[VHGT & ATGT] Kiến nghị bộ GTVT về việc học lái xe

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Rõ ràng là tiện lợi mọi mặt: di nhanh hơn, lái xe đỡ mệt mỏi vì đường đông, đèn xanh đèn đỏ, không sợ xe máy tạt đầu.. tuy rằng phí có hơi cao nhưng tính ra đi đường vẫn tiện hơn nếu ta phải cân nhắc giữa đường cao tốc và đường cũ.
Nhưng chương trình học lái xe của Việt Nam hầu như không có khái niệm đường cao tốc và càng không có kiểm tra tay lái trên đường cao tốc. Chương trình lái xe hiện tại hoàn toàn dựa trên thực tế từ những năm 80, 90, khi mà ta chưa có đường cao tốc. Bây giờ chương trình này có thể nói là lỗi thời. Hiện tại, ở phía Bắc ta đã có hàng trăm km đường cao tốc: đường PV-NB, đường Thái nguyên, đường HN-Bắc Ninh, đại lộ TL, đường Võ Nguyên Giáp, sắp tới khánh thành đường 5 mới rồi đường HP-QN... Trong Nam, rồi miền Trung cũng khánh thành một số và đã là lái xe thì chắc chắn không thể không lựa chọn đường cao tốc.
Để mọi người khi nhận GPLX là có luôn kiến thức cũng như văn hoá chạy đường cao tốc, em nghĩ Bộ GTVT nên tính toán để đưa thêm phần này vào chương trình. Về lý thuyết thì bổ sung thêm, còn thực hành thì nên có bài thi đường trường trên cao tốc (cỡ chục km đổ lại) vì cảm giác lái tốc độ cao, chuyển làn đúng cách, cũng như giữ khoảng cách là rất cần. Hiện tại, chúng ta đi trên cao tốc hoàn toàn là tự nhiên hương, có nghĩa là chẳng được dậy, cứ đi và học hỏi nhau. Chúng ta tự nhìn chúng ta thì cũng chẳng khác mấy, nhưng thực sự nhiều cụ đi khá nguy hiểm. EM có lần chở một ông người Úc từ sân bay về theo đường Võ N. Giáp, nhận xét của ông ý là : đường cũng đẹp đấy, nhưng chúng mày đi hơi nguy hiểm và có vẻ tự do chủ nghĩa.
Gần đây liên tiếp có các vụ tai nạn trên cao tốc em nghĩ việc đưa thêm phần chạy cao tốc vào chường trình học lái xe là hoàn toàn thực tế.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
hồi em học lái xe, chạy đường gom đại lộ TL đúng hôm đầu tiên, sau đó giáo bắt đi đường 32, còn chui vào cả đường làng, đường chợ đi. Giáo bảo: đi cái đường ĐLTL thì có cái j mà học. Em nghĩ cũng đúng, đi cao tốc là dễ nhất rồi, cần học nhưng cái khó khăn hơn. Quan trọng là ý thức của tài xế khi ra đường thôi.
 

sylilave

Xe buýt
Biển số
OF-41950
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
514
Động cơ
471,295 Mã lực
Theo em, dạy lý thuyết thì được chứ cho thực hành lái 80 cây chuối hoặc hơn trên cao tốc đối với người mới học là không nên. Tiềm ẩn nhiều khả năng tai nạn. Nên nghiên cứu cách dạy khác hợp lý, giúp cho người mới học làm quen dần với tốc độ cao.
 

QuangXoanTroc

Xe hơi
Biển số
OF-377988
Ngày cấp bằng
16/8/15
Số km
118
Động cơ
1,417,968 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Vấn đề là đi học là ấm vào thân. Chả có trường nào dạy láo cả, chỉ có học viên học láo. Thoát rồi lại khoe chạy trọt, trốn giờ mà vẫn có bằng.
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
7,348
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Rất nhiều người hòn đá không vấp nhưng vấp sưng vù chân vì viên sỏi nhỏ tí, cần vô lăng mà chủ quan đường dễ đường khó thì toi thảm khốc lắm lắm
 

