[Thảo luận] Kiến thức cơ bản về ô tô

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Người mới sử dụng ô tô đều gặp những khó khăn rất lớn về các thuật ngữ liên quan đến ô tô. Ngoài ra, do không hiểu nguyên lý cơ bản hoạt động của ô tô nên hầu như rất khó tự bắt bệnh. Các lời tư vấn trên OF hầu như cũng không giải thích về mặt nguyên lý nên người được tư vấn hầu như cũng không đánh giá được lời tư vấn đó đúng hay sai, tại sao lại thế.
Vì vậy, để hỗ trợ những người không chuyên, em xin phép post loạt bài kiến thức cơ bản về ô tô để mọi người tham khảo. Nguồn từ cụ HoangVuong2512 bên otosaigon (https://www.otosaigon.com/threads/kien-thuc-co-ban-cau-tao-o-to-tu-a-z-danh-cho-nguoi-chua-biet-gi.8688662/) và em có biên tập lại cho dễ hiểu.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Nguyên tắc

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Bài 1. Kiến thức về động cơ.
Xe dùng để chở người và hàng hóa. Để chở được thì xe phải chuyển động động, dân dã thường gọi là chạy được. Xe chạy được phải nhờ động cơ. Đông cơ được hiểu như trái tim của ô tô.
1. Cấu tạo chung của động cơ.

Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp. Trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), trong 4 xi lanh có 4 piston, và 4 cái piston ấy nó được xếp thẳng hàng và gắn trên 1 cái trục nằm ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài.

Khi piston trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay.
upload-2017-10-25-8-10-31.png

Hình 1. Động cơ đốt trong

Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là Trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái piston nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số... tới các bánh xe làm xe chuyển động.

2. Nguyên lý hoạt động của động cơ
Tại sao pít tông lại chạy lên chạy xuống được? Bởi vì xăng cháy ở trong xi lanh đẩy pít tông chạy. Các cụ xem video này cho dễ hình dung

Một số thuật ngữ tiếng Anh, em dịch sang ngôn ngữ các cụ hay dùng.
1. Basic components/ Bộ phận cơ bản:
- Piston/ Pít tông
- Connecting rod: Thanh truyền (nhiều cụ gọi là tay biên, tay dên)
- Crankshaft: Trục khuỷu
2. Fuel delivery system/ Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Intake manifold/ Cổ hút
- Fuel Injector/ Đầu phun nhiêu liệu
- Spark plug/ Bugi
- Intake/Exhaust valves/ Van nạp/xả (các cụ hay gọi là xu páp)
3. Four stroke/Bốn kỳ của động cơ:
- Intake stroke: Kỳ nạp
- Compression stroke: Kỳ nén
- Combustion stroke: Kỳ nổ
- Exhaust stroke: Kỳ xả
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Em nói chuyện này đi cho đỡ nhàm.

Hiện tượng: Có cụ hỏi máy bị yếu hay ngôn từ Gara là bị xuống hơi?
Nguyên nhân: chủ yếu là do buồng đốt không kín. Buồng đốt là nơi xảy ra quá trình nạp, nén, nổ xả. Về mặt không gian được giới hạn bởi xi lanh, pít tông và xu páp. Nguyên nhân buồng đốt không kín cụ thể là:
- Xi lanh và pít tông bị mòn. Dẫn đến bị hở, hơi của kỳ nổ bị thoát ra ngoài.
- Xu páp không kín.
Phương án: em cứ mặc định là sửa chữa đi nhé, thay mới thì tìm hiểu làm gì cho mất công
- Thường là doa lại, lên cốt. Cứ biết thế đi, cụ nào muốn biết thì tìm hiểu sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.
upload-2017-10-25-11-33-46.png

Hinh 2. Nguyên lý hoạt động của động cơ.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.
Kỳ hút
Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.
Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới. Đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thôi.
Các cụ lưu ý nhé, tất cả các vấn đề về máy yếu hay khỏe hầu hết đều liên quan đến kỳ này và các bộ phận có liên quan đấy.
Kỳ xả

Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.

Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Có cụ hay hỏi là máy đi bị giật. Có nghĩa là khi các cụ thốc ga lên thì máy khựng lại rồi mới vọt lên được.
Nguyên nhân: Các cụ hiểu đơn giản là khi máy ở tốc độ thấp thì chu kỳ nạp, nén, nổ, xả chậm. Vì chu trình này chậm nên chuyển động xuống bánh xe mới chậm. Vậy khi đạp thốc ga có nghĩa là chu kỳ này nhanh phải nhanh hơn. Nhưng máy khựng lại là do việc chuyển đổi chu kỳ này từ chậm sang nhanh có vấn đề. Vấn đề chủ yếu ở kỳ nổ.
- Bugi đánh lửa kém.
- Lượng xăng vào trong buồng đốt không đủ. Nguyên nhân do đầu phun nhiên liệu kém, hoặc do lọc xăng kém nên ngăn cản xăng hút vào buồng đốt.
Giải pháp: Thay bugi và lọc xăng mới. Đầu phun có sửa được hay ko thì em không biết. Còn lại là không sửa được nhé.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
3. Chi tiết một số bộ phận của động cơ.
- Piston
upload-2017-10-25-13-7-29.png
upload-2017-10-25-13-7-33.png


Hình 3: Piston

Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:
upload-2017-10-25-13-11-35.png

Hình 4: Xéc măng

Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.

- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
upload-2017-10-25-13-13-16.png

Hình 5. Thanh truyền

Các cụ sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).
upload-2017-10-25-13-14-49.png

Hình 6. Chi tiết thanh truyền

Thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa.

- Trục khuỷu
upload-2017-10-25-13-19-0.png

Hình 7. Trục khuỷu
Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính:
+ 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu).
+ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.

- Trục cam và xu páp
upload-2017-10-25-13-24-20.png

Hình 8. Trục cam, vấu cam và xu páp

upload-2017-10-25-13-25-21.png

Hình 9. Cấu tạo xu páp.

Chỉ lưu ý các chỉ có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu, các cụ còn hay gọi là phớt gít (em cũng chẳng biết cái tên này ở đâu ra), để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt.

- Hệ thống dây dai
Thực ra, phần này không phải là một phần của động cơ. Nhưng em bổ sung vào để cho các cụ hiểu thêm là các bộ phận khác có hoạt động được hay không phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ. Ngược lại, một số bộ phận như puly truyền tải lốc điều hòa mà bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, như hỏng bi tăng bi tỳ và cuối cùng ko di chuyển đc xe.
Đai dẫn động truyền năng lượng chuyển động của trục khuỷu đến máy phát, bơm trợ lực lái và máy nén điều hòa thông qua các puly, các cụ hiểu đơn giản là các bánh xe. Thông thường, một xe ô tô có 2 hay 3 dây đai.
upload-2017-10-26-15-49-30.png

