Hải vai huynh đệ"... miêu tả sự ảnh hưởng khá sâu sắc của số 4. Nhưng vì ĐKMN chịu sự ảnh hưởng và tín ngưỡng của TQ mà số 4 thường không được tạc chung với các Vị như Phật Di Lặc 4 Tặc là 1 ví dụ điển hình. Người viết từ những dòng suy nghĩ trên mà cảm thấy số 4 bị "hắt hủi" và tự khách quan tìm tòi sự huyền diệu của "con số chết" này!
Thật ra, số 4 không đến nỗi "tệ" lắm với những đề tài ĐKMN rất phổ biến:
1. Tứ Linh: 4 linh thú
2. Tứ Quý: 4 loài hoa cho 4 mùa
3. Tứ Dân: 4 thú tiêu khiển
4. Tứ Bất Tử thuần Việt (chưa thấy tạc chung)
5. Tứ Đại Thiên Vương (chưa thấy tạc chung)
có tầm ảnh hưởng sâu đậm và tín ngưỡng rất cao.
B. Tứ Linh là gì?
Tứ Linh là một đề tài ĐKMN rất quen thuộc ở VN và TQ. Tứ Linh gồm 4 linh thú: Long, Lân, Quy, Phụng tương ứng với 4 chòm sao ở 4 hướng Đông, Tây, Bắc, Nam: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Ý nghĩa của Tứ Linh vì thế rất mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng đến thái cực vũ trụ, giao mùa và hoà quyện cân bằng trong thiên nhiên.
B1. Sao Thanh Long
Sao Thanh Long hay Rồng Xanh tượng trưng cho mùa Xuân và trấn ở hướng Đông.
Hình 1a: Long hay Rồng
Chòm sao Thanh Long gồm:
1. Giác Mộc Giảo (sao Giác)
2. Cang Kim Long (sao Cang)
3. Đê Thổ Lạc (sao Đê)
4. Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
5. Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
6. Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
7. Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Giới tính của Rồng cũng còn bí ẩn.
B2. Sao Bạch Hổ
Sao Bạch Hổ hay "Hổ Trắng" tương ứng với mùa Thu và trấn ở hướng Tây. Bạch Hổ là một hoá thân của Kỳ Lân. Chữ "Lân" chỉ giống nữ và "Kỳ" là giống nam.
Hình 1b: Bạch Hổ
Chòm sao Bạch Hổ gồm:
1. Khuê (sói),
2. Lâu (chó),
3. Vị (trĩ),
4. Mão (gà),
5. Tất (quạ),
6. Chủy (khỉ) và
7. Sâm (vượn).
B3. Sao Huyền Vũ
Sao Huyền Vũ hay Quy Đen tượng trưng cho mùa Đông và trấn ở hướng Bắc.
Hình 1c: Quy
Chòm sao Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm:
1. Đẩu (cua),
2. Ngưu (trâu),
3. Nữ (dơi),
4. Hư (chuột),
5. Nguy (én),
6. Thất (heo) và
7. Bích (nhím).
Sao Huyền Vũ tương ứng với Vị Thần trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ hay Thượng Đế, biểu tượng của trường tồn và trí tuệ. Vị Thần này được bá tánh tín ngưỡng trong việc cầu mưa thuận gió hoà cho nghề nông.
B4. Sao Chu Tước
Sao Chu Tước hay Chim Đỏ tượng trưng cho mùa Hạ và trấn hướng Nam. Chữ "Phụng" chỉ loài Tước nam và "Loan" là loài Tước nữ.
Hình 1d: Phụng
Chòm sao Chu Tước gồm:
1. Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
2. Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
3. Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
4. Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
5. Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
6. Dực Hỏa Xà (sao Dực)
7. Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Theo tuần hoàn 4 mùa Đông, Bắc, Tây, Nam tương ứng với Long, Quy, Lân, Phụng có thể thấy được sự liên hệ mật thiết của Long-Phụng, Long-Quy và Lân-Quy. Qua các chủ đề điêu khắc phổ biến như "Quy hoá Long", "Cá hoá Long" có thể nói Long là linh vật đứng đầu trong Tứ Linh. Cùng với Phụng, Long có hình thể dài và uyển chuyển, tạo sự mềm mại trong điêu khắc Tứ Linh.