Gianadai

Xe tải
Biển số
OF-331924
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
414
Động cơ
285,711 Mã lực
Theo e thì cứ siết chặt việc học và thi cấp giấy phép LX là được rồi. Còn thực tế trên đường phức tạp thế nào xử lý ra sao thì đã có kiến thức cơ bản, kinh nghiệm, văn hóa... thì từng người phải tự điều chỉnh thôi. Thú thật là cái hồi e lấy bằng chẳng học hành gì mấy vì thầy bảo chống trượt hết rồi... Cuối cùng thì bằng cũng có, nhưng sau đó phải tự học lại hết. Nghĩ lại mới thấy mình ngu các cụ ạ, may mà cầm lái đến 2 lần đổi bằng rồi mà vẫn chưa có vấn đề gì. Cái hồi ấy nó thế, không hiều việc dạy học với cấp bằng bi giờ nó thế nào ạ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều cụ coi thường đường cao tốc có gì mà học. Thực ra lái trên cao tốc là khá nguy hiểm, và quan trọng nhất là nếu có gì xẩy ra là thường nguy hiểm vì tốc độ cao. Lái cao tốc có mấy điểm có thể gây tai nạn mà nhiều người ít chú ý đó là:
1. Dễ buồn ngủ. Do tay lái ko phải làm việc nhiều, mọi thứ xử lý ít nên buồn ngủ.
2. Chạy tốc độ cao: tốc độ cao ở trên cao tốc cảm giác xe đi chậm, nhưng chỉ một tác động nhỏ cũng có thể làm xe mất lái. Em nhớ ngày trước chạy con Matiz lên cỡ 100 trên đường PV, em chỉ đưa ngón tay gạt xi nhan chuyển làn mà xe đã có vẻ chao. Sau chỉ dám chạy 80.
3. Khả năng dòn toa cao do tốc độ cao vết phanh sẽ dài hơn nhiều.

Thực tế là thời gian gần đây có nhiều hơn các tai nạn trên cao tốc. Càng về sau, càng có nhiều đường cao tốc thì việc học thêm kỹ năng lái trên cao tốc cũng không thừa.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Nhiều cụ coi thường đường cao tốc có gì mà học. Thực ra lái trên cao tốc là khá nguy hiểm, và quan trọng nhất là nếu có gì xẩy ra là thường nguy hiểm vì tốc độ cao. Lái cao tốc có mấy điểm có thể gây tai nạn mà nhiều người ít chú ý đó là:
1. Dễ buồn ngủ. Do tay lái ko phải làm việc nhiều, mọi thứ xử lý ít nên buồn ngủ.
2. Chạy tốc độ cao: tốc độ cao ở trên cao tốc cảm giác xe đi chậm, nhưng chỉ một tác động nhỏ cũng có thể làm xe mất lái. Em nhớ ngày trước chạy con Matiz lên cỡ 100 trên đường PV, em chỉ đưa ngón tay gạt xi nhan chuyển làn mà xe đã có vẻ chao. Sau chỉ dám chạy 80.
3. Khả năng dòn toa cao do tốc độ cao vết phanh sẽ dài hơn nhiều.

Thực tế là thời gian gần đây có nhiều hơn các tai nạn trên cao tốc. Càng về sau, càng có nhiều đường cao tốc thì việc học thêm kỹ năng lái trên cao tốc cũng không thừa.
Tất cả những điều cụ nói, khi học lái xe đều được dạy hết (e ko nói kiểu học để thi hình, lấy bằng nhé), ko cần phải ra cao tốc.
Em thêm chút về ngày em học bằng lái xe. Giáo dạy em: sáng + chiều đi đường trường lên Sơn tây học. Lên đó học chỉ học lùi, buổi cuối cùng chuẩn bị thi thử, giáo mới cho chui vào hình. Giáo bảo: các anh cứ lùi chuẩn là vào hình rất nhanh học vì khi lùi cần: chân côn ngon, cảm giác lái không gian, đến khi vào hình rất dễ. mà đúng là em chui vào hình, giáo chỉ 1 lần là lần sau đi ngon lành luôn. Giáo ko thể dạy hết được, quan trọng là người học viên, khi học tiếp thu và ứng dụng vào thực tế.