Hình 1.6. Hệ thống dây dai.
1. Puly trục khuỷu
2. Puly bơm trợ lực lái
3. Puly máy phát
4. Puly bơm nước
5. Puly máy nén điều hòa
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Hiện tượng: Xe bị hao dầu nhớt động cơ. Em tìm mãi chẳng biết tiêu chuẩn thế nào là hao dầu, ta cứ tạm chấp nhận là tiêu hao quá 1/4 lít cho 1.600 km gọi là hao dầu nhớt động cơ.
Nguyên nhân:
Dầu nhớt động cơ ở trong toàn bộ động cơ, trừ buồng đốt ra nhé. Cụ thể hệ thống dầu nhớt như thế nào em sẽ post sau.
Vậy dầu nhớt tiêu hao có hai nguyên nhân:
- Rò rỉ dầu bôi trơn là nguyên nhân làm động cơ tiêu hao dầu (chẳng hạn như rò rỉ ở gioăng quy lát, gioăng các te dầu, phớt đầu trục cơ…).
- Dầu lọt qua bạc dẫn hướng xu páp và phớt dầu xu páp hoặc séc-măng bị hư hại. Động cơ vẫn tạo ra được lực nén ép tốt nhưng lại tiêu hao quá nhiều dầu.
- Nặng hơn nữa là pít tông và xi lanh bị mòn. Trường hợp này, lực ép của động cơ kém, máy yếu và hay bị ì.
Phương án:
- Rò rỉ dầu bôi trơn: có thể khắc phục một cách dễ dàng chỉ bằng cách đơn giản là thay thế các gioăng hoặc phớt bị rò rỉ dầu.
- Thay phớt dầu xu páp, bạc dẫn hướng xu páp hoặc séc măng.
- Trường hợp cuối phải đại tu máy thì phải. Em cũng không rõ lắm.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Bài 2. Kiến thức về hệ thống bôi trơn động cơ.

1. Vai trò của dầu nhớt trong bôi trơn động cơ
Nói vui chứ các cụ xxx mà đối tác không được bôi trơn các cụ có làm ăn được gì không. Vai trò của dầu nhớt cũng thế thôi:
1. Giảm mài mòn giữa các chi tiết động cơ.
2. Giảm nhiệt do ma sát giữa các chi tiết gây ra.
Vì vậy, các cụ đừng bao giờ quên thay dầu nhớt động cơ. Cái gì quên thì được, chứ cái này không quên được nhé. Động cơ như trái tim của ô tô, trái tim có vấn đề là ô tô đi ngay.
2. Hệ thống bôi trơn động cơ
upload-2017-10-25-13-56-55.png

Hình 10. Hệ thống bôi trơn động cơ.

Rốt cuộc là bôi trơn hết mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Các cụ xem thêm video này cho dễ hình dung nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
vote cụ, bài viết hay. cụ viết tiếp đi ạ.
 

Mr.Piez

Xe tải
Biển số
OF-446904
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
343
Động cơ
211,027 Mã lực
Tuổi
35
Bài 1. Kiến thức về động cơ.
Xe dùng để chở người và hàng hóa. Để chở được thì xe phải chuyển động động, dân dã thường gọi là chạy được. Xe chạy được phải nhờ động cơ. Đông cơ được hiểu như trái tim của ô tô.
1. Cấu tạo chung của động cơ.

Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp. Trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), trong 4 xi lanh có 4 piston, và 4 cái piston ấy nó được xếp thẳng hàng và gắn trên 1 cái trục nằm ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài.

Khi piston trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay.
View attachment 794265
Hình 1. Động cơ đốt trong

Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là Trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái piston nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số... tới các bánh xe làm xe chuyển động.

2. Nguyên lý hoạt động của động cơ
Tại sao pít tông lại chạy lên chạy xuống được? Bởi vì xăng cháy ở trong xi lanh đẩy pít tông chạy. Các cụ xem video này cho dễ hình dung

Một số thuật ngữ tiếng Anh, em dịch sang ngôn ngữ các cụ hay dùng.
1. Basic components/ Bộ phận cơ bản:
- Piston/ Pít tông
- Connecting rod: Thanh truyền (nhiều cụ gọi là tay biên, tay dên)
- Crankshaft: Trục khuỷu
2. Fuel delivery system/ Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Intake manifold/ Cổ hút
- Fuel Injector/ Đầu phun nhiêu liệu
- Spark plug/ Bugi
- Intake/Exhaust valves/ Van nạp/xả (các cụ hay gọi là xu páp)
3. Four stroke/Bốn kỳ của động cơ:
- Intake stroke: Kỳ nạp
- Compression stroke: Kỳ nén
- Combustion stroke: Kỳ nổ
- Exhaust stroke: Kỳ xả
Rất hay, không bao giờ là cũ. Thank cụ nhiều :)
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
3. Lọc dầu
Các cụ sử dụng xe thì nên quan tâm đến lọc dầu nhé. Các cụ để ý video phía dưới.
Các cụ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Còn có một số vấn đề khác như cảm biến áp suất dầu, bộ sinh hàn dầu nhớt động cơ thì thôi nhé. Cụ nào muốn làm chuyên gia thì tự gúc đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
4. Kiểm tra dầu động cơ
Cái này rất cơ bản. Nhưng rất quan trọng, đặc biệt là đối với xe đã qua sử dụng. Các cụ mới dùng xe hết sức lưu ý.

Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.
upload-2017-10-25-15-49-8.png

Hình 11. Que thăm dầu

Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý.
Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

upload-2017-10-25-16-7-41.png

Hình 12. Màu dầu trong động cơ.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok. Khi nóng và lạnh cũng có sự khác nhau đấy.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Hiện tượng: Dầu nhớt động cơ ở mức cao hơn max và thấp hơn min thì ảnh hưởng gì?
Ảnh hưởng: Nguyên tắc chung thì dầu nhiều quá hay ít quá đều nóng máy. Cụ nào chưa rõ thì nghiên cứu thêm phần hệ thống bôi trơn động cơ nhé.
- Cao hơn max: Nhiều quá thì thứ nhất là cản trở chuyển động quay của trục khuỷu, thanh truyền, máy chạy mệt hơn chút và bên cạnh đó dầu nhiều quá thì giải nhiệt chậm hơn- > nóng máy -> công suất giảm
- Ít hơn min: Dầu ít quá thì khỏi bàn rồi .
Phương án: chịu khó thăm dầu thường xuyên thôi.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Bài 3. Hệ thống làm mát động cơ.

1. Vai trò của hệ thống làm mát.

Lại nói chuyện xxx, lúc hành sự các cụ có nóng không? Khi nóng thì làm gì, chẳng nhẽ lại thôi. Các cụ sẽ dùng các phương pháp giải nhiệt như cởi nốt quần áo nhưng quan trọng nhất là bật quạt hoặc bật điều hòa.
Hệ thống làm mát cũng có vai trò như vậy. Ở cuối kỳ nổ, nhiệt đô trong xi lanh khoảng 2300- 2500 độ C. Trong đó, khoảng 30% nhiệt đốt cháy đó phục vụ cho việc chuyển hóa thành cơ năng đẩy piston. 30% nhiệt theo khí thải ra ngoài. 10% là mất do ma sát và kéo bơm nước. 30% phải tản nhiệt qua hệ thống làm mát.
Các cụ lưu ý nhé nước làm mát cũng rẻ thôi nhưng thiếu thì sẽ làm bó máy, cong vênh động cơ. Các cụ cứ hiểu đơn giản là pít tông và xi lanh sẽ đi cho em cho đơn giản.

2. Hoạt động của hệ thống làm mát động cơ.
Hệ thống làm mát chỗ nào? Chỗ nào nóng thì làm mát thôi. Động cơ chỉ có mỗi buồng đốt là nóng. Chỗ làm mát chỉ là xi lanh, chỗ buồng đốt.
Nơi làm mát xi lanh, tên hàn lâm gọi là áo nước. Thực chất cái áo nước này chỉ là các lỗ bên trong xi lanh, có chứa nước.
upload-2017-10-25-17-2-53.png

Hình 13. Áo nước động cơ.

Khi nước làm mát lấy trở lên nóng thì phải có cơ chế làm nguội lại. Cụ thể các cụ xem video của bác Đạt Nguyễn Trọng.

Nước trong ÁO NƯỚC lấy nhiệt của động cơ được BƠM NƯỚC đẩy đi qua VAN HẰNG NHIỆT đến bình nước trên của LƯỚI TẢN NHIỆT, sau đó chảy xuống được QUẠT không khí làm mát, chảy xuống bình nước dưới rồi vào động cơ.
Trên bình chứa nước trên có cái VAN AN TOÀN, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào BÌNH CHỨA MỞ RỘNG để tránh nổ đường ống dẫn.