Sự liên hệ Lân-Quy có thể thấy qua những tác phẩm điêu khắc tinh xảo với cặp Kỳ Lân và cặp Long Quy mà giới ĐKMN rất ngưỡng mộ. Sự sáng tạo của con người còn đi xa hơn với các hình tượng Long-Lân qua "Lân đầu Rồng", một biến hoá của Kỳ Lân, mặc dù Lân-Long không đứng sát nhau trong hệ tuần hoàn. Tuyệt nhiên không thấy điêu khắc: (1) "Phụng hoá Long" hay "Long hoá Phụng", (2) "Quy hoá Phụng" và (3) "Lân hoá Phụng". "Lân hoá Phụng" thì không thể vì không cùng giới tính! Do đó có thể nói Phụng đứng sau Long trong Tứ Linh và khẳng định 1 lần nữa Rồng là một linh thú đứng đầu trong Tứ Linh.
Hình 1e: Long-Quy
C. Căn cơ và bí ẩn của Âm Dương
"Tâm là cái hư không trống rỗng" --- Phật Giáo Thiền Tông
Tứ Linh bắt nguồn từ Thái Cực hay Âm Dương = Yin Yang. Thái Cực bắt nguồn từ Vô Cực = Hư Không. Chú ý rằng Vô Cực có thể rất lớn hay có thể rất nhỏ. Vậy có thể nói Tứ Linh bắt nguồn từ Đạo Giáo. Nhưng Hư Không = Trống Rỗng chỉ Tâm trong Phật Giáo. Từ đó cho thấy:
(i) Tứ Linh bắt nguồn từ Đạo Giáo,
(ii) Tứ Linh bắt nguồn từ Tâm trong Phật Giáo,
(iii) Đạo giáo và Phật Giáo đều bắt nguồn từ Hư Không và như đã phân tích trong bài "Thập Bát La Hán --- Tiểu Luận 2".
Hình 2a: Hư Không và Thái Cực
Hình 2b: Sơ đồ Bát Quái được dùng trong phong thủy từ xưa bằng cách gieo 3 đồng tiền Âm Dương cho 2^3=8 quẻ.
Hình 2c: Sơ đồ Tứ Linh, tuân theo căn số 2 bằng cách gieo 2 đồng tiền Âm Dương cho 2^2=4 quẻ. Tác giả vẽ ra sơ đồ này dùng chung một lập luận như cách thiết lập sơ đồ Bát Quái. Chú ý sự tương đồng hệ thống rằng nếu lấy ra 4 quẻ Tốn, Đoài, Chấn, Cấn và chỉ dùng 2 thanh đầu, sơ đồ Bát Quái trong Hình 2b sẽ trở thành sơ đồ Tứ Linh trong Hình 2c.
Qua Hình 2a, Hư Không chỉ có một nguyên tố và là biểu tượng của Thiền hay Zen. Đây là điểm then chốt liên can Đạo Giáo và Phật Giáo từ lúc sơ sinh. Theo Lão Tử, Hư Không là khởi nguồn của Vũ Trụ lúc ban sơ và không thể cảm được qua ngũ quan của con người. Năm sắc màu của Hư Không là: (1) không nghe được, (2) không thấy được, (3) không sờ được, (4) không nếm được và (5) không ngửi được. "Không cảm được" cũng được công nhận là sắc màu thứ 6. Vì thế số 5 và 6 Tặc thường được thấy thể hiện với Phật Di Lặc.