Các điều cụ nêu có thể xảy ra:

1. Buồn ngủ thì lỗi do mình, chứ chả ai dạy buồn ngủ đi lái xe cả.

2. Đánh lái tốc độ cao. E đi đường 32, vẫn phi 70-80 bình thường. Thậm chí đi chậm giáo còn chửi cho ý chứ. Tất nhiên lái lúc đầu đánh lái gấp, giáo cũng chửi cho nát mặt ra. Tóm lại có dạy. Chả cần cao tốc, học ko đến nơi, đi đường nào đánh lái gấp cũng nguy hiểm cả.

3. Lần đầu tiên cầm vô lăng, e bám sát mít xe trước (giống hệt đi 2b). Lại ăn chửi.

Kết: Do mình tiếp thu và do cách giáo dạy thôi. E nghĩ cao tốc ko quan trọng Học chỉ được 1 phần, dạy cho học viên tự làm chủ bản thân khi cầm vô lăng mới là quan trọng. Vợ cả e cũng vừa lấy bằng xong đây, nhưng ngại học khổ như e nên thuê thầy dạy, chỉ học mỗi hình để thi. Đỗ ngay, nhưng ra đường cho lái thử ko ra 1 cái j cả. E chửi thằng giáo đó ko ra j luôn. Chăm chăm dạy cho học viên đỗ thôi thì làm sao chất lượng được
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tất cả những điều cụ nói, khi học lái xe đều được dạy hết (e ko nói kiểu học để thi hình, lấy bằng nhé), ko cần phải ra cao tốc.
Em thêm chút về ngày em học bằng lái xe. Giáo dạy em: sáng + chiều đi đường trường lên Sơn tây học. Lên đó học chỉ học lùi, buổi cuối cùng chuẩn bị thi thử, giáo mới cho chui vào hình. Giáo bảo: các anh cứ lùi chuẩn là vào hình rất nhanh học vì khi lùi cần: chân côn ngon, cảm giác lái không gian, đến khi vào hình rất dễ. mà đúng là em chui vào hình, giáo chỉ 1 lần là lần sau đi ngon lành luôn. Giáo ko thể dạy hết được, quan trọng là người học viên, khi học tiếp thu và ứng dụng vào thực tế.

Các điều cụ nêu có thể xảy ra:

1. Buồn ngủ thì lỗi do mình, chứ chả ai dạy buồn ngủ đi lái xe cả.

2. Đánh lái tốc độ cao. E đi đường 32, vẫn phi 70-80 bình thường. Thậm chí đi chậm giáo còn chửi cho ý chứ. Tất nhiên lái lúc đầu đánh lái gấp, giáo cũng chửi cho nát mặt ra. Tóm lại có dạy. Chả cần cao tốc, học ko đến nơi, đi đường nào đánh lái gấp cũng nguy hiểm cả.

