[Funland] Kiện công ty vận chuyển đòi bồi thường vụ rơi 42 ôtô xuống biển

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,401
Động cơ
295,409 Mã lực
Vụ kiện này em mong nghe được các cụ có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm , vận tải , các nhà hoạt động vì môi trường cho vài còm với ạ .

https://vnexpress.net/kien-cong-ty-van-tai-doi-boi-thuong-vu-roi-42-oto-xuong-bien-4793761.html

Hà Nội14 container chứa 42 ôtô mới xuất xưởng bị rơi xuống biển, chủ hàng yêu cầu đơn vị vận tải bồi thường 38 tỷ đồng, còn đối tác từ chối với lý do thời tiết xấu - điều kiện bất khả kháng.
Do không đạt được thỏa thuận, Công ty TNHH thương mại và vận tải Phương Anh gửi đơn kiện Công ty Cổ phần vận tải biển Vinafaco. Vụ án "bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển" được TAND huyện Thanh Trì thụ lý hồi tháng 7 và tổ chức hòa giải lần đầu hôm 9/9.
Đơn kiện thể hiện, ngày 1/1/2019, Công ty Phương Anh ký Hợp đồng vận chuyển hàng hóa với Công ty Vinafco. Vinafco có trách nhiệm bố trí đầy đủ phương tiện vận tải, vỏ container, có mặt tại nơi đóng hàng đúng thời gian; giao hàng đúng tiến độ; vận chuyển hàng hóa từ kho đến kho an toàn...
Công ty Phương Anh cũng ký Hợp đồng bảo hiểm 100% CIF với Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu, theo Thông tư 05/2018/TT-BCT).
8h ngày 20/12/2023, tàu của Vinafco vận chuyển 15 container chứa 45 ôtô mới nguyên chiếc của Phương Anh rời Cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng), đích đến là cảng Bến Nghé (TP HCM).
Khoảng vị trí xảy ra sự cố. Ảnh: Google Maps
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 478.388px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; mix-blend-mode: unset !important; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(43, 43, 43); text-align: center; position: relative;">
Khoảng vị trí xảy ra sự cố. Ảnh: Google Maps

Khoảng vị trí xảy ra sự cố. Ảnh: Google Maps
12h ngày 22/12/2023, tàu cập cầu Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để dỡ và xếp hàng và 17h30 cùng ngày tiếp tục hành trình. Khoảng 21h tối đó, khi di chuyển qua Cù Lao Chàm, 37 container rơi xuống biển. Trong số này có 14 container của Công ty Phương Anh, ngoài ra một container cũng bị xô lệch, móp méo.
3 ngày sau, phía Phương Anh gửi thông báo tổn thất, yêu cầu Vinafco bồi thường hơn 37 tỷ đồng cho 42 ôtô bị chìm, hiện chưa tìm thấy và 3 chiếc bị hư hỏng nặng trong contaner còn lại.
Công ty Phương Anh sau đó khởi kiện với lý do chưa nhận được bất kỳ thông báo nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ Vinafco. Nguyên đơn yêu cầu được bồi thường thiệt hại cùng lãi chậm trả, tổng cộng hơn 38 tỷ đồng.

Tranh cãi về nguyên nhân rơi con container
Theo đơn kiện, cùng ngày xảy ra tai nạn, nguyên đơn đã yêu cầu Bảo Việt tổ chức giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất. Công ty Giám định Phương Bắc Hà Nội (Nori Hà Nội) thực hiện việc này.
Trong giám định sơ bộ vào tháng 12/2023, Nori Hà Nội đánh giá tình trạng tàu của Vinafco, các thiết bị để cố định "có tình trạng han gỉ cũ, hư hỏng biến dạng nặng, các chốt khóa gù bị biến dạng hư hỏng, các thanh giằng/tăng đơ chằng bị biến dạng nặng, đứt rời".