"Ngũ Tặc là Ngũ Uẩn Giai Không: năm nhóm gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức..." --- "Vân Lê"
Thái Cực là 2 nguyên tố Âm và Dương và chỉ đứng sau Hư Không hay Tâm nếu dựa vào hệ thống "binary" trên căn số 2. Âm Dương có thể hiểu là Trái-Phải, Có-Không, Trên-Dưới, Trong-Ngoài,...: mọi thứ trên đời đều có mặt trái và mặt phải, Trái sinh ra Phải và Phải sinh ra Trái, tuy Trái nhưng không phải Trái và tuy Phải nhưng không phải Phải. Trong thiền Tông, Có sinh ra Không và Không sinh ra Có là đạo lý của Thiền hay Zen: Có mà Không, Không mà Có. Tuy tương khắc nhưng thật ra là hỗ trợ cho nhau. Theo cảm nhận cá nhân, Hư Không nảy sinh vạn vật và do đó Hư Không là "Không" và "Âm Dương" là Có. "Âm Dương" miêu tả sự liên kết của vạn vật sau khi được tạo ra từ Hư Không và Âm Dương giữ một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và vận hành của sự sống. Âm Dương tạo Vô Cực = Hư Không như phân tích bên dưới nên có thể thấy rõ rằng Có tạo Không và Không tạo Có là nguyên lý vận hành của Vũ Trụ và đồng thời là nguyên lý của Zen.
D. Căn cơ và bí ẩn của Tứ Linh
Tứ Linh là 4 nguyên tố và Bát Quái là 8 nguyên tố do sự phối hợp giữa các hình thể hay quẻ của Âm và Dương mà ra. Số 8 ("bát") còn là số tài vận vì khi phát âm theo tiếng Quan Thoại nghe giống chữ "Phát" nên người TQ rất tín ngưỡng số 8. Bàn thêm về Bát Quái, chỉ 8 quẻ khác nhau khi gieo 3 đồng tiền Âm Dương và Bát Tiên là 8 Vị Tiên ở Đảo Bồng Lai trong Đạo Giáo, cũng liên quan đến số 8 nên số 8 vừa có ý nghĩa cầu tài vừa mang nguồn gốc tâm linh từ Đạo Giáo rất cao, rất đáng để được tín ngưỡng.
Tổng quan cho thấy, căn số 2 trong khoa học thực tiễn là nguồn gốc để thiết lập hệ thống Âm Dương mà Lão Tử và các triết gia xưa đã kỳ công xây dựng qua mấy ngàn năm. Điều này cho thấy khoa học hiện đại đã bắt nguồn từ rất xa xưa, từ thuở sơ khai. Ngoài căn số 2, còn có căn số 6 cho lập trình máy tính dùng "ngôn ngữ thấp" như "assembly", càng thấp thì càng khó, ví dụ "C" là ngôn ngữ "cao cấp" nên dễ hơn! Hệ đếm 10 được dùng trong toán học.
"Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên." --- Lão Tử trong Đạo Đức Kinh.
Âm Dương của Thái Cực theo máy tính thời @ tương ứng với "0" và "1" trong hệ "binary" dựa theo lũy thừa của số 2 để diễn tả các số lớn hơn. Sự thiên biến là Vô Cực. Theo căn số 2 có thể thấy:
Hư Không = 2^0 = 1 nguyên tố
Thái Cực = 2^1 = 2 nguyên tố
Tứ linh = 2^2 = 4 nguyên tố
Bát Quái = 2^3 = 8 nguyên tố
...
Nếu tiếp tục tăng lũy thừa 2 thì sẽ có 16, 32, 64 (Lục Thập Tứ Thần), 128, 256 (8 bits), ..., 1024 (2^10), ..., ... . Dựa theo lập luận trên, lũy thừa của số 2 tạo các Thánh số mà số 4 là một trong muôn vàn Thánh số được tạo ra theo thuyết Âm Dương để bảo vệ sự vận hành và trường tồn của Vũ Trụ, đó chính là Vô Cực.
E. 16 hay 18 La Hán?
Chú ý rằng số 16 là số các Vị La Hán ghi chép trong Kinh Sutra và 16 chuyển thành 18 trong Thập Bát La Hán từ thế kỷ thứ 10 với sự ra đời thêm của 2 Vị La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ mà nguyên nhân cũng không được rõ ràng. Số 16=2^4 bắt nguồn từ Thái Cực của Đạo Giáo mà có thể tư tưởng phong kiến thời đó muốn tách rời Phật Giáo và Đạo Giáo nên mới có sự hiện diện của 18 Vị La Hán thay vì chỉ 16 Vị.