3. Lần đầu tiên cầm vô lăng, e bám sát mít xe trước (giống hệt đi 2b). Lại ăn chửi.

Kết: Do mình tiếp thu và do cách giáo dạy thôi. E nghĩ cao tốc ko quan trọng Học chỉ được 1 phần, dạy cho học viên tự làm chủ bản thân khi cầm vô lăng mới là quan trọng. Vợ cả e cũng vừa lấy bằng xong đây, nhưng ngại học khổ như e nên thuê thầy dạy, chỉ học mỗi hình để thi. Đỗ ngay, nhưng ra đường cho lái thử ko ra 1 cái j cả. E chửi thằng giáo đó ko ra j luôn. Chăm chăm dạy cho học viên đỗ thôi thì làm sao chất lượng được
Nói như cụ thì bên tây họ ra đường cao tốc sát hạch tay lái làm gì. Lý thuyết là một chuyện, bắt chạy ra cao tốc, tập xi nhan chuyển làn, tập nhìn gương, tập xác định khoảng cách... nó mới thật.
Những cái đó có thể cũng có khi chạy tốc độ chậm, nhưng khi thay đổi về lượng (tốc độ) thì bản chất cũng không còn như cũ. Chừng vài ba năm nữa, cao tốc sẽ phát triển tiếp, việc học này là thực sự cần.
Như iem đã nói từ đầu. Chúng ta nhìn chúng ta với nhau thì chẳng thấy sự sai. Nhưng nếu chở một thằng tây thì nó sẽ nhìn thấy rất nhiều điều cần sửa. Những thứ đó thực sự liên quan tới an toàn giao thông trên cao tốc.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Nói như cụ thì bên tây họ ra đường cao tốc sát hạch tay lái làm gì. Lý thuyết là một chuyện, bắt chạy ra cao tốc, tập xi nhan chuyển làn, tập nhìn gương, tập xác định khoảng cách... nó mới thật.
Những cái đó có thể cũng có khi chạy tốc độ chậm, nhưng khi thay đổi về lượng (tốc độ) thì bản chất cũng không còn như cũ. Chừng vài ba năm nữa, cao tốc sẽ phát triển tiếp, việc học này là thực sự cần.
Như iem đã nói từ đầu. Chúng ta nhìn chúng ta với nhau thì chẳng thấy sự sai. Nhưng nếu chở một thằng tây thì nó sẽ nhìn thấy rất nhiều điều cần sửa. Những thứ đó thực sự liên quan tới an toàn giao thông trên cao tốc.
Thế cụ mời các ông Tây đi cao điểm ở Hn xem có ai dậy ko? Nếu giáo dậy đi cao điểm nội thành còn tốt hơn nhiều lần. Dậy và học có hạn, quan trọng học viên tự làm chủ tay lái. Ko thể dậy hết tất cả mọi điều, mọi cách đi, mọi cung đường. Những thứ cơ bản cần truyền đạt, sau đó học viên tự áp dụng. Những điều cụ nói trên cao tốc, được học hết rồi. Mới lái, ko đủ tự tin thì đi 80, chả ai nói. Tự biết sức của mình mà đi, ai bắt phải đi tốc độ cao? Luật cũng chỉ bắt đi trên 60 thôi cụ nhé.

E đang thắc mắc, nếu như cụ nói, có cần học đi đường xấu, đường làng bản,đường đất lầy, đường đèo núi ... ko? Nghĩa là ở Vn này có loại đường nào, phải học hết. Ko thì khỏi dám đi luôn phải ko cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế cụ mời các ông Tây đi cao điểm ở Hn xem có ai dậy ko? Nếu giáo dậy đi cao điểm nội thành còn tốt hơn nhiều lần. Dậy và học có hạn, quan trọng học viên tự làm chủ tay lái. Ko thể dậy hết tất cả mọi điều, mọi cách đi, mọi cung đường. Những thứ cơ bản cần truyền đạt, sau đó học viên tự áp dụng. Những điều cụ nói trên cao tốc, được học hết rồi. Mới lái, ko đủ tự tin thì đi 80, chả ai nói. Tự biết sức của mình mà đi, ai bắt phải đi tốc độ cao? Luật cũng chỉ bắt đi trên 60 thôi cụ nhé.

E đang thắc mắc, nếu như cụ nói, có cần học đi đường xấu, đường làng bản,đường đất lầy, đường đèo núi ... ko? Nghĩa là ở Vn này có loại đường nào, phải học hết. Ko thì khỏi dám đi luôn phải ko cụ?
Vấn đề là nếu cao điểm ở HN thì chỉ đi chậm chứ tỷ lệ tai nạn thấp và cũng không mấy khi nặng. Còn mấy thời gian gần đây các cụ để ý tngt trên cao tốc ngày càng nhiều, đó mới là vấn đề. Chính vì học viên tự áp dụng nên trên đường cao tốc bọn tây mới thấy lỗi của ta nhiều, còn tự ta thì quen mắt nên chẳng thấy gì.
Mà các cụ đừng nghĩ tây ko đi dược kiểu đường HN, nhiều đứa lái khá lắm đấy.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Vấn đề là nếu cao điểm ở HN thì chỉ đi chậm chứ tỷ lệ tai nạn thấp và cũng không mấy khi nặng. Còn mấy thời gian gần đây các cụ để ý tngt trên cao tốc ngày càng nhiều, đó mới là vấn đề. Chính vì học viên tự áp dụng nên trên đường cao tốc bọn tây mới thấy lỗi của ta nhiều, còn tự ta thì quen mắt nên chẳng thấy gì.
Mà các cụ đừng nghĩ tây ko đi dược kiểu đường HN, nhiều đứa lái khá lắm đấy.
Thế cụ hỏi lại, sao họ lạ lẫm hoàn toàn (ko như e và cụ, mòn mít 2b mới lái 4b) mà họ lái được. Họ cũng có được học đâu?

