- Biển số
- OF-378722
- Ngày cấp bằng
- 20/8/15
- Số km
- 195
- Động cơ
- 246,981 Mã lực
Bài 5: Hệ thống cung cấp khí
Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại thành hệ thống nạp. Em tách ra cho các cụ hình dung cụ thể. Vì quan điểm của em chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho các cụ gà. Còn kiến thức cơ bản ngon rồi thích tìm hiểu thêm các cụ tra google cho em.
1. Vai trò của hệ thống cung cấp khí
Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi. Vì vậy, người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu nhớ mệt đầu. Các cụ biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các cụ cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?
2. Hoạt động của hệ thống cung cấp khí.
Quy trình đi của e nó: Họng hút ->Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh
Hình 5.1. Hệ thống cung cấp khí
3. Các bộ phận của hệ thống cung cấp khí.
Hình 5.1– Hệ thống cung cấp khí
- Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé.
Hình 5.2- Lọc gió động cơ
- Đường ống nạp
Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm. Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.
Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.
Các cụ thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 sạch sẽ nhé, ko là tốn xăng tốn của lắm
Hình 5.2- Bướm ga
3. Cửa nạp và xi lanh
Cửa nạp thì các cụ xem bài trước nếu chưa rõ. Thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).
Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại thành hệ thống nạp. Em tách ra cho các cụ hình dung cụ thể. Vì quan điểm của em chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho các cụ gà. Còn kiến thức cơ bản ngon rồi thích tìm hiểu thêm các cụ tra google cho em.
1. Vai trò của hệ thống cung cấp khí
Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi. Vì vậy, người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu nhớ mệt đầu. Các cụ biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các cụ cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?
2. Hoạt động của hệ thống cung cấp khí.
Quy trình đi của e nó: Họng hút ->Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh
Hình 5.1. Hệ thống cung cấp khí
3. Các bộ phận của hệ thống cung cấp khí.
Hình 5.1– Hệ thống cung cấp khí
- Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé.
Hình 5.2- Lọc gió động cơ
- Đường ống nạp
Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm. Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.
Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.
Các cụ thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 sạch sẽ nhé, ko là tốn xăng tốn của lắm
Hình 5.2- Bướm ga
3. Cửa nạp và xi lanh
Cửa nạp thì các cụ xem bài trước nếu chưa rõ. Thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).