Theo lập luận trong bài này một cách hệ thống và khách quan, sự bắt nguồn của 16 Vị La Hán từ Âm Dương và Hư Không là một điều hiển nhiên. Sự ra đời của 18 Vị La Hán có thể tóm gọn trong 2 ý chính: (1) tách rời Đạo Giáo và Phật Giáo và (2) số 18 là một số cầu tài. Mời bạn đọc tham khảo bài viết "Thập Bát La Hán --- Tiểu Luận 1/2" để có thêm chi tiết.
F. Nhị Thập Bát Tú
Có thể thấy sự hội tụ của Tứ Linh tạo Nhị Thập Bát Tú tương ứng với số 28 vì tinh tú mà thiên văn TQ cổ đại đặt ra để có thể theo dõi chu kỳ của Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất, hình thành Âm Lịch từ năm 500 Trước Công Nguyên và được chỉnh sửa cho đến năm 4 Trước Công Nguyên thì đã khá hoàn chỉnh.
Rất rõ rằng số 28 không thuộc căn số 2 như lý luận ở trên mà bắt nguồn từ 4 hướng mỗi hướng có 7 tinh tú, tạo tổng số tinh tú là 28, chủ quan nhận xét vô tình là một số cầu tài. Số "7" theo một số tài liệu đã được sử dụng thay cho số "10" trong thời cổ đại mà bằng chứng về việc cúng tế "7x7=49 ngày" vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Sự kết hợp của Nhị Thập Bát Tú với Ngũ Hành và các loài linh thú được dùng trong Tử Vi và phong thủy rất thịnh hành.
Sự ảnh hưởng của Nhị Thập Bát Tú rất sâu rộng và là nền tảng của Tử Vi trong định ngày tốt xấu theo cung Bát Quái, xem tuổi và thuật phong thủy. Trong văn hoá, sao Khuê trong chòm Bạch Hổ chỉ sự đài các, thơ mộng, đẹp đẽ trong thơ văn và bản tính của người thiếu nữ. Sự thành lập của hội Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú cũng dựa trên tên của 28 vì tinh tú và còn nhiều ví dụ khác nữa. Qua những ví dụ và phân tích ở trên, một điều rất rõ ràng: Nhị Thập Bát Tú và Tứ Linh là một nhưng trong các lĩnh vực khác nhau người xưa dùng từ khác nhau nhưng thật ra là có cùng ý nghĩa. Ví dụ, ĐKMN với Tứ Linh và Tử Vi với Nhị Thập Bát Tú. Nếu hoán đổi trở thành "ĐKMN với Nhị Thập Bát Tú" và "Tử Vi với Tứ Linh" có thể tạo sự nhầm lẫn!
G. Thắc mắc
Tại sao Tứ Linh phải là Long, Lân, Quy, Phụng?
Tứ Linh là sự hội tụ của tứ phương trong Vũ Trụ chứ không phải người xưa vô tình suy diễn ra Tứ Linh. Mỗi phương tương ứng với một màu tự nhiên, ngự bởi 1 linh thú và một mùa tự nhiên theo chu kỳ tuần hoàn của Trái Đất: Xuân xanh, Hạ đỏ, Thu trắng Đông đen. Vì mỗi linh thú trần giữ 1 phương, Tứ Linh phải bắt buộc là sự hội tụ của Long, Quy, Lân, Phụng và không có một bộ tứ nào khác có thể thay thế. Nếu Tứ Linh không gồm bốn linh thú trên thì sẽ có sự lệch cân bằng của tự nhiên và công lực của bộ tứ cũng chắc chắn giảm đi rất nhiều.
Rồng có thật sự hiện diện trên Trái Đất?