Khi sử dụng (Air Conditioner - Điều hòa) ở chế độ nóng thì 1 cái van trên đường ống ra bộ làm nóng mở, quạt của bộ làm nóng này quay để thổi hơi nóng vào cho các bác ấm. Vì vậy, điều hòa ô tô bản chất chỉ là điều hòa một chiều làm lạnh thôi các cụ nhé.

3. Các bộ phận của hệ thống làm mát động cơ.

upload-2017-10-25-17-17-42.png

Hình 14. Các bộ phận của hệ thống làm mát động cơ
- Bơm nước
upload-2017-10-26-13-35-49.png

Hình 3.1 Bơm nước
Bơm nước thì cũng chẳng có gì phức tạp cả, chắc ko cần giải thích gì nhiều, cái bơm này được dẫn động từ trục khuỷu lên thông qua 1 cái dây đai.

- Van hằng nhiệt
upload-2017-10-26-13-36-54.png

Hình 3.2 Van hằng nhiệt
Chỉ lưu ý các cụ là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé. Nhiều thợ bảo van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, vứt xừ nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.

Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hới nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết

Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.

Và khi bỏ van này đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết:
- Thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...
- Thứ 2 là hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bác biết hậu quả rồi đấy.

- Lưới tản nhiệt và quạt gió

upload-2017-10-26-14-16-15.png

Hình 3.3 Lưới tản nhiệt và quạt gió

Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bác.
Các bác lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ. Nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt).

- Bộ ly hợp quạt gió động cơ

Hình 3.4 Bộ ly hợp quạt gió động cơ.

Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu. Tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chạy chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, (các cụ phi đến nhà con e 100km/h), mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ có là thiên nga gãy cánh mà thôi. Hoặc giả sử có quay đc thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng dở. Nói chung cái này giúp để khi nước nóng thì nó quay nhanh, nước nguội thì nó quay chậm ko phụ thuộc vào trục khuỷu.

Các cụ xem thêm video cho dễ hình dung nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

TrungITC

Xe hơi
Biển số
OF-509320
Ngày cấp bằng
10/5/17
Số km
178
Động cơ
183,218 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rất bổ ich, cám ơn cụ chủ thớt !:-h
 

thangpicanto

Xe buýt
Biển số
OF-525176
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
823
Động cơ
181,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay quá cụ chủ ạ. Nếu có thêm 500 ảnh thực tế cho dễ hình dung, ví dụ lấy Vios thần thánh minh họa chẳng hạn, thì tuyệt vời hơn nữa :D
 

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,761
Động cơ
591,145 Mã lực
Em hóng, đọc sau.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,981 Mã lực
Bài 4 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu

1. Vai trò của hệ thống cung cấp nhiên liệu
Hệ thống này có vai trò cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Chắc các cụ ai cũng hiểu nên chẳng phải giải thích nhiều.
upload-2017-10-27-8-38-50.png

Hình 4.1- Hệ thống nhiên liệu

2. Hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu
upload-2017-10-27-8-39-18.png


Hình 4.2 - Nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu

Nguyên lý cũng đơn giản thôi, bơm xăng hút xăng từ két xăng qua lọc xăng tới 4 vòi phun để phun xăng vào 4 xi lanh. Nếu áp suất tăng quá cao, có 1 van điều áp mở ra để xăng hồi về két xăng.