Ngày 8/5/2024, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ có văn bản xác minh tình hình thời tiết tại các địa điểm rơi container gửi Nori Hà Nội, cho hay khu vực "chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, trời đều nhiều mây có lúc có mưa, không xuất hiện dông, gió hướng đông bắc ở khoảng cấp 6 cấp 7, giật cấp 8; độ cao sóng dao động trong khoảng 3-5m".
Trong giám định lần hai vào tháng 5 vừa qua, Nori Hà Nội cho rằng với tình trạng thời tiết trên, hiện tượng lắc ngang mạnh, một số thiết bị chằng buộc có thể xảy ra tình trạng kém, giảm khả năng chịu lực kéo giãn, không còn phù hợp để đảm bảo giữ cố định các khối liên kết container trên boong. Đến thời điểm sự cố, các lực tổng hợp đã phá vỡ khả năng chịu tải của các thiết bị chằng buộc. Điều này đã khiến cho hàng hóa bị xê dịch dẫn tới cấu trúc của khối container bị phá vỡ và gây ra sự cố rơi contaner.
Đơn vị này do đó kết luận nguyên nhân dẫn đến tổn thất đối với lô hàng "do thiết bị chằng buộc container trên tàu có tình trạng kém, không đảm bảo việc chằng giữ an toàn cho hàng hóa khi tàu hành trình trong điều kiện thời tiết có sóng gió cấp 6, cấp 7".
Trong buổi hòa giải ngày 9/9 vừa qua tại TAND huyện Thanh Trì, nguyên đơn cho rằng lỗi thuộc về các điều kiện tàu và container của Vinafco không đảm bảo; tiếp tục bảo lưu quan điểm yêu cầu bồi thường.
Còn bị đơn cho rằng cho rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất do "thiên tai bất khả kháng". Bị đơn dẫn báo cáo giám định của Công ty Giám định và Kiểm định Vietcontrol, kết luận về nguyên nhân "do thiên tai bất khả kháng".
Vinafco nêu Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã phát hành văn bản xác minh tình hình thời tiết cho khu vực xảy ra sự cố. Theo đó, "từ 19h00 ngày 22 đến 7h ngày 23/12/2023 có mưa, mưa vừa. Gió đông bắc cấp 6-7, độ cao sóng dao động trong khoảng 1.75-4m. Nếu hiện tượng gió mạnh, sóng lớn... gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội tại địa điểm nêu ở trên thì được gọi là thiên tai".
TÌnh trạng các container còn lại khi cập cảng Bến Nghé, TP HCM. Ảnh: Báo cáo giám định của Nori Hà Nội
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 508px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; mix-blend-mode: unset !important; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(43, 43, 43); text-align: center; position: relative;">
TÌnh trạng các container còn lại khi cập cảng Bến Nghé, TP HCM. Ảnh: Báo cáo giám định của Nori Hà Nội

TÌnh trạng các container còn lại khi cập cảng Bến Nghé, TP HCM. Ảnh: Báo cáo giám định của Nori Hà Nội
Thuyền trưởng tàu của Vinafco cũng trình bày lại diễn biến thời tiết xấu trong đêm xảy ra tai nạn và khẳng định ông và tất cả thuyền viên "đã áp dụng tất cả các biện pháp" đảm bảo an toàn cho thuyền viên, tàu, hàng hóa nhằm hạn chế tối đa tổn thất xảy ra. "Tuy nhiên sự cố là bất khả kháng", thuyền trưởng nêu quan điểm.
Hôm 9/9, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng được tòa đưa vào vụ án với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, do cả nguyên đơn và bị đơn đều có hợp đồng bảo hiểm với công ty này.
Nguyên đơn cho hay trong buổi làm việc hồi tháng 5, Bảo Việt nêu quan điểm, nguyên nhân dẫn đến sự cố "không thuộc rủi ro được bảo hiểm". Bảo Việt cho biết sẽ có văn bản trả lời Công ty Phương Anh về việc có bồi thường hay không, song hiện vẫn chưa phản hồi.
Tòa dự kiến sau ngày 24/9 sẽ thông báo lịch buổi hòa giải thứ hai.
Theo Báo cáo xác minh sự cố của Cảng vụ Hàng hải TP HCM, hàng hóa chở trong các container bị rơi xuống biển là ôtô mới, không có lượng dầu hay nhiên liệu, hàng điện tử, phụ tùng, giấy, gạch... Vì vậy, không có yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Cơ quan này phân loại đây là tai nạn hàng hải "ít nghiêm trọng" và đề xuất Cục Hàng hải không điều tra sự cố này.
Nguyên đơn cho rằng cần xác định đây là sự cố hàng hải nghiêm trọng, do trong 37 container bị chìm có nhiều ôtô điện, không chỉ hàng của Công ty Phương Anh mà của các doanh nghiệp khác, với tổng khối lượng pin trên 10 tấn. Trong số này, theo họ, phần lớn là pin lithium, là loại hóa chất độc hại, khi rơi xuống biển làm rò rỉ hóa chất nguy hiểm cho môi trường.
Công ty Phương Anh cho rằng nội dung này chưa được Cảng vụ TP HCM làm rõ trong báo cáo xác minh sự cố. Nguyên đơn do đó kiến nghị điều tra, xác định nguy cơ ô nhiễm môi trường đòng thời buộc Vinafco trục vớt các container đã rơi xuống biển để giảm ô nhiễm.
Thanh Lam
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,401
Động cơ
295,409 Mã lực
Liệu có được bảo hiểm bồi thường ? Liệu có trục vớt hơn 40 ô tô ? Hơn 10 tấn Pin Lithium sẽ hòa tan dưới biển ? Biển Hội An sẽ còn trong lành chứ các cụ nhỉ ?
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,740
Động cơ
393,865 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Liệu có được bảo hiểm bồi thường ? Liệu có trục vớt hơn 40 ô tô ? Hơn 10 tấn Pin Lithium sẽ hòa tan dưới biển ? Biển Hội An sẽ còn trong lành chứ các cụ nhỉ ?
chả làm sao sất .