Tai nạn trên cao tốc, phần lớn do ý thức tài xế. Cụ xem có mấy tai nạn trên cao tốc là người mới lái? Hay toàn các ông phóng nhanh vượt ẩu, chủ quan? Ko phải họ ko được dạy những điều đó, mà:

1 là học ko cho vào đầu

2. Đi ẩu (cái này mới là nguyên nhân chính nè). Nó thuộc ý thức tài xế, chứ ko phải do ko được học.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tai nạn trên cao tốc, phần lớn do ý thức tài xế. Cụ xem có mấy tai nạn trên cao tốc là người mới lái? Hay toàn các ông phóng nhanh vượt ẩu, chủ quan? Ko phải họ ko được dạy những điều đó, mà:

1 là học ko cho vào đầu

2. Đi ẩu (cái này mới là nguyên nhân chính nè). Nó thuộc ý thức tài xế, chứ ko phải do ko được học.
Cao tốc Trung lương cho 120km/h, cụ đi đúng thì cũng là nhanh lắm rồi. Em ở trong đó chạy 100 và cùng lắm lên 110, cũng chẳng thấy ai vượt, sao lại bảo là chạy quá tốc, chạy ẩu. Mà có là chạy ẩu thì cũng do chưa được học, ít có tài liệu. Cũng đúng thôi vì cao tốc ở VN mới phát triển quãng chục năm trở lại, tài liệu chưa kịp cập nhật. Giờ thì bắt đầu cũng được rồi.
Ý thức tài xế ko tốt một phần cũng là do không được học.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Cao tốc Trung lương cho 120km/h, cụ đi đúng thì cũng là nhanh lắm rồi. Em ở trong đó chạy 100 và cùng lắm lên 110, cũng chẳng thấy ai vượt, sao lại bảo là chạy quá tốc, chạy ẩu. Mà có là chạy ẩu thì cũng do chưa được học, ít có tài liệu. Cũng đúng thôi vì cao tốc ở VN mới phát triển quãng chục năm trở lại, tài liệu chưa kịp cập nhật. Giờ thì bắt đầu cũng được rồi.
Ý thức tài xế ko tốt một phần cũng là do không được học.
1. Cụ lái nhiều, cụ phi trên 100. Nhưng ko ai bắt phải đi trên 100 cả. Mới lái có thể đi chậm vào làn bên phải

2. Tất cả những điều cụ nói, nếu được dạy bài bản, tất cả đều được học. Còn thi lấy bằng như vợ cả e thì e chả tính

3. Ý thức giao thông thì tuỳ nhận thức từng người, tuỳ giáo dạy tận tâm đến đâu. Nếu dạy chuẩn (chất lượng đào tạo Vn mình thì ít chuẩn:D) thì được học hết rùi. Quan trọng ý thức giao thông thì khó dạy lắm ợ. Chứ ko phải do cao tốc
 