Rồng là linh vật đã ngàn đời được nhân gian thờ cúng và tín ngưỡng. Có nhiều ý kiến cho rằng Rồng là loài khủng long hiện diện trên Trái Đất trước khi "Đại Hồng Thuỷ" xảy ra. Khởi nguồn sự diệt chủng của khủng long theo khoa học hiện đại là do một thiên thạch va vào Trái Đất gây động đất, sóng thần, hỏa hoạn, ... tiêu diệt toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Có những mẫu đồ cổ 6000 năm tuổi chạm khắc hình Rồng cho thấy tín ngưỡng về Rồng đã có rất xa xưa, từ thuở khai thiên lập địa. Con người nhìn ngắm được hình ảnh Rồng qua hình tượng khủng long tiền sử. Cũng có ý kiến cho rằng Rồng là kết quả tưởng tượng tâm linh của loài người. Kỳ Lân cũng là sự tưởng tượng tâm linh mà hoàng gia thời xưa chỉ thấy được trong mơ. Trong Tứ Linh, Bạch Hổ và Quy là 2 linh vật ta vẫn có thể nhìn ngắm cảm nhận được trong đời thường.
Hổ là chúa rừng xanh và sự hiện diện của Hổ mang lại sự quyền uy và công lực. Theo tư tưởng của Đạo Giáo, Rồng và Hổ là biểu tượng cho đến khoảng thế kỷ thứ 10 khi có sự ra đời của 2 Vị La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ.
Tư tưởng Phật Giáo tin rằng khi giận dữ, tâm con người lồng lộn như Hổ... Rồng dữ cũng bị hàng phục bởi Đức Thế Tôn và các Vị La Hán. Cho nên nhìn nhận khách quan từ nhiều khía cạnh khác nhau, Rồng và Hổ khi ở trạng thái hiền hoà rất đáng tín ngưỡng và nên bị hàng phục nếu trở nên giận dữ quấy phá hại người.
Rồng vàng như Vua Chúa tín ngưỡng có công lực?
Rồng là linh thú có thể bay trên mây, lặn dưới nước và đi trên bộ. Do đó trong Tứ Linh, Rồng đứng đầu. Rồng Vàng có thể được coi là tương ứng với sao Kim Cang, tên đầy đủ là Kim Cang Long tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền và trường tồn.
Màu vàng là màu của "vàng bạc châu báu" cho thấy được sự sung túc. Biểu tượng "Rồng Vàng" vì thế tượng trưng cho sự sung túc và quyền lực mà vị Vua nào cũng mong ước. Nhưng lịch sử cho thấy, đã qua bao đời Vua, đời nào cũng đi đến kết thúc, chỉ là vấn đề thời gian. Nên không hẳn có Rồng là quyền lực và không hẳn có màu vàng là sẽ sung túc! Như đã phân tích ở trên, Rồng Xanh có quyền lực phong thủy rất mạnh và là Rồng uy, không đem lại điềm xấu cho người sở hữu. Sự linh nghiệm của Rồng Vàng hay Rồng Xanh tuỳ thuộc rất nhiều vào cách trưng bày, thời gian trưng bày, số mạng mỗi người, vị trí trưng bày, địa thế trưng bày, ... mà đi xâu vào thực tiễn đòi hỏi kiến thức sâu rộng về thiên văn phong thủy.
Tỳ Hưu, Long Mã, Nghê và Kỳ Lân khác nhau thế nào?
Tỳ Hưu không thuộc Tứ Linh và hiện diện trong một giấc mơ của 1 vị Vua thời Minh ở TQ. Trong mơ, ông ta thấy xuất hiện một linh thú thân Lân, có một sừng, 2 cánh, mặt sư tử chỉ ăn vàng nhưng không nhả đem vào trong cung. Hướng xuất hiện của Tỳ Hưu là trục Bắc Nam thuộc cung Tài. Vua cho tạc tượng Tỳ Hưu tại vị trí đó đồng thời cho chưng tượng của Tỳ Hưu trong cung. Từ khi có hình tượng Tỳ Hưu trong đại sảnh, ngân khố nhà Minh phát triển hẳn. Vì thế, có Tỳ Hưu trong nhà được tin là giữ được tài lộc. Thời phong kiến, không ai được dùng đồ của Vua nên những ông quan thời đó lén lút cho tạc tượng Tỳ Hưu giấu kỹ trong nhà. Thợ tạc cũng âm thầm gọt thêm tượng Tỳ Hưu để giữ lại trong nhà của họ. Tiếng lành đồn xa, hình tượng Tỳ Hưu theo thời gian đã rất phổ biến trong đại chúng. Giới tính của Tỳ Hưu cũng không được tiết lộ.