lithium tự nhiên còn cao hơn .
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,360
Động cơ
761,333 Mã lực
em hỏi nghu phát: PA là chủ hàng, giao hàng cho bên vc nhưng lại ký hđ bảo hiểm thì giờ đòi ai bồi thường nhỉ
chưa kể cái hợp đồng bảo theo giá CIF cũng là lạ
 

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,034
Động cơ
726,262 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Cháu hóng vụ này, bảo hiểm là một ngành mà ko phải đơn vị nào cũng làm được thành công! thấy đơn vị bảo hiểm cho vụ này là bảo việt!
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,408
Động cơ
230,168 Mã lực
Tuổi
48
Gió mùa đông bắc có được coi là thiên tai không ? Em thấy chưa hợp lý
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,022
Động cơ
514,988 Mã lực
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa pha sông biển thì những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra do mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão tố lốc xoáy, sóng thần....Là điều không thể lường trước . ..Vì vậy trong quá trình vận tải hàng hóa thì bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng để chia sẻ gánh nặng, hạn chế thiệt hại rủi ro có thể xảy đến .
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,871
Động cơ
347,532 Mã lực
Vụ này cả hai đầu (bên chủ hàng và bên vận chuyển) đều mua hợp đồng bảo hiểm với Bảo Việt mà vẫn chưa chắc ăn thua vì không thuộc phạm vi bảo hiểm. Thế này thì cũng khó nghĩ phết nhỉ :D
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
20,665
Động cơ
612,205 Mã lực
Không hiểu điều khoản bảo hiểm là gì mà tổn thất lại không thuộc phạm vi bảo hiểm?
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,212
Động cơ
398,908 Mã lực
Đúng là đen thì đến nhục nhỉ. Thuê đơn vị có "uy tín" mua bảo hiểm đầy đủ, cả 2 phía. Thế mà giờ đợi đống tiền nó cứ trôi dạt ở đâu.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
3,285
Động cơ
45,964 Mã lực
Tuổi
24
em hỏi nghu phát: PA là chủ hàng, giao hàng cho bên vc nhưng lại ký hđ bảo hiểm thì giờ đòi ai bồi thường nhỉ
chưa kể cái hợp đồng bảo theo giá CIF cũng là lạ
Giá CIF mà chủ hàng Phương Anh ký với Bảo Việt là chuẩn mà bác.

Điều kiện gì thôi.
Thường thì họ có Clause A và Clause C.
A là cao nhất; C là thấp hơn, nhưng cũng cover cả chuyện bão tố thế này.

Thông thường, tôi hiểu là:
Phương Anh mất hàng => Yêu cầu Bảo Việt nhè tiền ra đã. Phương Anh, sau đó, có thể chym cút, kệ cm chúng mài cãi nhau.
Bảo Việt có thể kiện Vinafco bồi thường 1 phần thiệt hại này (0% đến 100%), nếu thích.

Nhà tàu Vinafco cũng có thể đòi bên Bảo hiểm (hình như cũng là Bảo Việt) bồi thường các thiệt hại do bão gây ra, ví dụ mất vài vỏ container hoặc gì đó tương tự, do bão.
Riêng vụ này thì Bảo hiểm có thể xem xét và từ chối từ 0% đến 100%, vì Vinafco, tạm cho là, đã không nỗ lực để đảm bảo tàu ở trong tình trạng tốt nhất có thể, và qua đó, hạn chế nguy cơ xảy ra thiệt hại và hạn chế cả bản thân thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,146
Động cơ
1,060,328 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Em chả biết nội tình dư lào, nhưng ở nước ngoài thì khi chất hàng lên xong mà bên bảo hiểm không ok thì đừng có chuyện xuất bến.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,360
Động cơ
761,333 Mã lực
Giá CIF mà chủ hàng Phương Anh ký với Bảo Việt là chuẩn mà bác.

Điều kiện gì thôi.
Thường thì họ có Clause A và Clause C.
A là cao nhất; C là thấp hơn, nhưng cũng cover cả chuyện bão tố thế này.

Thông thường, tôi hiểu là:
Phương Anh mất hàng => Yêu cầu Bảo Việt nhè tiền ra đã. Phương Anh, sau đó, có thể chym cút, kệ cm chúng mài cãi nhau.
Bảo Việt có thể kiện Vinafco bồi thường 1 phần thiệt hại này (0% đến 100%), nếu thích.

Nhà tàu Vinafco cũng có thể đòi bên Bảo hiểm (hình như cũng là Bảo Việt) bồi thường các thiệt hại do bão gây ra, ví dụ mất vài vỏ container hoặc gì đó tương tự, do bão.
Riêng vụ này thì Bảo hiểm có thể xem xét và từ chối từ 0% đến 100%, vì Vinafco, tạm cho là, đã không nỗ lực để đảm bảo tàu ở trong tình trạng tốt nhất có thể, và qua đó, hạn chế nguy cơ xảy ra thiệt hại và hạn chế cả bản thân thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.
Em trước có tìm hiểu tí về In-kho-tôm thì thế này
Bên bán muốn đứt trách nhiệm thì hàng lên tàu, ký hậu bill và bán mua bảo hiểm CIF (thậm chí hợp đồng ngoại thương nó mua đến 110% giá CIF cơ). Hàng lên tàu là tao đòi tiền mày (mày là thằng mua) còn nếu trên đường hàng mất thì mày đòi các bên liên quan ấy, mày đòi xong cầm 110% giá tiền là ấm túi, khỏi lằng nhằng với tao làm gì.
trường hợp này bên bán là PA ký hợp đồng bh giá 100% CIF. Nếu người hưởng bảo hiểm là bên mua thì PA có quyền gì để đòi hãng tàu hay hãng bảo hiểm. Nếu người hưởng bh là PA thì sao PA lại đi kiện hãng tàu, ăn đúp hả cụ.
Thế nên trường hợp này phải xem hợp đồng mua bán điều kiện giao hàng là gì.
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,401
Động cơ
295,409 Mã lực
Các cụ có kinh nghiệm am hiểu lĩnh vực này cho thêm còm với . Case study cực tốt cho các cụ làm vận tải .
 