Huong&Ngoc

Xe tải
Biển số
OF-376130
Ngày cấp bằng
3/8/15
Số km
269
Động cơ
249,510 Mã lực
Nơi ở
Tôn đức thắng
Trong mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Rõ ràng là tiện lợi mọi mặt: di nhanh hơn, lái xe đỡ mệt mỏi vì đường đông, đèn xanh đèn đỏ, không sợ xe máy tạt đầu.. tuy rằng phí có hơi cao nhưng tính ra đi đường vẫn tiện hơn nếu ta phải cân nhắc giữa đường cao tốc và đường cũ.
Nhưng chương trình học lái xe của Việt Nam hầu như không có khái niệm đường cao tốc và càng không có kiểm tra tay lái trên đường cao tốc. Chương trình lái xe hiện tại hoàn toàn dựa trên thực tế từ những năm 80, 90, khi mà ta chưa có đường cao tốc. Bây giờ chương trình này có thể nói là lỗi thời. Hiện tại, ở phía Bắc ta đã có hàng trăm km đường cao tốc: đường PV-NB, đường Thái nguyên, đường HN-Bắc Ninh, đại lộ TL, đường Võ Nguyên Giáp, sắp tới khánh thành đường 5 mới rồi đường HP-QN... Trong Nam, rồi miền Trung cũng khánh thành một số và đã là lái xe thì chắc chắn không thể không lựa chọn đường cao tốc.
Để mọi người khi nhận GPLX là có luôn kiến thức cũng như văn hoá chạy đường cao tốc, em nghĩ Bộ GTVT nên tính toán để đưa thêm phần này vào chương trình. Về lý thuyết thì bổ sung thêm, còn thực hành thì nên có bài thi đường trường trên cao tốc (cỡ chục km đổ lại) vì cảm giác lái tốc độ cao, chuyển làn đúng cách, cũng như giữ khoảng cách là rất cần. Hiện tại, chúng ta đi trên cao tốc hoàn toàn là tự nhiên hương, có nghĩa là chẳng được dậy, cứ đi và học hỏi nhau. Chúng ta tự nhìn chúng ta thì cũng chẳng khác mấy, nhưng thực sự nhiều cụ đi khá nguy hiểm. EM có lần chở một ông người Úc từ sân bay về theo đường Võ N. Giáp, nhận xét của ông ý là : đường cũng đẹp đấy, nhưng chúng mày đi hơi nguy hiểm và có vẻ tự do chủ nghĩa.
Gần đây liên tiếp có các vụ tai nạn trên cao tốc em nghĩ việc đưa thêm phần chạy cao tốc vào chường trình học lái xe là hoàn toàn thực tế.
Vod cho cụ chủ thớt...nếu bên GTVT mà không ghi nhận ý kiến này.thì em hơi thất vọng.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Trong mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Rõ ràng là tiện lợi mọi mặt: di nhanh hơn, lái xe đỡ mệt mỏi vì đường đông, đèn xanh đèn đỏ, không sợ xe máy tạt đầu.. tuy rằng phí có hơi cao nhưng tính ra đi đường vẫn tiện hơn nếu ta phải cân nhắc giữa đường cao tốc và đường cũ.
Nhưng chương trình học lái xe của Việt Nam hầu như không có khái niệm đường cao tốc và càng không có kiểm tra tay lái trên đường cao tốc. Chương trình lái xe hiện tại hoàn toàn dựa trên thực tế từ những năm 80, 90, khi mà ta chưa có đường cao tốc. Bây giờ chương trình này có thể nói là lỗi thời. Hiện tại, ở phía Bắc ta đã có hàng trăm km đường cao tốc: đường PV-NB, đường Thái nguyên, đường HN-Bắc Ninh, đại lộ TL, đường Võ Nguyên Giáp, sắp tới khánh thành đường 5 mới rồi đường HP-QN... Trong Nam, rồi miền Trung cũng khánh thành một số và đã là lái xe thì chắc chắn không thể không lựa chọn đường cao tốc.
Để mọi người khi nhận GPLX là có luôn kiến thức cũng như văn hoá chạy đường cao tốc, em nghĩ Bộ GTVT nên tính toán để đưa thêm phần này vào chương trình. Về lý thuyết thì bổ sung thêm, còn thực hành thì nên có bài thi đường trường trên cao tốc (cỡ chục km đổ lại) vì cảm giác lái tốc độ cao, chuyển làn đúng cách, cũng như giữ khoảng cách là rất cần. Hiện tại, chúng ta đi trên cao tốc hoàn toàn là tự nhiên hương, có nghĩa là chẳng được dậy, cứ đi và học hỏi nhau. Chúng ta tự nhìn chúng ta thì cũng chẳng khác mấy, nhưng thực sự nhiều cụ đi khá nguy hiểm. EM có lần chở một ông người Úc từ sân bay về theo đường Võ N. Giáp, nhận xét của ông ý là : đường cũng đẹp đấy, nhưng chúng mày đi hơi nguy hiểm và có vẻ tự do chủ nghĩa.
Gần đây liên tiếp có các vụ tai nạn trên cao tốc em nghĩ việc đưa thêm phần chạy cao tốc vào chường trình học lái xe là hoàn toàn thực tế.
Theo em Luật của VN cũng "hoàn toàn dựa trên thực tế từ những năm 80, 90". Do vậy nên sửa lại Luật để những người có bằng rồi cũng biết mà thay đổi.
 