Vòi phun có tác dụng phun xăng, nó sẽ được ECU (bộ điều khiển trung tâm - hiểu sơ sơ là giống như cái máy tính vậy) điều khiển lúc nào phun, lúc nào không, phun nhiều hay phun ít. ECU này sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến (gắn bên ngoài các bộ phận liên quan), gồm có dữ liệu:
1. Độ mở bướm ga (bướm này sẽ tìm hiểu ở hệ thống không khí)
2. Nhiệt độ nước làm mát
3. Nhiệt độ nhớt
4. Lượng Ô xi đi vào cửa nạp
5. Nhiệt độ không khí vào cửa nạp
(Lưu ý các cảm biến này nó tạo ra tín hiệu điện chuyển về ECU, rồi ECU phân tích, sau đó điều khiển vòi phun bằng tín hiệu điện)

Các cụ xem thêm cái video này cho thông suốt nhé.

3. Các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Két xăng

upload-2017-10-27-8-43-29.png

Hình 4.3 - Két xăng

Lưu ý là két xăng này thường được đặt dưới hàng ghế ngồi phía sau nhé. Chắc cụ nào mới tậu xe phải xem video thì mới hình dung được

- Cụm bơm xăng
upload-2017-10-27-8-45-14.png

Hình 4.4 - Cụm bơm xăng
Cụm bơm này chứa bơm xăng nằm trong đó. Ngoài ra còn có phao xăng để đo lượng xăng còn bao nhiêu báo lên đồng hồ xăng trên táp lô. Có cái lọc bình là cái lưới lọc thô xăng trước khi đưa vào bơm, nó khác cái lọc xăng nhé.

- Bơm xăng
upload-2017-10-27-8-46-8.png

Hình 4.5 - Nguyên lý bơm xăng

Cái bơm này là loại chạy bằng điện và nằm trong cụm bơm xăng (các bác xem video ở trên thấy đấy), cụm này nằm trong két xăng. Bơm này có cái cánh tuabin quay để hút xăng lên. Có 1 cái van 1 chiều để ngăn xăng không quay ngược trở lại để khi khởi động xe, xăng nó có sẵn lên nhanh hơn. .

-
Lọc xăng
upload-2017-10-27-8-47-53.png

Hình 4. 6 - Lọc xăng

Nguyên lý và cấu tạo lọc xăng này thì cũng giống như lọc dầu bôi trơn động cơ thôi, ko có gì phải nghiên cứu thêm. Bác nào ko hiểu thì xem lại bài cũ của e nhé.
Chỉ lưu ý các bác công thức cơ bản như sau: khoảng 5000km thay dầu bôi trơn, hai lần thay dầu thì thay lọc dầu. Hai lần thay lọc dầu thì thay lọc xăng.

- Vòi phun
upload-2017-10-27-8-49-3.png

Hình 4.7 - Vòi phun và bugi

Nguyên lý hoạt động của vòi phun đây các cụ. Cái lõi điện từ (Electromagnetic Coil) được ECU truyền tín hiệu điện chuyển thành từ trường hút cái nam châm (Magnet) để đóng mở van liên tục để phun xăng.
upload-2017-10-27-8-50-2.png

Hình 4.8 - Nguyên lý vòi phun

- Van điều áp
upload-2017-10-27-8-50-38.png

Hình 4.9 - Van điều áp trong thực tế

Cái nguyên lý van này cũng đơn giản thôi, nó giống như cái van an toàn ở bơm dầu trong bài hệ thống bôi trơn đấy, khi áp suất tăng lò xo được đẩy lên, xăng chảy qua đường hồi dầu về két xăng. Các bác lưu ý xem lại hình 11.1 đầu tiên ở trên, van này đặt ở vị trí sau khi xăng đã đến dàn phun của các vòi phun trước. Chỉ khi áp suất cao, van này mới mở ra thôi.
Nếu ko có van này thì khi áp suất cao thì đường ống hay bơm xăng dễ bị vỡ, hỏng hóc,...vòi phun tắc là 1 trong nguyên nhân dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, van này khi đóng bình thường có tác dụng duy trì áp suất để vòi phun có thể phun nhiêu liệu nhanh, mạnh được.

Hình 4.10 - Nguyên lý làm việc van điều áp
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top