DuongHL

Xe container
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
7,482
Động cơ
389,045 Mã lực
Em chả biết nội tình dư lào, nhưng ở nước ngoài thì khi chất hàng lên xong mà bên bảo hiểm không ok thì đừng có chuyện xuất bến.
Nói chung chưa đọc hợp đồng thì chưa biết nội dung cụ thể thế nào, tranh luận giờ cũng giống như thầy bói xem voi vậy.
Còn việc ở nuớc ngoài thì em không rõ nhưng em nghĩ thế này: mỗi bên một nghiệp vụ và phải tôn trọng nghiệp vụ của nhau, bảo hiểm có nghiệp vụ về chằng buộc sắp xếp hàng hóa không mà can thiệp vào nghiệp vụ của bên vận chuyển? Hoặc bảo hiểm có cử người tham gia việc sắp xếp hàng hóa không? Nếu có thì căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật nào để nghiệm thu việc sắp xếp?
Ví dụ đối với công trình xây dựng, hàng nghìn tỷ, bảo hiểm có giám sát việc thi công xây dựng của các bên đâu? Vì sao lại thế?
Ấy là vì nó đã có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật các bên cần phải tuân thủ rồi, bên nào làm sai căn cứ vào hồ sơ mà chịu trách nhiệm.
Vì thế nói rằng bảo hiểm chưa gật việc sắp xếp là chưa được xuất bến e rằng không chính xác.
Vậy thì khi bảo hiểm gật cho xuất bến, nếu có tai nạn xảy ra thì bảo hiểm có tự động đền bù hoàn toàn không? Có cần thiết phải điều tra thêm không?
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,120
Động cơ
96,135 Mã lực
Tuổi
31
PA mua bảo hiểm all-risks thì chỉ việc ngồi chờ đền bù, vấn đề chỉ còn là nhà tàu hay bảo hiểm nhè tiền. Trong trường hợp này em cho là bên vận chuyển phải đền bởi chưa đạt tới force maijeurs. Đơn giản là gió cấp 6 quá nhẹ, một năm có đến 20% số ngày thấy khí tượng đưa ra dự báo như vậy. Cứ thấy gió cấp 6 là không chạy thì nhà tàu mốc mồm, chạy và không đền bù khi rơi hàng thì ai dám gửi nữa.
Túm váy lại: nhìn ảnh điểm neo chằng bị đứt ngọt như vậy thì hình như đăng kiểm cấp phép quá cao và gánh một phần trách nhiệm
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
3,285
Động cơ
45,964 Mã lực
Tuổi
24
Em trước có tìm hiểu tí về In-kho-tôm thì thế này
Bên bán muốn đứt trách nhiệm thì hàng lên tàu, ký hậu bill và bán mua bảo hiểm CIF (thậm chí hợp đồng ngoại thương nó mua đến 110% giá CIF cơ). Hàng lên tàu là tao đòi tiền mày (mày là thằng mua) còn nếu trên đường hàng mất thì mày đòi các bên liên quan ấy, mày đòi xong cầm 110% giá tiền là ấm túi, khỏi lằng nhằng với tao làm gì.
trường hợp này bên bán là PA ký hợp đồng bh giá 100% CIF. Nếu người hưởng bảo hiểm là bên mua thì PA có quyền gì để đòi hãng tàu hay hãng bảo hiểm. Nếu người hưởng bh là PA thì sao PA lại đi kiện hãng tàu, ăn đúp hả cụ.
Thế nên trường hợp này phải xem hợp đồng mua bán điều kiện giao hàng là gì.
Cần gì phải Mua + Bán hả bác.
Phương Anh có 1 đống hàng, tự vận chuyển vào TpHCM, cho chính nó; Shipper = Consignee = Phương Anh.
Giá hàng + Cước tàu + phí Bảo hiểm nó mua của Bảo Việt = giá CIF của chính Phương Anh tại TpHCM.

Giờ mất hàng, nó cứ nhè cái ông đã nhỡ tay cầm insurance premium của nó mà đòi, ở đây là Bảo Việt.
Đòi 110% Invoice value luôn, có trình Invoice đàng hoàng.

Còn nếu nó bán hàng cho ai đó, OK thôi, như bác thể hiện ở trên.

Việc Phương Anh là chủ hàng, đồng thời có thể nó đứng tên là Beneficiary trên cái Policy, thì nó đòi từ Bảo Việt là đúng rồi.
(Và như thế, thì bên mua của nó (nếu là mua bán) khỏi trả tiền).

Đòi xong, nó có nghĩa vụ thế quyền cho Bảo Việt, để Bảo Việt đì đòi tiếp từ Vinafco hoặc từ ông trời, nếu họ thích.
Như vậy, đảm bảo quyền lợi cho Bảo Việt, đồng thời đảm bảo việc "PA lại đi kiện hãng tàu, ăn đúp hả cụ" là không thể xảy ra.

Dù sao, tôi thực sự không hiểu là, tại sao anh Phương Anh lại đi kiện Hãng tàu, lẽ ra cứ nhè Bảo Việt mà gõ; nếu không thì không thể hiểu, anh Bảo Việt cầm tiền làm gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top