chompi

Xe máy
Biển số
OF-64433
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
57
Động cơ
437,570 Mã lực
V/đ cụ chủ nêu rất chuẩn, cao tốc sẽ ngày càng nhiều, lái xe phần lớn đi theo cảm tính và khi tai nạn xảy ra sẽ rất thảm khốc, không đơn giản nnư trong phố tốc độ thấp. Giáo trình cũ, việc cập nhật bổ sung phần cao tốc là cấp bách. Tuy nhiên cho người mới tập lái lên thực hành trên đường 100-120km/h, em thấy cũng ghê răng phết.

Mặt khác như cụ ubisapro viết cũng hoàn toàn chính xác, dù giáo trình, quy định thực hành có chuẩn đến đâu nhưng người dạy, người học không tuân thủ đầy đủ thì cũng vô nghĩa. Vấn đề ý thức khi tham gia giao thông thì chán chả buồn nói nữa. Đơn giản nhất là cái đèn đỏ trẻ con lớp 1 nó cũng biết là phải đứng lại mà vẫn đầy người vượt. Trong hoàn cảnh vậy mà muốn mọi người đi cao tốc phải giữ đúng khoảng cách, chuyển làn có xi nhan, ... em e là hơi xa xỉ.

Tóm lại em thấy cả 2 cụ nói đều chuẩn mà sao tranh luận có vẻ ban căng quá keke!
 

soledad88

Xe buýt
Biển số
OF-27504
Ngày cấp bằng
15/1/09
Số km
746
Động cơ
491,348 Mã lực
Nơi ở
quê
Đúng là kỹ năng chạy cao tốc là phải cho học viên thực hành. Em chạy hn-lc nhiều lần gặp phải mấy con chó trước mặt, không có kn mà cứ đạp phanh với tốc 100 thì rất nguy hiểm.
Cơ mà với chất lượng xe của gv dạy lái hiện nay thì đóng 100 trên cao tốc quá tự sát ợ
 

duongtm

Xe tăng
Biển số
OF-3464
Ngày cấp bằng
22/2/07
Số km
1,985
Động cơ
574,500 Mã lực
Để mọi người khi nhận GPLX là có luôn kiến thức cũng như văn hoá chạy đường cao tốc, em nghĩ Bộ GTVT nên tính toán để đưa thêm phần này vào chương trình. Về lý thuyết thì bổ sung thêm, còn thực hành thì nên có bài thi đường trường trên cao tốc (cỡ chục km đổ lại) vì cảm giác lái tốc độ cao, chuyển làn đúng cách, cũng như giữ khoảng cách là rất cần. Hiện tại, chúng ta đi trên cao tốc hoàn toàn là tự nhiên hương, có nghĩa là chẳng được dậy, cứ đi và học hỏi nhau.
Những cái đậm có trong luật mà bác, mua bằng thì em không nói. Tất cả những thứ bác nói đều được luật hoá và có rất nhiều chỉ dẫn tại đầu đường cao tốc. Những thứ bác nói chỉ là ý thức chứ không phải kỹ năng mà phải học thêm
 

thichxeFord

Xe tăng
Biển số
OF-294662
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,647
Động cơ
330,860 Mã lực
Những cái đậm có trong luật mà bác, mua bằng thì em không nói. Tất cả những thứ bác nói đều được luật hoá và có rất nhiều chỉ dẫn tại đầu đường cao tốc. Những thứ bác nói chỉ là ý thức chứ không phải kỹ năng mà phải học thêm
Đồng ý với cụ. EM thấy cao tốc HN- TN có biển khoảng cách an toàn giữa các xe khá rõ ràng giúp cho tài xế tránh những vụ dồn toa không mong muốn. Đi cao tốc có rất nhiều cụ vẫn cứ bám làn trái nên nó thành lối mòn của tư duy trong khi làn 2 thì rất vắng xe. Làn ngoài cùng chỉ để vượt xe thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top