Hình 2d: Tỳ Hưu
Long Mã chỉ Ngựa đầu Rồng: Ngựa phi ngang nước đại dũng mãnh, Rồng thuộc Tứ Linh có thể bay cao. Ngựa phi ngang tượng trưng cho Vĩ Tuyến và Rồng tượng trưng cho Kinh Tuyến. Long Mã kết hợp chỉ sự rộng lớn vô bề của Trái Đất, tượng trưng cho Trời và Đất. Long Mã theo tiếng TQ có nghĩa là "chúa tể" và biểu tượng Long-Mã dùng nhiều trong binh kỵ thời Chiến Quốc.
Hình 2e: Long Mã
Nghê là linh thú của sự sáng tạo thuần Việt và không thuộc Tứ Linh. Nghê không có sừng như Lân nhưng có bộ lông dài, dáng sư tử nhưng nhỏ, linh động và uyển chuyển hơn. Nghê thoạt nhìn giống Lân nhưng không phải Lân. Dịch sang tiếng TQ, Nghê là sư tử dùng hộ vệ cho Phật Giáo. Tầm ảnh hưởng của Nghê có thể nói dùng chấn trạch là chủ yếu. Điêu khắc với "Song Nghê vờn cầu" rất phổ biến thể hiện sự cầu tài lộc và an lành cho gia chủ.
Hình 2f: Nghê
Kỳ Lân là 1 cặp với Kỳ là con đực, Lân là con cái. Kỳ Lân thuộc Tứ Linh và trấn ở hướng Tây, khác với trục Bắc Nam như Tỳ Hưu. Sự xuất hiện của Kỳ Lân đánh dấu sự ra đời của Vua hay người hiền tài. Do đó, Kỳ Lân dùng để chấn trạch, là biểu hiện của sự cát tường và cầu mong vượng khí. Tỳ Hưu theo truyền thuyết là linh vật vượng tài, mang lộc đến cho gia chủ.
Hình 2g: Kỳ Lân
H. Kết luận:
1. Tứ Linh có công lực tiềm tàng bao gồm sự thâu hoá và liên kết của vũ trụ.
2. Khi tạc Tứ Linh, những nguyên tắc về hướng phải được tuân thủ: Rồng phía Đông, Phụng phía Nam, Lân phía Tây và Quy phía Bắc. Ngoài ra sự bố trí tượng tứ diện của từng linh vật trong Tứ Linh cũng nên tuân thủ theo hướng của các chòm sao tương ứng để công lực được linh nghiệm.
3. Bốn linh màu của Tứ Linh là xanh, đỏ, trắng và đen miêu tả sự hài hoà về thiên nhiên và nếu tuân thủ được sẽ phát huy triệt để tác dụng của Tứ Linh.
4. Tứ Linh bắt nguồn từ Vô Cực trong Đạo Giáo và Tâm trong Phật Giáo Thiền Tông. Tầm ảnh hưởng của Tứ Linh vì thế rất mạnh mẽ và căn cơ tiềm tàn. Tứ Linh có thể coi là nền tảng của Bát Quái.
5. Bát Quái bắt nguồn từ Đạo Giáo Vô Cực và Phật Giáo Thiền Tông qua Tâm.
6. Vô Cực là Không và vạn vật là Có. Sự vận hành và tồn tại của Vũ Trụ tuân theo thuyết Âm Dương Thái Cực.
7. Số 4 là một trong những Thánh số theo lũy thừa của hệ số 2 nhưng chỉ vì tín ngưỡng nhân gian theo cách phát âm mà phải chịu thiệt thòi!
Chỉnh sửa cuối: