Đúng là sức lao động là hàng hóa, nhưng người lao động sẽ chỉ quan tâm họ sẽ trả tổng thể bao nhiêu 8vif nó sẽ ảnh hưởng đến giá sản phẩm đầu ra của họ). Thế này nhé .. giả sử cụ thương lượng lương net là X, employer sẽ gửi cụ offer là Y gross ... nếu sau này cụ có con (hay thêm dependent như bố mẹ ko có lương hưu) thì employer sẽ vẫn chỉ trả cụ Y gross, nhưng cụ sẽ nhận X+z net .. z này là do nhà nước trả lại cho cụ vì họ nghĩ là cụ cần chi tiêu nhiều hơn ... Như vậy tiền thuế z mà trước kia cụ phải đóng là tiền của cụ, không phải của employer.
...
Thuế VAT cũng không cố định và giống nhau với mọi mặt hàng, có nhiều mặt hàng như nông sản không chịu thuế VAT - họ nói là thuế VAT = 0. Doanh nghiệp "nộp" thuế này, nhưng theo lý thuyết thì không phải như vậy, mà doanh nghiệp chỉ thu hộ rồi nộp hộ người sử dụng dịch vụ, hàng hóa do họ là ra hay kinh doanh thôi.
Nhưng cãi nhau cái lý thuyết này làm gì, thực tế đó là tiền của Nhà nước, không phải của doanh nghiệp hay cũng chẳng phải của người lao động.
Sức lao động ra ngoài thị trường lao động cũng như các mặt hàng khác ở ở chợ hay siêu thị được so sánh là bán được, rồi cầm về bao nhiêu tiền hay phải trả bao nhiêu tiền để mua được thôi. Mang mấy cái lý thuyết để bảo tiền ấy của ai chẳng có ý nghĩa gì hết.
CNXH bảo đó là mấy ông sử dụng lao động bóc lột, tiền lãi thu về không được chia công bằng cho người lao động, còn CNTB thì bảo mấy ông sử dung lao động là những người tạo ra việc làm cho xã hội. Tiếng Đức gọi họ là Arbeitsgeber, tức là những người cho việc làm theo 2 từ ghép Arbeit = việc làm; geber = người cho. Ngay nay luật VN cũng quy định tiền lãi - lợi nhuận - của doanh nghiệp sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước thì được chia cho người góp vốn - tức là các chủ sở hữu doanh nghiệp. Tiền chi cho sức lao động - cả thuế và bảo hiểm - được ghép chung vào các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Ở các nước PT họ coi lậu thuế là tội ăn cắp. Ăn cắp tiền của Nhà nước và số tiền ăn cắp cao hơn móc túi vặt nên luật của họ cũng phạt theo giá trị tiền bị lấy cắp.
Người Việt mình, nhất là người phía Bắc được thấm nhuần cái tư tưởng bị bóc lột, nên có các cách nhìn rất khác, nên hành động cũng rất khác trong công việc. Điều này phải thay đổi tận gốc thì mới mong tiến được xa như các "nghị quyết" hay kế hoạch.
Em xin phép đi dạo một vòng XN xem công việc thế nào đã, tý nữa xong về em lại tiếp chuyện.